Khoảng 6 giờ đồng hồ tính từ đêm ngày 4.10, các dịch vụ trong hệ sinh thái của Facebook bị sự cố “sập mạng” gây gián đoạn, dường như đã đẩy tính nhẫn nại của người dùng đến ngưỡng cuối cùng. Không lâu sau đó, CEO Mark Zuckerberg của mạng xã hội này, chưa bao giờ trở nên xấu xí hơn trong các bình luận phẫn nộ từ hàng triệu Facebooker.
Facebook bị sập, người dùng bị tổn thương
Trong các bình luận phản ứng gay gắt và bức xúc đó, bao gồm cả những bình luận đến từ Việt Nam. Thậm chí, nhiều người dùng Việt còn yêu cầu Mark Zuckerberg từ chức.
Tất nhiên, những bình luận như thế Mark có lẽ chẳng bao giờ đọc, hoặc cũng chẳng quan tâm làm gì. Hay vị CEO này có biết, thì cũng như “nước đổ đầu vịt” chẳng thấm ướt gì.
Hãy xem, từ Mark Zuckerberg, đến COO của mình là Sheryl Sandberg, và những giám đốc cao cấp khác của Facebook, trong vài năm qua liên tục phải điều trần trước Quốc hội Mỹ. Nhưng kết cục là gì? Facebook vẫn thế, vẫn tiếp tục lạm dụng vị trí độc quyền, thống lĩnh thị trường để ép người dùng, khách hàng nhằm giành phần hơn; tối ưu hóa bằng mọi giá để tìm kiếm lợi nhuận như những tài liệu và lời khai mới đây của cựu nhân viên Facebook là bà Frances Haugen tại Quốc hội Mỹ.
Không khó để thấy được rằng Facebook ngày càng xấu xí, đặc biệt là từ thứ văn hóa doanh nghiệp được lan truyền từ CEO của họ, là văn hóa tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi cách mà ít quan tâm đến người dùng.
Không khó để nhận ra nội dung trên Facebook ngày càng độc hại, tin giả tràn lan. Khi dư luận nổi sóng về những vấn đề này, Facebook có lý do để bóp chặt, nhưng đồng thời cũng lợi dụng tình thế đó để siết lại quyền lợi của người dùng nhằm vun vén thêm cái lợi cho mình.
Facebook hiện có rất nhiều antin-fans. Nhưng nghiệt nỗi, chính những anti-fans ghét cay ghét đắng thứ văn hóa của Mark Zuckerberg lại chẳng thể từ bỏ Facebook. Nói là nghiện không hẳn đúng, nhưng họ không thể từ bỏ, chưa thể từ bỏ, hay chính xác hơn là chưa đủ dũng khí để từ bỏ Facebook.
Bởi người dùng, đã và đang phụ thuộc quá nhiều vào Facebook. Một phần đời sống tinh thần của cư dân mạng – nettizen, là ở trên Facebook. Nơi đó, họ lưu giữ các dữ liệu, thông tin, hình ảnh, cảm xúc, trạng thái, sự kết nối với bạn bè và mọi người, cùng với rất nhiều kỷ niệm... Nhiều người, có thể cắt giao du với bạn bè trong đời thực nhưng không thể cắt kết nối trên Facebook…
“Thật đáng sợ, tất cả mọi người đã cảm thấy như thế nào khi không có Facebook/Instagram/ WhatsApp, cái ngày mà trái đất đã đứng yên” (It's so scary, how all people felt without fb/ig/whatsapp, the day when the earth stood still).
Trong một bình luận về sự cố “sập mạng” 6 giờ đồng hồ của hệ sinh thái dịch vụ thuộc Facebook, nữ nghệ sĩ Sabrina Terence (gốc Đức) đã thốt lên như trên.
Và trong 6 giờ dịch vụ Facebook bị sập, không ít người trong số gần 3 tỉ người dùng Facebook đã nhốn nháo, cảm thấy bứt rứt khó chịu. Thực sự thì dù nhiều hay ít, họ đã bị tổn thương trong các mục đích sử dụng Facebook để tự sướng, giải trí, kết nối, tìm hiểu thông tin hay kinh doanh…
Mark quá rõ người dùng đang phụ thuộc, chẳng dại gì không trục lợi
Trong cái tút sau khi dịch vụ của Facebook tái hoạt động trở lại, Mark đã viết trên trang cá nhân: “Facebook, Instagram, WhatsApp and Messenger are coming back online now. Sorry for the disruption today -- I know how much you rely on our services to stay connected with the people you care about”.
Dịch theo ngôn từ “có cánh” thì dòng in nghiêng được hiểu là: “Tôi biết các bạn đã tin tưởng vào dịch vụ của chúng tôi như thế nào để duy trì kết nối với những người mà các bạn quan tâm”. Nhưng với cách dùng động từ “rely on” còn ẩn ý người dùng đang “dựa vào, phụ thuộc vào” dịch vụ của chúng tôi rất nhiều.
Mark không hề nói quá. Sự phục thuộc đó là có thật. Gần 3 tỉ người đăng ký sử dụng các dịch vụ của Facebook, tương đương khoảng 40% dân số thế giới. Trong đó, trên 2,4 tỉ người dùng các dịch vụ của Facebook hàng tháng. Và như đề cập ở trên, dịch vụ Facebook còn được sử dụng để kinh doanh và làm giàu, với 97% khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể có thu nhập từ Facebook, và đồng thời họ cũng phải trả cho mạng xã hội này rất nhiều chi phí để quảng cáo bán hàng.
Sự phụ thuộc quá lớn của người dùng vào Facebook cho thấy, một mặt Facebook chiếm lĩnh được người dùng nhờ công nghệ kết nối mạnh mẽ, thuật toán kết nối tuyệt vời và thông minh; nhưng mặt khác cũng cho thấy, người dùng đã giao phó đời sống trên thế giới ảo của mình vào Facebook quá nhiều, trở nên phụ thuộc một cách nặng nề, và hầu hết hiện nay là không thể dứt ra được.
Đó cũng chính là điểm yếu của người dùng gói gọn trong một động từ ghép mà Mark Zuckerberg đã sử dụng: “rely on”.
Và không ai khác, chính là vị CEO này, đã bị cựu nhân viên tố giác gọi tên. Và cũng không ai khác chính là cái tên Mark Zuckerberg đã bị một số nghị sĩ Mỹ nêu đích danh trong phiên điều trần mới đây. Mark Zuckerberg được cho là chủ trò lái Facebook theo hướng kiếm nhiều tiền hơn từ người dùng bằng mọi giá bất chấp các ảnh hưởng tiêu cực như gây nghiện đối với người dùng nói chung và người dùng trẻ nói riêng.
Và lúc này đã là lần thứ nhiều lần rồi chúng ta lại thấy rằng, chính chúng ta – những người dùng - đã giúp cho, trao cho Facebook nhiều quyền lực đến như vậy. Khi quyền lực đó đủ lớn, từ vị thế phụ thuộc vào người dùng, Facebook đã quay trở lại điều khiển, chèn ép người dùng, bởi người dùng lúc này đã trở thành đối tượng bị phụ thuộc.
Đó cũng chính là thứ sai lầm mà người dùng Internet ngày nay luôn mắc phải, và không chỉ xảy ra với Facebook mà còn tại nhiều nền tảng, ứng dụng khác.
Facebook bị sập, người dùng bị tổn thương
Trong các bình luận phản ứng gay gắt và bức xúc đó, bao gồm cả những bình luận đến từ Việt Nam. Thậm chí, nhiều người dùng Việt còn yêu cầu Mark Zuckerberg từ chức.
Tất nhiên, những bình luận như thế Mark có lẽ chẳng bao giờ đọc, hoặc cũng chẳng quan tâm làm gì. Hay vị CEO này có biết, thì cũng như “nước đổ đầu vịt” chẳng thấm ướt gì.
Hãy xem, từ Mark Zuckerberg, đến COO của mình là Sheryl Sandberg, và những giám đốc cao cấp khác của Facebook, trong vài năm qua liên tục phải điều trần trước Quốc hội Mỹ. Nhưng kết cục là gì? Facebook vẫn thế, vẫn tiếp tục lạm dụng vị trí độc quyền, thống lĩnh thị trường để ép người dùng, khách hàng nhằm giành phần hơn; tối ưu hóa bằng mọi giá để tìm kiếm lợi nhuận như những tài liệu và lời khai mới đây của cựu nhân viên Facebook là bà Frances Haugen tại Quốc hội Mỹ.
Không khó để thấy được rằng Facebook ngày càng xấu xí, đặc biệt là từ thứ văn hóa doanh nghiệp được lan truyền từ CEO của họ, là văn hóa tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi cách mà ít quan tâm đến người dùng.
Không khó để nhận ra nội dung trên Facebook ngày càng độc hại, tin giả tràn lan. Khi dư luận nổi sóng về những vấn đề này, Facebook có lý do để bóp chặt, nhưng đồng thời cũng lợi dụng tình thế đó để siết lại quyền lợi của người dùng nhằm vun vén thêm cái lợi cho mình.
Facebook hiện có rất nhiều antin-fans. Nhưng nghiệt nỗi, chính những anti-fans ghét cay ghét đắng thứ văn hóa của Mark Zuckerberg lại chẳng thể từ bỏ Facebook. Nói là nghiện không hẳn đúng, nhưng họ không thể từ bỏ, chưa thể từ bỏ, hay chính xác hơn là chưa đủ dũng khí để từ bỏ Facebook.
Bởi người dùng, đã và đang phụ thuộc quá nhiều vào Facebook. Một phần đời sống tinh thần của cư dân mạng – nettizen, là ở trên Facebook. Nơi đó, họ lưu giữ các dữ liệu, thông tin, hình ảnh, cảm xúc, trạng thái, sự kết nối với bạn bè và mọi người, cùng với rất nhiều kỷ niệm... Nhiều người, có thể cắt giao du với bạn bè trong đời thực nhưng không thể cắt kết nối trên Facebook…
“Thật đáng sợ, tất cả mọi người đã cảm thấy như thế nào khi không có Facebook/Instagram/ WhatsApp, cái ngày mà trái đất đã đứng yên” (It's so scary, how all people felt without fb/ig/whatsapp, the day when the earth stood still).
Trong một bình luận về sự cố “sập mạng” 6 giờ đồng hồ của hệ sinh thái dịch vụ thuộc Facebook, nữ nghệ sĩ Sabrina Terence (gốc Đức) đã thốt lên như trên.
Và trong 6 giờ dịch vụ Facebook bị sập, không ít người trong số gần 3 tỉ người dùng Facebook đã nhốn nháo, cảm thấy bứt rứt khó chịu. Thực sự thì dù nhiều hay ít, họ đã bị tổn thương trong các mục đích sử dụng Facebook để tự sướng, giải trí, kết nối, tìm hiểu thông tin hay kinh doanh…
Mark quá rõ người dùng đang phụ thuộc, chẳng dại gì không trục lợi
Trong cái tút sau khi dịch vụ của Facebook tái hoạt động trở lại, Mark đã viết trên trang cá nhân: “Facebook, Instagram, WhatsApp and Messenger are coming back online now. Sorry for the disruption today -- I know how much you rely on our services to stay connected with the people you care about”.
Dịch theo ngôn từ “có cánh” thì dòng in nghiêng được hiểu là: “Tôi biết các bạn đã tin tưởng vào dịch vụ của chúng tôi như thế nào để duy trì kết nối với những người mà các bạn quan tâm”. Nhưng với cách dùng động từ “rely on” còn ẩn ý người dùng đang “dựa vào, phụ thuộc vào” dịch vụ của chúng tôi rất nhiều.
Mark không hề nói quá. Sự phục thuộc đó là có thật. Gần 3 tỉ người đăng ký sử dụng các dịch vụ của Facebook, tương đương khoảng 40% dân số thế giới. Trong đó, trên 2,4 tỉ người dùng các dịch vụ của Facebook hàng tháng. Và như đề cập ở trên, dịch vụ Facebook còn được sử dụng để kinh doanh và làm giàu, với 97% khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể có thu nhập từ Facebook, và đồng thời họ cũng phải trả cho mạng xã hội này rất nhiều chi phí để quảng cáo bán hàng.
Sự phụ thuộc quá lớn của người dùng vào Facebook cho thấy, một mặt Facebook chiếm lĩnh được người dùng nhờ công nghệ kết nối mạnh mẽ, thuật toán kết nối tuyệt vời và thông minh; nhưng mặt khác cũng cho thấy, người dùng đã giao phó đời sống trên thế giới ảo của mình vào Facebook quá nhiều, trở nên phụ thuộc một cách nặng nề, và hầu hết hiện nay là không thể dứt ra được.
Đó cũng chính là điểm yếu của người dùng gói gọn trong một động từ ghép mà Mark Zuckerberg đã sử dụng: “rely on”.
Và không ai khác, chính là vị CEO này, đã bị cựu nhân viên tố giác gọi tên. Và cũng không ai khác chính là cái tên Mark Zuckerberg đã bị một số nghị sĩ Mỹ nêu đích danh trong phiên điều trần mới đây. Mark Zuckerberg được cho là chủ trò lái Facebook theo hướng kiếm nhiều tiền hơn từ người dùng bằng mọi giá bất chấp các ảnh hưởng tiêu cực như gây nghiện đối với người dùng nói chung và người dùng trẻ nói riêng.
Và lúc này đã là lần thứ nhiều lần rồi chúng ta lại thấy rằng, chính chúng ta – những người dùng - đã giúp cho, trao cho Facebook nhiều quyền lực đến như vậy. Khi quyền lực đó đủ lớn, từ vị thế phụ thuộc vào người dùng, Facebook đã quay trở lại điều khiển, chèn ép người dùng, bởi người dùng lúc này đã trở thành đối tượng bị phụ thuộc.
Đó cũng chính là thứ sai lầm mà người dùng Internet ngày nay luôn mắc phải, và không chỉ xảy ra với Facebook mà còn tại nhiều nền tảng, ứng dụng khác.
Theo VN review