terabyte
Banned
Nhằm mục tiêu cải thiện tình hình lợi nhuận ngày càng suy giảm của mình, Samsung đã công bố sẽ cắt giảm từ 25% đến 30% số mẫu điện thoại trong năm 2015 của mình. Động thái này là câu trả lời của hãng điện thoại Hàn Quốc trước sức ép của các nhà đầu tư.
Cũng cần nhắc lại rằng dù lợi nhuận đang có chiều hướng đi xuống, Samsung vẫn là một trong hai hãng điện thoại có mức lợi nhuận cao nhất thế giới vào thời điểm này (cái tên còn lại thì có lẽ ai cũng rất quen thuộc: Apple). Trong Quý 3 vừa qua, hãng điện thoại Hàn Quốc đạt doanh thu 44,7 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với 56 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận công bố trong Quý 3 của Samsung là thấp nhất kể từ Quý 3/2011.
Bộ phận kinh doanh di động, vốn là mảng kinh doanh có lời nhất của Samsung trong những năm vừa qua công bố sự sụt giảm doanh số nghiêm trọng, đến 15%. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là lợi nhuận từ việc hoạt động chỉ còn 1,653 tỷ USD, giảm từ 4,179 tỷ USD trong Quý 2 năm nay và 6,35 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.
Dĩ nhiên, các nhà đầu tư của Samsung không lấy gì là vui vẻ với tình hình trên và yêu cầu hãng phải có những thay đổi để giúp công ty trở lại con đường phát triển. Để làm an tâm các nhà đầu tư, Samsung lên kế hoạch sẽ trở lại với mức lợi nhuận tăng trên 10% trong năm 2015. Trước đó, nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới đã giữ được tỉ lệ lợi nhuận trên 15% trong 10 Quý liên tiếp nhưng thất bại trong Quý 3/2014 khi chỉ đạt 7%.
Hiện tại vẫn chưa có bất kỳ thông tin nào về những mẫu điện thoại sẽ bị khai tử trong năm 2015. Tuy nhiên theo một số báo cáo, Samsung sẽ tập trung vào phân khúc bình dân và tầm trung. Để cho quá trình thực hiện được thuận lợi, hãng sẽ tăng số lượng linh kiện tương đồng giữa các mẫu với nhau.
Trưởng bộ phận quan hệ với các nhà đầu tư của Samsung là Robert Yi chia sẻ rằng, Samsung sẽ cố gắng hơn trong việc xâm nhập thị trường Trung Quốc, nơi mà thị phần của hãng đã bị chiếm mất bởi Xiaomi. Đây cũng có thể xem là một vấn đề chung của các hãng điện thoại nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc. Đất nước đông dân nhất thế giới này từ trước đến nay vẫn được xem là thị trường béo bở và đem lại lợi nhuận rất lớn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, các công ty nội địa bắt đầu phát triển mạnh mẽ với các sản phẩm cấu hình tốt mà giá lại cực rẻ, điển hình là Xiaomi vốn đã trở thành hãng điện thoại lớn thứ 3 thế giới. Không chỉ có Samsung, Asus trước đó cũng đã xác định rằng Xiaomi chính là trở ngại lớn của họ trong việc đạt doanh số như kỳ vọng.
Chúng ta hãy chờ xem liệu chiến lược cắt giảm các mẫu điện thoại của Samsung liệu có hiệu quả và đem lại tỉ lệ lợi nhuận như mong đợi, cũng như trở thành hãng điện thoại bán chạy nhất Trung Quốc hay không.
Đứng ở góc độ thị trường Việt Nam, Samsung hiện nay có hàng chục mẫu điện thoại cho người dùng lựa chọn với các mức độ tính năng và giá cả vô cùng phong phú. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một điều rằng việc ra mắt quá nhiều sản phẩm như vậy đã phần nào gây loãng thị trường và gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn. Điển hình là phân khúc bình dân với giá dưới 3 triệu đồng, Samsung có đến 5 model là Trend Plus, Young, Ace 2, Ace Duos và mới đây nhất chính là phiên bản Galaxy V đầy tranh cãi. Giá và tính năng của các mẫu điện thoại này thật sự cũng chênh lệch không nhiều. Thiết nghĩ rằng bỏ bớt đi 2, 3 mẫu chẳng những giúp cho hãng giảm bới chi phí mà còn đem lại sự thoải mái cho người dùng trong lựa chọn.
Điều tương tự cũng diễn ra ở những phân khúc cao cấp hơn. Đặc biệt là phân khúc điện thoại đầu bảng vốn theo truyền thống thì mỗi hãng có khoảng 2 mẫu. Tuy nhiên trong năm nay, Samsung ra mắt đến 4 mẫu là Galaxy S5, Galaxy Alpha, Galaxy Note 4 và Galaxy Note 4 Edge. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Samsung mặc dù đã từng rất hiệu quả trong những năm trước nhưng đây có lẽ đúng là thời điểm mà Samsung cần phải có sự thay đổi.
Cũng cần nhắc lại rằng dù lợi nhuận đang có chiều hướng đi xuống, Samsung vẫn là một trong hai hãng điện thoại có mức lợi nhuận cao nhất thế giới vào thời điểm này (cái tên còn lại thì có lẽ ai cũng rất quen thuộc: Apple). Trong Quý 3 vừa qua, hãng điện thoại Hàn Quốc đạt doanh thu 44,7 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với 56 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận công bố trong Quý 3 của Samsung là thấp nhất kể từ Quý 3/2011.
Bộ phận kinh doanh di động, vốn là mảng kinh doanh có lời nhất của Samsung trong những năm vừa qua công bố sự sụt giảm doanh số nghiêm trọng, đến 15%. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là lợi nhuận từ việc hoạt động chỉ còn 1,653 tỷ USD, giảm từ 4,179 tỷ USD trong Quý 2 năm nay và 6,35 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.
Dĩ nhiên, các nhà đầu tư của Samsung không lấy gì là vui vẻ với tình hình trên và yêu cầu hãng phải có những thay đổi để giúp công ty trở lại con đường phát triển. Để làm an tâm các nhà đầu tư, Samsung lên kế hoạch sẽ trở lại với mức lợi nhuận tăng trên 10% trong năm 2015. Trước đó, nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới đã giữ được tỉ lệ lợi nhuận trên 15% trong 10 Quý liên tiếp nhưng thất bại trong Quý 3/2014 khi chỉ đạt 7%.
Hiện tại vẫn chưa có bất kỳ thông tin nào về những mẫu điện thoại sẽ bị khai tử trong năm 2015. Tuy nhiên theo một số báo cáo, Samsung sẽ tập trung vào phân khúc bình dân và tầm trung. Để cho quá trình thực hiện được thuận lợi, hãng sẽ tăng số lượng linh kiện tương đồng giữa các mẫu với nhau.
Trưởng bộ phận quan hệ với các nhà đầu tư của Samsung là Robert Yi chia sẻ rằng, Samsung sẽ cố gắng hơn trong việc xâm nhập thị trường Trung Quốc, nơi mà thị phần của hãng đã bị chiếm mất bởi Xiaomi. Đây cũng có thể xem là một vấn đề chung của các hãng điện thoại nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc. Đất nước đông dân nhất thế giới này từ trước đến nay vẫn được xem là thị trường béo bở và đem lại lợi nhuận rất lớn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, các công ty nội địa bắt đầu phát triển mạnh mẽ với các sản phẩm cấu hình tốt mà giá lại cực rẻ, điển hình là Xiaomi vốn đã trở thành hãng điện thoại lớn thứ 3 thế giới. Không chỉ có Samsung, Asus trước đó cũng đã xác định rằng Xiaomi chính là trở ngại lớn của họ trong việc đạt doanh số như kỳ vọng.
Chúng ta hãy chờ xem liệu chiến lược cắt giảm các mẫu điện thoại của Samsung liệu có hiệu quả và đem lại tỉ lệ lợi nhuận như mong đợi, cũng như trở thành hãng điện thoại bán chạy nhất Trung Quốc hay không.
Đứng ở góc độ thị trường Việt Nam, Samsung hiện nay có hàng chục mẫu điện thoại cho người dùng lựa chọn với các mức độ tính năng và giá cả vô cùng phong phú. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một điều rằng việc ra mắt quá nhiều sản phẩm như vậy đã phần nào gây loãng thị trường và gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn. Điển hình là phân khúc bình dân với giá dưới 3 triệu đồng, Samsung có đến 5 model là Trend Plus, Young, Ace 2, Ace Duos và mới đây nhất chính là phiên bản Galaxy V đầy tranh cãi. Giá và tính năng của các mẫu điện thoại này thật sự cũng chênh lệch không nhiều. Thiết nghĩ rằng bỏ bớt đi 2, 3 mẫu chẳng những giúp cho hãng giảm bới chi phí mà còn đem lại sự thoải mái cho người dùng trong lựa chọn.
Điều tương tự cũng diễn ra ở những phân khúc cao cấp hơn. Đặc biệt là phân khúc điện thoại đầu bảng vốn theo truyền thống thì mỗi hãng có khoảng 2 mẫu. Tuy nhiên trong năm nay, Samsung ra mắt đến 4 mẫu là Galaxy S5, Galaxy Alpha, Galaxy Note 4 và Galaxy Note 4 Edge. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Samsung mặc dù đã từng rất hiệu quả trong những năm trước nhưng đây có lẽ đúng là thời điểm mà Samsung cần phải có sự thay đổi.
Tham khảo GSM Arena