bumble_bee
Member
Những chiếc trực thăng này (những người sáng chế của chúng – Brent Griffin và Carrick Detweiler - gọi chúng là quadrotors) sử dụng tính cộng hưởng từ để cung cấp năng lượng không dây. Quá trình truyển tải năng lượng rất dễ dàng - bạn có hai cuộn dây được quấn sao cho chúng có cùng tần số, một cuộn được gắn trên chiếc trực thăng và một cuộn nằm trên các thiết bị nhận năng lượng. Khi có một dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây, nó sẽ sinh ra dao động điện từ, dao động điện từ này sẽ truyền đến cuộn dây nhận và nó sẽ sinh ra năng lượng để nạp cho điện thoại của bạn.
Khoảng cách tối tối ưu cho việc truyền tải năng lượng từ máy bay đến điện thoại của bạn là 20cm (8inch) và hệ thống này có khả năng truyền được dòng điện có công suất 5,5 watt với hiệu suất 35%. Nếu không có sự cộng hưởng (khi khoảng cách giữa hai thiết bị xa hơn) thì hiệu quả sẽ giảm xuống, ngoài ra sự cản trở của không khí và điều kiện thời tiết bất lợi cũng làm giảm hiệu quả. Một vấn đề nữa đối với sự cộng hưởng từ này – bạn có thể thấy trong video dưới đây – là máy bay phải bay gần như vuông góc với các thiết bị được nhận năng lượng truyền đến. Theo IEEE Spectrum, Nimbus Lab đang có gắng làm sao cho máy bay tự động bay cách các thiết bị nhận một khoảng 20cm cố định.
Cuối cùng, những chiếc máy bay này sẽ hoàn toàn tự động và liên tục bay xung quanh và nạp điện cho các thiết bị có pin và trở về căn cứ để nạp lại năng lượng. Vài năm gần đây, AT&T (hay Apple) đã duy trì một nhóm máy bay và các trạm năng lượng cho các máy bay để nó có thể nạp năng lượng cho bất kì chiếc iPhone hay iPad nào gần hết pin. Trong lĩnh vực y tế, các thiết bị cấy ghép chẳng hạn như máy điều hòa nhịp tim hiện đang được sạc pin theo cách này. Và xu hướng này sẽ tiếp tục nếu máy tính có thể được cấy ghép trên da của bạn ra đời, các máy bay sẽ giữ cho pin luôn đầy khi bạn đi ra ngoài.[/just]
[video=youtube;_XQ-lI9SMN8]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=_XQ-lI9SMN8[/video]