AVG thâu tóm bản quyền truyền hình Thể thao Việt Nam: Cốc sữa bò & Con bò sữa
AVG độc quyền bóng đá và điền kinh VN trong 20 năm
AVG mua bản quyền truyền hình thể thao VN: “20 năm chưa phải là dài!”
AVG muốn thâu tóm bản quyền truyền hình TTVN: Rằng hay cũng thật là hay…
(TT&VH cuối tuần) - Bản quyền truyền hình thể thao ở Việt Nam không còn xa lạ gì nữa, nhưng triết lý chung vẫn chỉ dừng ở mức cốc sữa bò và con bò sữa tùy theo từng phía.
“Món quà” từ trên trời rơi xuống!
Thực ra chuyện Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) bày tỏ ý định “thâu tóm” toàn bộ bản quyền truyền hình các giải thể thao trong nước diễn ra từ đầu năm 2010 và chỉ thực sự trở thành “đề tài nóng” khi nó chính thức được “đặt lên bàn” những nhà quản lý.
Cuộc chiến về bản quyền World Cup, Euro, hay SEA Games... và kể cả những tranh cãi về giải Ngoại hạng Anh, Tây Ban Nha thì đó đều là các giải đấu quốc tế. Còn những giải trong nước, truyền hình vốn được xem là phương tiện, thậm chí còn là “vinh dự lên sóng” chứ chưa phải nguồn thu đúng nghĩa.
“Được” truyền hình, dĩ nhiên, hình ảnh của môn thể thao được quảng bá nhiều hơn, rồi cũng nhờ có sóng truyền hình còn có thể thu hút được thêm hợp đồng tài trợ, quảng cáo. Không phải vô lý mà từ những nhà tổ chức, đến các đơn vị làm sự kiện thể thao trong nước trước nay cứ phải luôn dành phần “ưu ái” cho các nhà đài cùng số tiền không hề nhỏ để được lên sóng, nhất là sóng trực tiếp.
AVG đã “lót đường” bằng hàng loạt vụ đầu tư tài trợ thưởng cho thể thao và bóng đá trong mấy năm qua
Rồi ngay cả bóng đá, môn thể thao đi tiên phong trong chuyện bán bản quyền truyền hình các giải trong nước, thì số thu lại cũng khá bèo nếu so với kinh phí của 1 CLB (mùa 2010 tiền bản quyền cả giải từ 3 đài chỉ là gần 4 tỷ đồng). Đó là chưa kể đến việc mùa nào BTC giải cũng đều phải mặc cả, kỳ kèo, các đài truyền hình thì chỉ “chọn trận, trả tiền”. Hay các đội bóng doanh nghiệp còn sẵn sàng bỏ tiền ra để làm trực tiếp nhằm quảng bá cho tên tuổi của mình.
Thế nên, xét về mặt kinh tế thì hợp đồng của AVG vừa ký với VFF (Liên đoàn Bóng đá Việt Nam) cùng VAF (Liên đoàn Điền kinh Việt Nam) và gần 20 liên đoàn, hiệp hội thể thao nữa theo kế hoạch, chả khác gì món quà: vừa được bảo trợ thông, vừa có tiền và lại vừa được lên sóng trong những 20 năm, thậm chí là dài hơn nữa. Nói “cốc sữa bò” cho người đang ốm là thế.
Và thể thao là con bò sữa
Cũng chẳng cần mất công để tìm hiểu về AVG, bởi những khoản thưởng, tài trợ khá khổng lồ của công ty này với thể thao trong nước đã nói lên tất cả. Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao AVG lại “mạo hiểm” nhảy vào cuộc kinh doanh lớn mà với một nền thể thao “bóng đá là vua”, thì khả năng có lãi là rất khó?
Thực ra câu trả lời cũng đơn giản. 20 năm đã trôi qua từ khi trở lại với đấu trường quốc tế thông qua SEA Games Malaysia 1989, TTVN đã có những bước phát triển lớn và nếu sự phát triển ấy được nhân đôi trong 20 năm nữa, thì AVG sẽ là người hưởng lợi lớn khi thâu tóm toàn bộ bản quyền truyền hình các giải thể thao trong nước. Ngay cả trong 20 năm sắp tới thôi, chắc chắn AVG cũng tạo được vị thế mới cao hơn trong làng truyền hình nội nhờ cú đầu tư lớn dài hơi này. Đơn giản thôi, ở mùa giải tới để có được bản quyền truyền hình các trận đấu bóng đá trong nước, các nhà đài cũ như VTV, VCTV, VTC... thay vì “ngồi chiếu trên để mặc cả” với VFF, thì phải ngồi vào bàn với đối tác doanh nghiệp ngang cơ. Và chẳng ai sẽ biết được, có những gì nữa diễn ra nếu nhìn vào “cuộc chiến” của K+ hôm nay...
Quan trọng hơn là AVG chắc chắn cũng chẳng dừng ở mức “mua bản quyền để bán” bởi với nhiều động thái gần đây, rõ ràng họ không phải là “tay mơ” trong nghề truyền hình dù có “sinh sau, đẻ muộn”. Tháng 7 vừa qua, Chính phủ đã cho phép AVG được thử nghiệm cung cấp dịch vụ truyền hình trực tiếp qua vệ tinh (DTH) cùng với thời gian thử nghiệm thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ truyền hình số mặt đất. Trước đó, AVG cũng đã được phép hợp tác với Đài PT-TH Bình Dương thực hiện thí điểm dự án đầu tư “Xây dựng hạ tầng truyền dẫn phát sóng kỹ thuật số và phát triển hoạt động truyền hình giải trí kỹ thuật số trả tiền”.
Thực tế là lĩnh vực truyền hình thể thao, vốn tưởng xương xẩu, hóa ra vẫn cứ là “con bò sữa” nếu ai biết cách vắt nó mà thôi.
Đúng luật
20 năm và có thể xa hơn nữa với 20 liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia! Những bản hợp đồng gây sốc, nhưng cả AVG lẫn các đối tác của mình đều chẳng hề phạm luật bởi theo những điều, khoản quy định của Luật Thể dục, Thể thao thì liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia là chủ sở hữu các giải đấu của mình và được quyền chuyển nhượng, trong đó có vấn đề bản quyền. Luật Thể dục, Thể thao cũng không quy định chi tiết số thời gian cho các bản hợp đồng chuyển nhượng quyền này.
Nhưng đó là luật! Còn trong thực tiễn, việc mua bán độc quyền này có mang lại cú hích tích cực cho sự phát triển chung của TTVN hay không thì chưa thể trả lời. Và nhu cầu thưởng thức của người hâm mộ đối với các sự kiện thể thao của Việt Nam phải được tôn trọng và đảm bảo, vì suy cho cùng thể thao thì phải đến được với số đông công chúng. Đó chính là 2 yếu tố cơ bản nhất trong cuộc chơi này.
Vũ Minh
AVG độc quyền bóng đá và điền kinh VN trong 20 năm
AVG mua bản quyền truyền hình thể thao VN: “20 năm chưa phải là dài!”
AVG muốn thâu tóm bản quyền truyền hình TTVN: Rằng hay cũng thật là hay…
(TT&VH cuối tuần) - Bản quyền truyền hình thể thao ở Việt Nam không còn xa lạ gì nữa, nhưng triết lý chung vẫn chỉ dừng ở mức cốc sữa bò và con bò sữa tùy theo từng phía.
“Món quà” từ trên trời rơi xuống!
Thực ra chuyện Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) bày tỏ ý định “thâu tóm” toàn bộ bản quyền truyền hình các giải thể thao trong nước diễn ra từ đầu năm 2010 và chỉ thực sự trở thành “đề tài nóng” khi nó chính thức được “đặt lên bàn” những nhà quản lý.
Cuộc chiến về bản quyền World Cup, Euro, hay SEA Games... và kể cả những tranh cãi về giải Ngoại hạng Anh, Tây Ban Nha thì đó đều là các giải đấu quốc tế. Còn những giải trong nước, truyền hình vốn được xem là phương tiện, thậm chí còn là “vinh dự lên sóng” chứ chưa phải nguồn thu đúng nghĩa.
“Được” truyền hình, dĩ nhiên, hình ảnh của môn thể thao được quảng bá nhiều hơn, rồi cũng nhờ có sóng truyền hình còn có thể thu hút được thêm hợp đồng tài trợ, quảng cáo. Không phải vô lý mà từ những nhà tổ chức, đến các đơn vị làm sự kiện thể thao trong nước trước nay cứ phải luôn dành phần “ưu ái” cho các nhà đài cùng số tiền không hề nhỏ để được lên sóng, nhất là sóng trực tiếp.
AVG đã “lót đường” bằng hàng loạt vụ đầu tư tài trợ thưởng cho thể thao và bóng đá trong mấy năm qua
Rồi ngay cả bóng đá, môn thể thao đi tiên phong trong chuyện bán bản quyền truyền hình các giải trong nước, thì số thu lại cũng khá bèo nếu so với kinh phí của 1 CLB (mùa 2010 tiền bản quyền cả giải từ 3 đài chỉ là gần 4 tỷ đồng). Đó là chưa kể đến việc mùa nào BTC giải cũng đều phải mặc cả, kỳ kèo, các đài truyền hình thì chỉ “chọn trận, trả tiền”. Hay các đội bóng doanh nghiệp còn sẵn sàng bỏ tiền ra để làm trực tiếp nhằm quảng bá cho tên tuổi của mình.
Thế nên, xét về mặt kinh tế thì hợp đồng của AVG vừa ký với VFF (Liên đoàn Bóng đá Việt Nam) cùng VAF (Liên đoàn Điền kinh Việt Nam) và gần 20 liên đoàn, hiệp hội thể thao nữa theo kế hoạch, chả khác gì món quà: vừa được bảo trợ thông, vừa có tiền và lại vừa được lên sóng trong những 20 năm, thậm chí là dài hơn nữa. Nói “cốc sữa bò” cho người đang ốm là thế.
Và thể thao là con bò sữa
Cũng chẳng cần mất công để tìm hiểu về AVG, bởi những khoản thưởng, tài trợ khá khổng lồ của công ty này với thể thao trong nước đã nói lên tất cả. Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao AVG lại “mạo hiểm” nhảy vào cuộc kinh doanh lớn mà với một nền thể thao “bóng đá là vua”, thì khả năng có lãi là rất khó?
Thực ra câu trả lời cũng đơn giản. 20 năm đã trôi qua từ khi trở lại với đấu trường quốc tế thông qua SEA Games Malaysia 1989, TTVN đã có những bước phát triển lớn và nếu sự phát triển ấy được nhân đôi trong 20 năm nữa, thì AVG sẽ là người hưởng lợi lớn khi thâu tóm toàn bộ bản quyền truyền hình các giải thể thao trong nước. Ngay cả trong 20 năm sắp tới thôi, chắc chắn AVG cũng tạo được vị thế mới cao hơn trong làng truyền hình nội nhờ cú đầu tư lớn dài hơi này. Đơn giản thôi, ở mùa giải tới để có được bản quyền truyền hình các trận đấu bóng đá trong nước, các nhà đài cũ như VTV, VCTV, VTC... thay vì “ngồi chiếu trên để mặc cả” với VFF, thì phải ngồi vào bàn với đối tác doanh nghiệp ngang cơ. Và chẳng ai sẽ biết được, có những gì nữa diễn ra nếu nhìn vào “cuộc chiến” của K+ hôm nay...
Quan trọng hơn là AVG chắc chắn cũng chẳng dừng ở mức “mua bản quyền để bán” bởi với nhiều động thái gần đây, rõ ràng họ không phải là “tay mơ” trong nghề truyền hình dù có “sinh sau, đẻ muộn”. Tháng 7 vừa qua, Chính phủ đã cho phép AVG được thử nghiệm cung cấp dịch vụ truyền hình trực tiếp qua vệ tinh (DTH) cùng với thời gian thử nghiệm thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ truyền hình số mặt đất. Trước đó, AVG cũng đã được phép hợp tác với Đài PT-TH Bình Dương thực hiện thí điểm dự án đầu tư “Xây dựng hạ tầng truyền dẫn phát sóng kỹ thuật số và phát triển hoạt động truyền hình giải trí kỹ thuật số trả tiền”.
Thực tế là lĩnh vực truyền hình thể thao, vốn tưởng xương xẩu, hóa ra vẫn cứ là “con bò sữa” nếu ai biết cách vắt nó mà thôi.
Đúng luật
20 năm và có thể xa hơn nữa với 20 liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia! Những bản hợp đồng gây sốc, nhưng cả AVG lẫn các đối tác của mình đều chẳng hề phạm luật bởi theo những điều, khoản quy định của Luật Thể dục, Thể thao thì liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia là chủ sở hữu các giải đấu của mình và được quyền chuyển nhượng, trong đó có vấn đề bản quyền. Luật Thể dục, Thể thao cũng không quy định chi tiết số thời gian cho các bản hợp đồng chuyển nhượng quyền này.
Nhưng đó là luật! Còn trong thực tiễn, việc mua bán độc quyền này có mang lại cú hích tích cực cho sự phát triển chung của TTVN hay không thì chưa thể trả lời. Và nhu cầu thưởng thức của người hâm mộ đối với các sự kiện thể thao của Việt Nam phải được tôn trọng và đảm bảo, vì suy cho cùng thể thao thì phải đến được với số đông công chúng. Đó chính là 2 yếu tố cơ bản nhất trong cuộc chơi này.
Vũ Minh