Sau 10 năm hoạt động, BTCChina đã bán toàn bộ cổ phần thông qua một sàn giao dịch Singapore.
BTCChina, sàn giao dịch Bitcoin lâu đời nhất Trung Quốc, không còn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền mã hóa. Cổ phiếu của công ty được bán cho một tổ chức chưa xác định ở Dubai, thông qua nền tảng giao dịch ZG.com của Singapore, theo 21st Century Business Herald.
Theo báo cáo, ZG.com là tổ chức độc lập hoạt động trong lĩnh vực giao dịch tiền mã hóa tại nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ và Singapore. Vào tháng 1/2019, BTCChina có đầu tư vào ZG.com.
Thành lập năm 2011, BTCChina buộc phải ngừng giao dịch tiền mã hóa vào tháng 10/2017 theo lệnh cấm của chính phủ Trung Quốc. Sau đó, BTCChina nhượng lại hệ thống của mình cho một quỹ đầu tư blockchain có trụ sở tại Hong Kong. Sàn giao dịch tiếp tục hoạt động dưới tên BTCC bên ngoài Trung Quốc.
Vào năm 2018, nhiều người cho rằng BTCC vẫn được quản lý bởi BTCChina. Ngay sau đó, đại diện pháp lý của BTCChina đã bác bỏ nghi vấn trên.
Vào ngày 22/6, BTCC cho biết công ty không chịu ảnh hưởng từ các cuộc càn quét của chính phủ Trung Quốc, do chỉ giao dịch phái sinh tiền mã hóa, chứ không phải tiền mã hóa.
Thời gian vừa qua, Trung Quốc đã mở nhiều cuộc càn quét tiền mã hóa, buộc nhiều mỏ đào phải đóng cửa, tập trung ở Tân Cương, Tứ Xuyên, Vân Nam, Nội Mông và Thanh Hải. Bên cạnh đó, các ngân hàng lớn trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, tuyên bố sẽ khóa tài khoản ngay lập tức nếu phát hiện giao dịch liên quan tới tiền ảo.
Khác với những lần trấn áp tiền mã hóa trước, nỗ lực lần này của Trung Quốc có thể để lại ảnh hưởng lâu dài.
Những người giao dịch và đào tiền mã hóa lâu năm đã quá hiểu những làn sóng trấn áp của chính phủ Trung Quốc. Sau mỗi lần, họ đều tin rằng mọi thứ sẽ trở về bình thường.
Tuy vậy, chiến dịch trấn áp tiền mã hóa lần này của chính quyền Trung Quốc có thể để lại những ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài hơn bao giờ hết đến thị trường tiền mã hóa. Đó là nhận định của David Morris, người đứng đầu mảng phân tích của CoinDesk.
Mặc dù việc sở hữu tiền mã hóa vẫn chưa bị cấm ở Trung Quốc, các rủi ro mà cá nhân phải đối mặt gia tăng khi hoạt động giao dịch bị xiết chặt, làm giảm mức độ quan tâm dành cho thị trường tiền mã hóa.
Hình phạt không chỉ dừng lại ở khóa tài khoản ngân hàng. Theo SCMP, công dân dính dáng tới hoạt động giao dịch tiền ảo có thể bị đưa vào "danh sách đen" trên hệ thống tín nhiệm xã hội, đồng nghĩa với việc bị hạn chế tiếp cận mọi thứ, từ dịch vụ hàng không cho đến tốc độ mạng.
BTCChina, sàn giao dịch Bitcoin lâu đời nhất Trung Quốc, không còn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền mã hóa. Cổ phiếu của công ty được bán cho một tổ chức chưa xác định ở Dubai, thông qua nền tảng giao dịch ZG.com của Singapore, theo 21st Century Business Herald.
Theo báo cáo, ZG.com là tổ chức độc lập hoạt động trong lĩnh vực giao dịch tiền mã hóa tại nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ và Singapore. Vào tháng 1/2019, BTCChina có đầu tư vào ZG.com.
Thành lập năm 2011, BTCChina buộc phải ngừng giao dịch tiền mã hóa vào tháng 10/2017 theo lệnh cấm của chính phủ Trung Quốc. Sau đó, BTCChina nhượng lại hệ thống của mình cho một quỹ đầu tư blockchain có trụ sở tại Hong Kong. Sàn giao dịch tiếp tục hoạt động dưới tên BTCC bên ngoài Trung Quốc.
Vào năm 2018, nhiều người cho rằng BTCC vẫn được quản lý bởi BTCChina. Ngay sau đó, đại diện pháp lý của BTCChina đã bác bỏ nghi vấn trên.
Vào ngày 22/6, BTCC cho biết công ty không chịu ảnh hưởng từ các cuộc càn quét của chính phủ Trung Quốc, do chỉ giao dịch phái sinh tiền mã hóa, chứ không phải tiền mã hóa.
Thời gian vừa qua, Trung Quốc đã mở nhiều cuộc càn quét tiền mã hóa, buộc nhiều mỏ đào phải đóng cửa, tập trung ở Tân Cương, Tứ Xuyên, Vân Nam, Nội Mông và Thanh Hải. Bên cạnh đó, các ngân hàng lớn trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, tuyên bố sẽ khóa tài khoản ngay lập tức nếu phát hiện giao dịch liên quan tới tiền ảo.
Khác với những lần trấn áp tiền mã hóa trước, nỗ lực lần này của Trung Quốc có thể để lại ảnh hưởng lâu dài.
Những người giao dịch và đào tiền mã hóa lâu năm đã quá hiểu những làn sóng trấn áp của chính phủ Trung Quốc. Sau mỗi lần, họ đều tin rằng mọi thứ sẽ trở về bình thường.
Tuy vậy, chiến dịch trấn áp tiền mã hóa lần này của chính quyền Trung Quốc có thể để lại những ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài hơn bao giờ hết đến thị trường tiền mã hóa. Đó là nhận định của David Morris, người đứng đầu mảng phân tích của CoinDesk.
Mặc dù việc sở hữu tiền mã hóa vẫn chưa bị cấm ở Trung Quốc, các rủi ro mà cá nhân phải đối mặt gia tăng khi hoạt động giao dịch bị xiết chặt, làm giảm mức độ quan tâm dành cho thị trường tiền mã hóa.
Hình phạt không chỉ dừng lại ở khóa tài khoản ngân hàng. Theo SCMP, công dân dính dáng tới hoạt động giao dịch tiền ảo có thể bị đưa vào "danh sách đen" trên hệ thống tín nhiệm xã hội, đồng nghĩa với việc bị hạn chế tiếp cận mọi thứ, từ dịch vụ hàng không cho đến tốc độ mạng.
Theo Zing