pegasus3390
Well-Known Member
Samsung sẽ bán ra chiếc máy tính nhỏ gọn Artik 10 vào tháng sau, một đối thủ cạnh tranh của chiếc Raspberry Pi 3.
Thực ra chiếc máy tính Artik 10 đã được giới thiệu lần đầu tiên hồi tháng trước và là một giải pháp thay thế cho những chiếc PC dành cho những người muốn tạo ra hẹ thống riêng. Nó còn có thể được dùng để phát triển ứng dụng thông minh, drone, robot hoặc các thiết bị khác. Và cũng giống như những chiếc Raspberry Pi, các thành phần đều được đưa lên một bo mạch nhỏ.
Giá của sản phẩm này chưa được công bố, nhưng chiếc Artik 10 có thể sẽ đắt tiền hơn chiếc Raspberry Pi 3 có giá $35 hay thậm chí cả chiếc Artik 5 giá $99.99, đây là một chiếc máy tính dành cho các thiết bị đeo được hoặc nhỏ gọn và được bán ra hồi tháng 2.
Chiếc Artik 10 được trang bị CPU 32 bit 8 nhân. Tuy nhiên, nó có vẻ khá lỗi thời so với con chip 4 nhân 64 bit trên Raspberry Pi 3. Mặc dù Samsung vẫn có thể tạo ra những con chip 64 bit nhưng không hiểu sao hãng vẫn đưa công nghệ cũ vào chiếc Artik 10.
CPU này sẽ được trang bị 4 nhân Cortex-A15 cho các tác vụ nặng và 4 nhân điện thế thấp Cortex-A7 cho các tác vụ nhẹ hơn. Nhân đồ họa của Artik 10 có hiệu năng cao hơn với chip Mali T628 MP6 có thể chạy video HD ở 120fps trong khi Raspberry Pi 3 chỉ có thể chạy video HD ở tốc độ 60 fps. Bộ nhớ trong của thiết bị lên đến 16GB và bộ nhớ RAM lên đến 2GB (tốt hơn so với chiếc Raspberry Pi 3). Tất nhiên là không thể thiếu cổng USB.
Những chiếc Artik mới cũng có khả năng kết nối không dây nhằm kết nối các cảm biến rời, camera, màn hình và các linh kiện khác. Các tính năng chính sẽ bao gồm 802.11b/g/n Wi-Fi, Bluetooth và Zigbee. Nó còn được trang bị các kết nối GPIO, UART, I2S, I2C và SPI. Raspberry không được trang bị Zigbee, công nghệ giúp kết nối point-to-point giữa các cảm biến với nhau.
Với Artik, Samsung đang muốn tiến vào thị trường Internet of Things đang rất soi động. Đến hết 2016 thì dự kiến sẽ có đến 6.4 tỷ thiết bị kết nối được sử dụng trên toàn thế giới và con số này sẽ tăng lên đến 20.8 tỷ thiết bị vào năm 2020. Samsung muốn đưa phần cứng của mình lên những thiết bị này.
Ngoài ra Samsung cũng có một kế hoạch lớn với những thiết bị gia đình cũng được kết nối Internet như tủ lạnh, lò nướng, máy giặt… vào cuối năm sau. Những chiếc máy tính Artik sẽ giúp những người đam mê có cơ hội được phát triển và kiểm tra sản phẩm của họ có thể phù hợp với thực tế hay không.
Hơn nữa, Samsung cũng cung cấp dịch vụ đám mây trên nền tảng này nhờ đó các thiết bị có thể kết nối với nhau. Chi tiết về dịch vụ này sẽ được công bố tại hội nghị các nhà phát triển phần mềm của Samsung sẽ được diễn ra tại San Francisco tuần này.
Dịch vụ đám mây này có thể ứng dụng vào việc bảo mật, sức khỏe, hỗ trợ lái xe, các ứng dụng trong gia đình và công nghiệp. Có lẽ những gì Samsung cung cấp là khá đa dạng và tiềm năng của thiết bị này có lẽ nằm trong tay của các nhà phát triển.