Khi công nghệ càng ngày càng phát triển thì phần lớn những công việc phức tạp được máy tính xử lý khá tốt. Trong đó, những tác vụ đồ họa như dựng hình 3D, bản vẽ mô phỏng nhà cửa, nội thất là những công việc đòi hỏi một hệ thống máy tính mạnh mẽ. Thời gian hoàn thành công việc nhanh hay chậm của đa số những phần mềm đồ họa trên phụ thuộc vào số nhân, số luồng xử lý của CPU. Tuy nhiên để kiếm được một CPU có nhiều nhân, nhiều luồng như vậy thì đồng nghĩa với việc người dùng sẽ phải bỏ ra một số tiền không nhỏ. Để giải quyết vấn đề trên, AMD đã cho ra đời sản phẩm AMD Ryzen 7 2700X có nhiều nhân xử lý nhưng mức giá cũng khá dễ chịu.
Ryzen 7 2700X sở hữu 8 nhân 16 luồng xử lý với mức xung nhịp mặc định là 3.7 GHz. Mức xung nhịp tăng cường tối đa lên tới 4.3 GHz. Bộ nhớ được hỗ trợ là DDR4 kênh đôi có tốc độ ram lên tới 2933MHz. Dù CPU đã có mức xung khá cao nhưng nhà sản xuất vẫn mở khóa hệ số nhân cho phép người dùng có thể ép xung CPU lên mức cao hơn để tăng sức mạnh xử lý. Sau khi nói sơ qua các thông số nổi bật của sản phẩm mình sẽ tiếp tục đánh giá đến phần ngoại hình hộp đựng sản phẩm cũng như các phụ kiện kèm theo bên trong.
I – Unbox
Ở dòng sản phẩm Ryzen thế hệ thứ 2 này thì hộp đựng sản phẩm vẫn được giữ nguyên thiết kế so với thế hệ Ryzen đầu tiên. Sản phẩm được đựng trong một hộp hình khối vuông với tông màu xám, cam khá quen thuộc. Chính giữa là logo Ryzen chiếm phần lớn diện tích hộp với số 7 ở góc phải để phân biệt với CPU Ryzen 3, 5.
Mặt bên cạnh với hình ảnh chiếc tản nhiệt Wraith Prism kèm theo CPU.
Xoay qua mặt còn lại chúng ta sẽ thấy nhân vật chính nằm gọn gàng trong hộp để lộ phần lưng qua ô cửa sổ mà nhà sản xuất khoét sẵn.
Ở trên nắp hộp có một tem niêm phong để đảm bảo sản phẩm vẫn chưa bị khui. Trên tem là thông số sản phẩm giúp người mua dễ lựa chọn đúng sản phẩm.
Mở hộp ra chung ta sẽ lấy được CPU và quạt tản nhiệt ở bên trong. CPU được đóng gói cẩn thận bằng một chiếc hộp nhỏ hơn.
Tản nhiệt Wraith Prism với thiết kế khá dày cùng 2 ống đồng giải nhiệt hứa hẹn sẽ làm tốt nhiệm vụ giải nhiệt cho CPU.
Quạt làm mát phía trên được trang bị vòng led RGB với nhiều hiệu ứng đẹp mắt và có khả năng đồng bộ cùng bo mạch chủ có hỗ trợ chân cắm led.
Phần đế tản nhiệt được làm bằng đồng cho hiệu năng tốt hơn, nhà sản xuất cũng đã bôi sẵn một lớp kem tản nhiệt ở trên.
Tiếp theo mình sẽ gắn sản phẩm vào hệ thông để test thử hiệu năng sản phẩm
II – Hiệu năng
Cấu hình test:
CPU-Z
Phần đầu tiên mình sẽ Benchmark nhanh thông qua phần mềm CPU-Z
_ Điểm Single Thread: 477 điểm
_ Điểm Multi Thread: 4806.7 điểm
PCMark 10
Để test hiệu năng của hệ thống trong việc xử lý các tác vụ văn phòng, mở ứng dụng duyệt web, hình ảnh, thiết kế thì mình sẽ sử dụng phần mềm PCMark 10.
Điểm tổng: 6117 điểm
Essentials (Web, Video Conferencing, Startup): 9299 điểm
Productivity (Office, Spreadsheet, Writing): 8421 điểm
Digital Content Creation (Photo Editing, Video Editing, Render): 7932
3DMark:
Tiếp theo mình sẽ đánh giá chung toàn hệ thống thông qua phần mềm 3DMark giúp mọi người có cái nhìn tổng quan hơn.
Fire Strike
Điểm tổng: 14134
Điểm đồ họa: 16808
Điểm vật lý: 20178
Fire Strike Extreme
Điểm tổng: 6983
Điểm đồ họa: 7308
Điểm vật lý: 20170
Fire Strike Ultra
Điểm tổng: 3674
Điểm đồ họa: 3645
Điểm vật lý: 20136
Time Spy
Điểm tổng: 5192
Điểm đồ họa: 4868
Điểm CPU: 8343
III – Hiệu năng đồ họa
Cinebench R15
_ Single Core: 176 CB
_ Multi Core: 1763 CB
_ GPU: 113.53 FPS
Cinebench R20
Bản cập nhật mới nhất của Cinebench có nhiều cải tiến hơn so với bản cũ. Cinebench R20 sử dụng bài thử nghiệm phức tạp hơn, đánh giá chính xác hơn hiệu năng của những CPU hiện đại sau này. Cải thiện độ chính xác điểm chuẩn cho các CPU hiện tại cũng như tương lai.
_ Single Core: 429 CB
_ Multi Core: 3936 CB
VRay Benchmark
Phần mềm dùng để chấm điểm CPU, GPU thông qua việc render hình ảnh bằng VRay. Thời gian để CPU hoàn thành công việc là 1 phút 17 giây.
Để test thực tế hơn về khả năng render của CPU thì mình sẽ mở file nội thất và ngoại thất và render thử xem. Mình sẽ dùng phần mềm 3DsMax và VRay 1.4 để render file. Nếu bạn muốn test thử xem hệ thống của mình mạnh đến đâu thì có thể download 2 file nội thất và ngoại thất để render theo link dưới đây:
_ Nội thất: https://drive.google.com/open?id=18yXLNG3NWA6iPwiyBTpOb7AXDFEbJ_5u
_ Ngoại thất: https://drive.google.com/open?id=1mJnis3IWPo7cFl8V22Al9Apz1RFxR8PM
VRay Nội thất
Với file nội thất, hệ thống mất 281.7 giây (Tầm khoảng 4 phút 41 giây) để hoàn thành công việc.
Ray Ngoại thất
Với file ngoại thất, hệ thống mất 251.4 giây (Tầm khoảng 4 phút 11 giây) để hoàn thành công việc.
Pov-ray Benchmark
Với Pov-ray Benchmark thì CPU cần tổng thời gian là 6 phút 8 giây để hoàn thành công việc, tốc độ trung bình trong quá trình render là 5628.97 PPS
Corona 1.3 Benchmark
Cũng là một trong những phần mềm đánh giá sức mạnh của CPU thông qua việc render hình ảnh. Với Corona thì Ryzen 7 2700X cần 2 phút 4 giây để hoàn thành việc render và tốc độ render là 3,888,380 Rays/giây
Blender Benchmark
Blender là một phần mềm đồ họa 3D miễn phí và nguồn mở, được sử dụng để làm phim hoạt hình, kỹ xảo, ảnh nghệ thuật, mẫu in 3D, phần mềm tương tác 3D và Video game. Với Blender người dùng có thể sử dụng CPU hay Card đồ họa để render hình ảnh. Trong bài test này mình sẽ sử dụng CPU để chấm điểm render thông qua bài chấm điểm nhanh. Tổng thời gian để hoàn thành việc render hình ảnh là 19 phút 9 giây.
IV – Kết luận
Qua những bài test trên phần nào mọi người cũng đã thấy khả năng xử lý công việc khá tốt của CPU này. Ryzen 7 2700x với ưu điểm nhiều nhân, nhiều luồng tỏ ra mạnh mẽ và có thể gánh vác tốt những tác vụ đồ họa, 3D, render nặng. Với mức giá chỉ khoảng tầm 9 triệu thì có lẽ khó có thể kiếm được CPU nào có được 8 nhân 16 luồng như Ryzen 7 2700x. Nếu cần một hệ thống mạnh mẽ để xử lý các công việc yêu cầu đa nhân đa luồng của CPU thì chắc đây là sản phẩm mà người dùng nên sở hữu.
Ryzen 7 2700X sở hữu 8 nhân 16 luồng xử lý với mức xung nhịp mặc định là 3.7 GHz. Mức xung nhịp tăng cường tối đa lên tới 4.3 GHz. Bộ nhớ được hỗ trợ là DDR4 kênh đôi có tốc độ ram lên tới 2933MHz. Dù CPU đã có mức xung khá cao nhưng nhà sản xuất vẫn mở khóa hệ số nhân cho phép người dùng có thể ép xung CPU lên mức cao hơn để tăng sức mạnh xử lý. Sau khi nói sơ qua các thông số nổi bật của sản phẩm mình sẽ tiếp tục đánh giá đến phần ngoại hình hộp đựng sản phẩm cũng như các phụ kiện kèm theo bên trong.
I – Unbox
Ở dòng sản phẩm Ryzen thế hệ thứ 2 này thì hộp đựng sản phẩm vẫn được giữ nguyên thiết kế so với thế hệ Ryzen đầu tiên. Sản phẩm được đựng trong một hộp hình khối vuông với tông màu xám, cam khá quen thuộc. Chính giữa là logo Ryzen chiếm phần lớn diện tích hộp với số 7 ở góc phải để phân biệt với CPU Ryzen 3, 5.
Mặt bên cạnh với hình ảnh chiếc tản nhiệt Wraith Prism kèm theo CPU.
Xoay qua mặt còn lại chúng ta sẽ thấy nhân vật chính nằm gọn gàng trong hộp để lộ phần lưng qua ô cửa sổ mà nhà sản xuất khoét sẵn.
Ở trên nắp hộp có một tem niêm phong để đảm bảo sản phẩm vẫn chưa bị khui. Trên tem là thông số sản phẩm giúp người mua dễ lựa chọn đúng sản phẩm.
Mở hộp ra chung ta sẽ lấy được CPU và quạt tản nhiệt ở bên trong. CPU được đóng gói cẩn thận bằng một chiếc hộp nhỏ hơn.
Tản nhiệt Wraith Prism với thiết kế khá dày cùng 2 ống đồng giải nhiệt hứa hẹn sẽ làm tốt nhiệm vụ giải nhiệt cho CPU.
Quạt làm mát phía trên được trang bị vòng led RGB với nhiều hiệu ứng đẹp mắt và có khả năng đồng bộ cùng bo mạch chủ có hỗ trợ chân cắm led.
Phần đế tản nhiệt được làm bằng đồng cho hiệu năng tốt hơn, nhà sản xuất cũng đã bôi sẵn một lớp kem tản nhiệt ở trên.
Tiếp theo mình sẽ gắn sản phẩm vào hệ thông để test thử hiệu năng sản phẩm
II – Hiệu năng
Cấu hình test:
CPU: AMD Ryzen 7 2700X
Main: Asus Crosshair VI Hero
Ram: Gskill DDR4 2x8GB Bus 3000
GPU: AMD Radeon RX 590 8GB GDDR5
CPU-Z
Phần đầu tiên mình sẽ Benchmark nhanh thông qua phần mềm CPU-Z
_ Điểm Single Thread: 477 điểm
_ Điểm Multi Thread: 4806.7 điểm
PCMark 10
Để test hiệu năng của hệ thống trong việc xử lý các tác vụ văn phòng, mở ứng dụng duyệt web, hình ảnh, thiết kế thì mình sẽ sử dụng phần mềm PCMark 10.
Điểm tổng: 6117 điểm
Essentials (Web, Video Conferencing, Startup): 9299 điểm
Productivity (Office, Spreadsheet, Writing): 8421 điểm
Digital Content Creation (Photo Editing, Video Editing, Render): 7932
3DMark:
Tiếp theo mình sẽ đánh giá chung toàn hệ thống thông qua phần mềm 3DMark giúp mọi người có cái nhìn tổng quan hơn.
Fire Strike
Điểm tổng: 14134
Điểm đồ họa: 16808
Điểm vật lý: 20178
Fire Strike Extreme
Điểm tổng: 6983
Điểm đồ họa: 7308
Điểm vật lý: 20170
Fire Strike Ultra
Điểm tổng: 3674
Điểm đồ họa: 3645
Điểm vật lý: 20136
Time Spy
Điểm tổng: 5192
Điểm đồ họa: 4868
Điểm CPU: 8343
III – Hiệu năng đồ họa
Cinebench R15
_ Single Core: 176 CB
_ Multi Core: 1763 CB
_ GPU: 113.53 FPS
Cinebench R20
Bản cập nhật mới nhất của Cinebench có nhiều cải tiến hơn so với bản cũ. Cinebench R20 sử dụng bài thử nghiệm phức tạp hơn, đánh giá chính xác hơn hiệu năng của những CPU hiện đại sau này. Cải thiện độ chính xác điểm chuẩn cho các CPU hiện tại cũng như tương lai.
_ Single Core: 429 CB
_ Multi Core: 3936 CB
VRay Benchmark
Phần mềm dùng để chấm điểm CPU, GPU thông qua việc render hình ảnh bằng VRay. Thời gian để CPU hoàn thành công việc là 1 phút 17 giây.
Để test thực tế hơn về khả năng render của CPU thì mình sẽ mở file nội thất và ngoại thất và render thử xem. Mình sẽ dùng phần mềm 3DsMax và VRay 1.4 để render file. Nếu bạn muốn test thử xem hệ thống của mình mạnh đến đâu thì có thể download 2 file nội thất và ngoại thất để render theo link dưới đây:
_ Nội thất: https://drive.google.com/open?id=18yXLNG3NWA6iPwiyBTpOb7AXDFEbJ_5u
_ Ngoại thất: https://drive.google.com/open?id=1mJnis3IWPo7cFl8V22Al9Apz1RFxR8PM
VRay Nội thất
Với file nội thất, hệ thống mất 281.7 giây (Tầm khoảng 4 phút 41 giây) để hoàn thành công việc.
Ray Ngoại thất
Với file ngoại thất, hệ thống mất 251.4 giây (Tầm khoảng 4 phút 11 giây) để hoàn thành công việc.
Pov-ray Benchmark
Với Pov-ray Benchmark thì CPU cần tổng thời gian là 6 phút 8 giây để hoàn thành công việc, tốc độ trung bình trong quá trình render là 5628.97 PPS
Corona 1.3 Benchmark
Cũng là một trong những phần mềm đánh giá sức mạnh của CPU thông qua việc render hình ảnh. Với Corona thì Ryzen 7 2700X cần 2 phút 4 giây để hoàn thành việc render và tốc độ render là 3,888,380 Rays/giây
Blender Benchmark
Blender là một phần mềm đồ họa 3D miễn phí và nguồn mở, được sử dụng để làm phim hoạt hình, kỹ xảo, ảnh nghệ thuật, mẫu in 3D, phần mềm tương tác 3D và Video game. Với Blender người dùng có thể sử dụng CPU hay Card đồ họa để render hình ảnh. Trong bài test này mình sẽ sử dụng CPU để chấm điểm render thông qua bài chấm điểm nhanh. Tổng thời gian để hoàn thành việc render hình ảnh là 19 phút 9 giây.
IV – Kết luận
Qua những bài test trên phần nào mọi người cũng đã thấy khả năng xử lý công việc khá tốt của CPU này. Ryzen 7 2700x với ưu điểm nhiều nhân, nhiều luồng tỏ ra mạnh mẽ và có thể gánh vác tốt những tác vụ đồ họa, 3D, render nặng. Với mức giá chỉ khoảng tầm 9 triệu thì có lẽ khó có thể kiếm được CPU nào có được 8 nhân 16 luồng như Ryzen 7 2700x. Nếu cần một hệ thống mạnh mẽ để xử lý các công việc yêu cầu đa nhân đa luồng của CPU thì chắc đây là sản phẩm mà người dùng nên sở hữu.