Samsung Electronics, SK hynix và Micron Technology, ba công ty kiểm soát tới gần 100% thị trường chip nhớ (DRAM) toàn cầu đang phải đối mặt với cáo buộc liên quan đến "thao túng" giá DRAM tại thị trường Mỹ.
Đơn kiện đã được đệ trình lên một tòa án ở San Jose, California, Mỹ. Đơn kiện cho rằng, các nhà sản xuất chip nhớ đã bắt tay cắt giảm nguồn cung chip DRAM cho thị trường Mỹ, dẫn đến việc tăng giá. Vụ kiện cũng cáo buộc ba công ty bán dẫn đã được hưởng nhiều lợi nhuận nhờ chiêu trò tinh vi trên.
Cụ thể 14 nguyên đơn là những người đã mua chip DRAM và laptop khẳng định rằng, họ đã phải trả giá cao hơn cho các thiết bị điện tử và nguyên nhân vì hành vi độc quyền giá DRAM của các hãng. Chính vì vậy phía nguyên đơn kiện ba hãng dựa theo luật chống độc quyền của Mỹ. Đại diện pháp lý cho các nguyên đơn là công ty luật Hagens Berman của Mỹ.
Cáo trạng cho biết, phía nguyên đơn đã mua điện thoại và laptop từ năm 2016 đến năm 2017. Trong thời điểm này, giá chip DRAM đã tăng hơn 130% và giúp ba công ty công nghệ thu về khoản lợi nhuận tăng gấp đôi.
Công ty luật Hagens Berman từng đưa ra yêu cầu bồi thường đối với ba bị cáo vào tháng 4/2018, tháng 10/2019 và cáo buộc đưa ra là các hãng này đã thao túng giá chip nhớ. Tuy nhiên đơn kiện đệ trình vào năm 2018 đã bị tòa án bác bỏ vào cuối năm ngoái.
Nhưng các quan chức trong ngành cho biết, cơ chế định giá DRAM luôn đồng bộ và tuân theo quy luật cung cầu. Một quan chức cho biết: "Có vẻ họ đã đi quá xa khi nói rằng, ba nhà sản xuất chip đã cố tình tăng giá chip DRAM. Giá DRAM thực tế có xu hướng giảm trong hai năm qua".
DRAM hiện được sử dụng trong tất cả các thiết bị kỹ thuật số. Cuối những năm 2000, thị trường DRAM toàn cầu đã trải qua một đợt tái cơ cấu tổ chức lớn. Samsung và SK hynix trước đó đã ký kết nhiều thỏa thuận cấp phép chéo khác nhau, cho phép họ tránh bất kỳ vụ kiện tụng nào liên quan đến bằng sáng chế.
Theo hãng nghiên cứu thị trường TrendForce, Samsung đang dẫn đầu thị trường chip nhớ với 42,1% thị phần DRAM toàn cầu, tiếp theo là SK Hynix và Micron lần lượt chiếm 29,5% và 23% tính đến năm ngoái.
Đại diện của Samsung và SK từ chối bình luận về vụ kiện trên.
Đơn kiện đã được đệ trình lên một tòa án ở San Jose, California, Mỹ. Đơn kiện cho rằng, các nhà sản xuất chip nhớ đã bắt tay cắt giảm nguồn cung chip DRAM cho thị trường Mỹ, dẫn đến việc tăng giá. Vụ kiện cũng cáo buộc ba công ty bán dẫn đã được hưởng nhiều lợi nhuận nhờ chiêu trò tinh vi trên.
Cụ thể 14 nguyên đơn là những người đã mua chip DRAM và laptop khẳng định rằng, họ đã phải trả giá cao hơn cho các thiết bị điện tử và nguyên nhân vì hành vi độc quyền giá DRAM của các hãng. Chính vì vậy phía nguyên đơn kiện ba hãng dựa theo luật chống độc quyền của Mỹ. Đại diện pháp lý cho các nguyên đơn là công ty luật Hagens Berman của Mỹ.
Cáo trạng cho biết, phía nguyên đơn đã mua điện thoại và laptop từ năm 2016 đến năm 2017. Trong thời điểm này, giá chip DRAM đã tăng hơn 130% và giúp ba công ty công nghệ thu về khoản lợi nhuận tăng gấp đôi.
Công ty luật Hagens Berman từng đưa ra yêu cầu bồi thường đối với ba bị cáo vào tháng 4/2018, tháng 10/2019 và cáo buộc đưa ra là các hãng này đã thao túng giá chip nhớ. Tuy nhiên đơn kiện đệ trình vào năm 2018 đã bị tòa án bác bỏ vào cuối năm ngoái.
Nhưng các quan chức trong ngành cho biết, cơ chế định giá DRAM luôn đồng bộ và tuân theo quy luật cung cầu. Một quan chức cho biết: "Có vẻ họ đã đi quá xa khi nói rằng, ba nhà sản xuất chip đã cố tình tăng giá chip DRAM. Giá DRAM thực tế có xu hướng giảm trong hai năm qua".
DRAM hiện được sử dụng trong tất cả các thiết bị kỹ thuật số. Cuối những năm 2000, thị trường DRAM toàn cầu đã trải qua một đợt tái cơ cấu tổ chức lớn. Samsung và SK hynix trước đó đã ký kết nhiều thỏa thuận cấp phép chéo khác nhau, cho phép họ tránh bất kỳ vụ kiện tụng nào liên quan đến bằng sáng chế.
Theo hãng nghiên cứu thị trường TrendForce, Samsung đang dẫn đầu thị trường chip nhớ với 42,1% thị phần DRAM toàn cầu, tiếp theo là SK Hynix và Micron lần lượt chiếm 29,5% và 23% tính đến năm ngoái.
Đại diện của Samsung và SK từ chối bình luận về vụ kiện trên.
Theo VN review