Sẽ không ngạc nhiên nếu Apple quay trở lại sử dụng chứng nhận MFi như một quân bài chiến lược.
Luật mới của EU, và mới đây là Ấn Độ, về tiêu chuẩn cổng sạc USB-C được đưa ra nhằm mục đích làm cho tất cả các loại cáp sạc có thể hoán đổi cho nhau. Nhưng một tin đồn mới về iPhone 15 cho biết Apple đã tìm ra cách để thay đổi khái niệm này theo hướng có lợi cho mình.
Về cơ bản, các quy định mới yêu cầu một tiêu chuẩn sạc chung, cụ thể là USB-C, đã được Liên minh Châu Âu hoàn thiện vào tháng 10 năm 2022. Ngày luật có hiệu lực, cộng với những thiết bị được áp dụng, có nghĩa là iPhone 15 “có thể” có USB-C, nhưng iPhone 17 chắc chắn sẽ phải có cổng sạc này.
Nhưng tin đồn chưa được kiểm chứng đăng trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc nói rằng Apple có thể sẽ tuân thủ nội dung của luật, nhưng sẽ lách luật để vẫn giữ nguyên phong cách kinh doanh của mình.
"Apple đã tạo ra một loại tiêu chuẩn IC tương tự trên cáp lightning cho cáp Type-C của riêng mình, sẽ được sử dụng trên iPhone mới trong năm nay và chứng nhận MFi cho các thiết bị ngoại vi", một người dùng tự xưng là chuyên gia chip điện thoại di động đã chia sẻ.
"MFi" trong trường hợp này là viết tắt của chương trình chứng nhận "Made for iPhone" của Apple. Trong chương trình, Apple sẽ phê duyệt các phụ kiện, bán các bộ phận như đầu nối và cung cấp chip cho mục đích xác thực. Từ năm 2014, Apple đã cắt giảm phí áp dụng cho hệ thống cấp phép này và giờ đây nó ít được biết đến, nhưng vẫn còn hiệu lực.
Phiên bản quy định hiện tại trên trang "Made for iPhone" của Apple cho biết: "Chương trình cung cấp cho bạn quyền truy cập vào các thông số kỹ thuật và tài nguyên cần thiết để tạo các phụ kiện giao tiếp với các thiết bị của Apple bằng cách sử dụng các công nghệ và thành phần MFi" .
Nếu thông tin trên là chính xác, có thể Apple sẽ yêu cầu người dùng sử dụng cáp USB-C đã được chứng nhận thông qua chương trình MFi. Khi người dùng cố gắng kết nối thiết bị với các loại cáp USB-C chưa được chứng nhận, họ có thể được thông báo rằng cáp này chưa được chứng nhận và bị hạn chế về khả năng cung cấp điện năng, tốc độ dữ liệu hoặc cả hai.
Tuy nhiên, đã có cổng sạc USB-C trên dòng iPad. Và không có dấu hiệu nào cho thấy tồn tại bất kỳ giới hạn tương tự nào về loại cáp có thể được sử dụng cho thiết bị này.
Đáp trả các nhà lập pháp EU về quy tắc mới về tiêu chuẩn cổng sạc chung, Apple đã lập luận rằng điều đó sẽ tạo ra nhiều rác thải điện tử hơn.
Người cung cấp tin đồn ở trên không rõ danh tính và những tuyên bố mà họ đưa ra về kinh nghiệm trong ngành là không thể xác nhận. Chương trình MFi của Apple đã chứng kiến việc giảm doanh thu trong những năm qua và như đã đề cập, chưa có dấu hiệu cho thấy sự tồn tại trên các bộ sạc và cáp USB-C cho dòng iPad. Nhưng chỉ với một bản cập nhật, Apple có thể thay đổi tất cả và theo luật, họ dường như sẽ không sai.
Luật mới của EU, và mới đây là Ấn Độ, về tiêu chuẩn cổng sạc USB-C được đưa ra nhằm mục đích làm cho tất cả các loại cáp sạc có thể hoán đổi cho nhau. Nhưng một tin đồn mới về iPhone 15 cho biết Apple đã tìm ra cách để thay đổi khái niệm này theo hướng có lợi cho mình.
Về cơ bản, các quy định mới yêu cầu một tiêu chuẩn sạc chung, cụ thể là USB-C, đã được Liên minh Châu Âu hoàn thiện vào tháng 10 năm 2022. Ngày luật có hiệu lực, cộng với những thiết bị được áp dụng, có nghĩa là iPhone 15 “có thể” có USB-C, nhưng iPhone 17 chắc chắn sẽ phải có cổng sạc này.
Nhưng tin đồn chưa được kiểm chứng đăng trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc nói rằng Apple có thể sẽ tuân thủ nội dung của luật, nhưng sẽ lách luật để vẫn giữ nguyên phong cách kinh doanh của mình.
"Apple đã tạo ra một loại tiêu chuẩn IC tương tự trên cáp lightning cho cáp Type-C của riêng mình, sẽ được sử dụng trên iPhone mới trong năm nay và chứng nhận MFi cho các thiết bị ngoại vi", một người dùng tự xưng là chuyên gia chip điện thoại di động đã chia sẻ.
"MFi" trong trường hợp này là viết tắt của chương trình chứng nhận "Made for iPhone" của Apple. Trong chương trình, Apple sẽ phê duyệt các phụ kiện, bán các bộ phận như đầu nối và cung cấp chip cho mục đích xác thực. Từ năm 2014, Apple đã cắt giảm phí áp dụng cho hệ thống cấp phép này và giờ đây nó ít được biết đến, nhưng vẫn còn hiệu lực.
Phiên bản quy định hiện tại trên trang "Made for iPhone" của Apple cho biết: "Chương trình cung cấp cho bạn quyền truy cập vào các thông số kỹ thuật và tài nguyên cần thiết để tạo các phụ kiện giao tiếp với các thiết bị của Apple bằng cách sử dụng các công nghệ và thành phần MFi" .
Nếu thông tin trên là chính xác, có thể Apple sẽ yêu cầu người dùng sử dụng cáp USB-C đã được chứng nhận thông qua chương trình MFi. Khi người dùng cố gắng kết nối thiết bị với các loại cáp USB-C chưa được chứng nhận, họ có thể được thông báo rằng cáp này chưa được chứng nhận và bị hạn chế về khả năng cung cấp điện năng, tốc độ dữ liệu hoặc cả hai.
Tuy nhiên, đã có cổng sạc USB-C trên dòng iPad. Và không có dấu hiệu nào cho thấy tồn tại bất kỳ giới hạn tương tự nào về loại cáp có thể được sử dụng cho thiết bị này.
Đáp trả các nhà lập pháp EU về quy tắc mới về tiêu chuẩn cổng sạc chung, Apple đã lập luận rằng điều đó sẽ tạo ra nhiều rác thải điện tử hơn.
Người cung cấp tin đồn ở trên không rõ danh tính và những tuyên bố mà họ đưa ra về kinh nghiệm trong ngành là không thể xác nhận. Chương trình MFi của Apple đã chứng kiến việc giảm doanh thu trong những năm qua và như đã đề cập, chưa có dấu hiệu cho thấy sự tồn tại trên các bộ sạc và cáp USB-C cho dòng iPad. Nhưng chỉ với một bản cập nhật, Apple có thể thay đổi tất cả và theo luật, họ dường như sẽ không sai.
Theo Genk