Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Như thường lệ, mình đợi sau khi phim chiếu xong mới viết bài review, mà đến giờ này, phim Ròm đã đạt doanh thu quá tốt rồi. Chúc mừng cho điện ảnh Việt và các rạp chiếu trong mùa khó khăn.
Và cũng như thường lệ, mình lại ngược dòng.
Phim này bản chiếu ở Busan thế nào không biết, làm phim 8 năm cực khổ thế nào mình cũng không quan tâm, mình chỉ đánh giá dựa trên cảm nhận khi xem phim ngoài rạp. Ròm bản chiếu ở Việt Nam thực sự là một bộ phim dở, vì nó què cụt trong câu chuyện, thậm chí, nếu nó đầy đủ không bị cắt đi nữa, thì nó vẫn không có gì đột phá hay tư tưởng độc đáo.
Cách kể chuyện bằng những góc cận và đưa hình tượng “chạy” xuyên suốt phim để nói lên tâm tư của các nhân vật, “ai cũng phải chạy”, là một cách làm thú vị, nhưng nhàm chán. Tuy vậy, màu phim, góc quay, ánh sáng và bối cảnh của phim rất tốt, cái này rất đáng khen ngợi, nó thể hiện một lối làm phim đàng hoàng, một điều mà những bộ phim Việt luôn luôn phải hướng đến, để cho ra đời một tác phẩm chỉn chu, tôn trọng người xem.
Về câu chuyện của phim Ròm, như đã nói ở trên, nó cường điệu hóa và phi thực tế nhiều tình tiết, đương nhiên là để phục vụ cho ý đồ của câu chuyện nên thôi kệ chuyện phi lý số đề này. Nhưng cái cách dẫn dắt đường dây các tuyến nhân vật và lên xuống chương hồi đoạn, nén xuống và cao trào (như bản chiếu ở rạp) là rất không ổn. Chưa kể, mọi thứ chỉ đang rất lưng chừng, có lẽ đạo diễn muốn làm nhiều thứ, muốn nói nhiều điều, nên bị loãng và thiếu tập trung đi sâu vào cái cần nói, cái đáng nói nhất. Từ đó dẫn đến cách thể hiện con người của các nhân vật trong phim rất nhạt nhòa, nửa chừng và phơn phớt bên ngoài.
Về kiểm duyệt, nhờ cây kéo vàng thần thánh, phim Ròm đã trở thành một bộ phim rất “nát”, rất nhiều ý triển khai bị bỏ lửng và quan trọng hơn hết, những cảnh “key” như đốt chung cư lại trở thành những cảnh vô nghĩa, không ai hiểu anh đại ca wowy đòi làm chuyện đó làm gì? Theo như giải thích bên lề thì có vẻ như câu chuyện là có thế lực muốn lấy đất, nên mới dàn cảnh đốt chung cư, nhưng bị cắt béng mất chuyện đó. Thành ra phim là kiểu giật cục, đưa dây tình tiết ra, tới lúc tháo nút thì bị cắt luôn cái nút, còn lại mỗi cái dây trơ trọi đứt gãy. Mà méo hiểu, chuyện “ăn đất” ở cái đất nước này có gì lạ đâu mà cũng bị “phản ánh đúng hiện thực xã hội”. Parasite mà đưa cho Việt Nam cắt thì khéo từ phim Oscar thành phim “tổ cha” luôn.
Chúng ta hãy thôi ru ngủ nhau, chúng ta khen những cái đáng khen, và chê những cái cần chê. Chứ một cái phim không đầu không đũa mà cũng ráng khen được, thì khác nào thổi lỗ sáo cho Cục Điện Ảnh (bộ phận kiểm duyệt) lên đỉnh. Cục sẽ bảo, đấy tao cắt như thế mà chúng mày vẫn khen lấy khen để là phim hay, lần sau tao cứ cắt tiếp thôi, sao phải ngại ngùng.
Nếu “Xích Lô” của Trần Anh Hùng là một tuyệt phẩm, vì chả ai cắt xén gì, thì "Ròm" là một cái thứ gì đó chứ không phải thứ 7, CN.
Và cũng như thường lệ, mình lại ngược dòng.
Phim này bản chiếu ở Busan thế nào không biết, làm phim 8 năm cực khổ thế nào mình cũng không quan tâm, mình chỉ đánh giá dựa trên cảm nhận khi xem phim ngoài rạp. Ròm bản chiếu ở Việt Nam thực sự là một bộ phim dở, vì nó què cụt trong câu chuyện, thậm chí, nếu nó đầy đủ không bị cắt đi nữa, thì nó vẫn không có gì đột phá hay tư tưởng độc đáo.
Cách kể chuyện bằng những góc cận và đưa hình tượng “chạy” xuyên suốt phim để nói lên tâm tư của các nhân vật, “ai cũng phải chạy”, là một cách làm thú vị, nhưng nhàm chán. Tuy vậy, màu phim, góc quay, ánh sáng và bối cảnh của phim rất tốt, cái này rất đáng khen ngợi, nó thể hiện một lối làm phim đàng hoàng, một điều mà những bộ phim Việt luôn luôn phải hướng đến, để cho ra đời một tác phẩm chỉn chu, tôn trọng người xem.
Về câu chuyện của phim Ròm, như đã nói ở trên, nó cường điệu hóa và phi thực tế nhiều tình tiết, đương nhiên là để phục vụ cho ý đồ của câu chuyện nên thôi kệ chuyện phi lý số đề này. Nhưng cái cách dẫn dắt đường dây các tuyến nhân vật và lên xuống chương hồi đoạn, nén xuống và cao trào (như bản chiếu ở rạp) là rất không ổn. Chưa kể, mọi thứ chỉ đang rất lưng chừng, có lẽ đạo diễn muốn làm nhiều thứ, muốn nói nhiều điều, nên bị loãng và thiếu tập trung đi sâu vào cái cần nói, cái đáng nói nhất. Từ đó dẫn đến cách thể hiện con người của các nhân vật trong phim rất nhạt nhòa, nửa chừng và phơn phớt bên ngoài.
Về kiểm duyệt, nhờ cây kéo vàng thần thánh, phim Ròm đã trở thành một bộ phim rất “nát”, rất nhiều ý triển khai bị bỏ lửng và quan trọng hơn hết, những cảnh “key” như đốt chung cư lại trở thành những cảnh vô nghĩa, không ai hiểu anh đại ca wowy đòi làm chuyện đó làm gì? Theo như giải thích bên lề thì có vẻ như câu chuyện là có thế lực muốn lấy đất, nên mới dàn cảnh đốt chung cư, nhưng bị cắt béng mất chuyện đó. Thành ra phim là kiểu giật cục, đưa dây tình tiết ra, tới lúc tháo nút thì bị cắt luôn cái nút, còn lại mỗi cái dây trơ trọi đứt gãy. Mà méo hiểu, chuyện “ăn đất” ở cái đất nước này có gì lạ đâu mà cũng bị “phản ánh đúng hiện thực xã hội”. Parasite mà đưa cho Việt Nam cắt thì khéo từ phim Oscar thành phim “tổ cha” luôn.
Chúng ta hãy thôi ru ngủ nhau, chúng ta khen những cái đáng khen, và chê những cái cần chê. Chứ một cái phim không đầu không đũa mà cũng ráng khen được, thì khác nào thổi lỗ sáo cho Cục Điện Ảnh (bộ phận kiểm duyệt) lên đỉnh. Cục sẽ bảo, đấy tao cắt như thế mà chúng mày vẫn khen lấy khen để là phim hay, lần sau tao cứ cắt tiếp thôi, sao phải ngại ngùng.
Nếu “Xích Lô” của Trần Anh Hùng là một tuyệt phẩm, vì chả ai cắt xén gì, thì "Ròm" là một cái thứ gì đó chứ không phải thứ 7, CN.