Báo điện tử Thanh Niên vừa qua đã triển khai trợ lý ảo, mang đến trải nghiệm đọc báo mới đầy bất ngờ và cực kỳ tiện lợi.
Trợ lý ảo Thanh Niên với giao diện thân thiện nằm ở góc phải màn hình
“Chào Thanh Niên” – khẩu lệnh kích hoạt trợ lý ảo
Nếu đã từng sử dụng những trợ lý ảo như là Siri (của iOS), ‘chị Google’, Alexa, Bixby (trên điện thoại Samsung)… thì trải nghiệm trợ lý ảo trên Thanh Niên cũng dễ dàng như vậy. Chỉ với một câu nói đơn giản “Chào Thanh Niên!” là ngay lập tức trợ lý ảo phản hồi, chờ nhận lệnh tiếp theo từ người dùng.
Cá nhân mà nói, việc đặt tên cho con AI (trí tuệ nhân tạo – hoặc trợ lý ảo này) cùng với tên của báo lại là một điều hay. Gợi nhớ đến câu nói: “Đâu cần, thanh niên có. Đâu khó, có thanh niên!” Sau khi đăng nhập và kích hoạt micro trên ứng dụng, AI của Thanh Niên sẽ liên tục nhận khẩu lệnh. Từ những câu nói đơn giản, cho đến những câu phức tạp.
Một số khẩu lệnh thông thường mà trợ lý ảo Thanh Niên có thể nhận ra, như là:
Độc giả cần đăng nhập tài khoản để giúp trợ lý ảo cá nhân hóa nội dung
Trải nghiệm đọc báo thông minh cùng trí tuệ nhân tạo
Vì là một trợ lý ảo dựa trên thông tin người dùng để điều chỉnh sự tương tác cũng như nội dung, cho nên trải nghiệm của AI Thanh Niên có thể sẽ khác với nhiều người. Theo cá nhân thì, trải nghiệm ban đầu khá suôn sẻ và không gặp trở ngại nào.
Đầu tiên là khả năng tương thích, trợ lý ảo xuất hiện được trên hầu hết trình duyệt phổ biến như là Chrome, Edge, Firefox… Logo của trợ lý rất nổi bật, dễ dàng thu hút sự chú ý của người dùng.
Với lần click chuột đầu tiên, trợ lý ảo sẽ yêu cầu chúng ta đăng nhập bằng tài khoản Google hoặc Facebook. Có lẽ đây là bước đầu lấy thông tin cá nhân để điều chỉnh nội dung cho phù hợp. Chẳng hạn như theo lứa tuổi, theo giới tính, vùng miền, ngôn ngữ…
Trong suốt quá trình “đọc báo thông minh”, trợ lý ảo (thông qua trình duyệt sẽ liên tục ghi âm và nhận diện giọng nói). Do đó, nếu nhận thấy trợ lý không phản hồi, chúng ta có thể check phần micro trong trình duyệt. Sau một thời gian trải nghiệm đáng kể, hơn 1 ngày, mình có cảm nhận như sau.
Về giọng nói, AI lấy nguồn từ Google Dịch, không có quá nhiều ấn tượng, vẫn rất dễ hiểu và hoàn thành tốt mục tiêu. AI phản hồi rất nhanh trước những khẩu lệnh quen thuộc (Chào Thanh Niên, đọc bài này, mở trang này, tin nào hot…). Tuy nhiên đôi lúc vẫn gặp độ trễ, có lẽ là do đường truyền, tiếng ồn hoặc những chương trình khác đang sử dụng micro (như là ứng dụng chat Zoom, Skype, Zalo…).
Vì là một AI liên tục tiếp nhận thông tin và phát triển, cho nên rất cần những bài viết từ chính người dùng, từ các chuyên gia… Điều này không chỉ làm phong phú thêm nguồn nội dung mà còn góp phần cho sự phát triển của “não bộ” AI đọc báo này.
Trợ lý ảo còn nhiều tiềm năng phát triển
Mặc dù cung cấp phản hồi và trải nghiệm thông minh ở mức độ căn bản rất tốt; AI của Thanh Niên vẫn còn nhiều chỗ cần khắc phục để giữ vị trí tiên phong trên hành trình sắp tới.
Đầu tiên, giọng đọc hơi khô cứng một chút. Dĩ nhiên, trong những phản hồi hỏi nhanh – đáp gọn, điều này không quan trọng lắm. Thiết nghĩ, để hoàn thiện hơn, nên có giọng đọc người thật, chuẩn âm thanh thì cảm giác sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều và gần với trải nghiệm đọc báo nói hoặc là audio book.
Tiếp theo, trợ lý ảo vẫn gặp khó khăn khi nhận khẩu lệnh phức tạp hoặc là trong môi trường nhiều tiếng ồn. Với điểm này thì, người dùng cần vào những không gian yên tĩnh hơn một chút, như là quán cà phê, phòng làm việc… Chứ mà ra khẩu lệnh ngay giữa đường xá tấp nập là thua.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể chat với trợ lý ảo theo cách truyền thống.
Dự đoán
Việc Thanh Niên triển khai AI vào báo điện tử sẽ giúp định hình thói quen mới của độc giả. Ngoài ra, còn giúp cho trải nghiệm đọc báo trở nên dễ dàng, thuận tiện và tiện nghi hơn; đặc biệt với những người khiếm khuyết.
Song song đó, cơ chế đọc báo bằng miệng, bằng tai mà không phải bằng mắt giúp cho độc giả hiện đại có thể nâng cao nâng suất công việc của mình trong những hoàn cảnh yêu cầu đa nhiệm. Thêm nữa, công cụ trí tuệ nhân tạo này sẽ giúp các bậc cha mẹ an tâm hơn khi con em mình có thể tiếp cận thông tin mà không cần sử dụng màn hình điện tử quá nhiều.
Tóm lại, đây thực sự là công nghệ với tầm nhìn sâu sắc cho bất kỳ nhà xuất bản nội dung nào. Công nghệ AI cho phép nhà xuất bản nội dung có những nghiên cứu và hiểu biết nhiều hơn, sâu hơn về sở thích, thói quen của người dùng. Từ đó công cụ trang bị khả năng thiết kế những nội dung và trải nghiệm mới mẻ và hiệu quả hơn cho người dùng.
Trợ lý ảo Thanh Niên với giao diện thân thiện nằm ở góc phải màn hình
“Chào Thanh Niên” – khẩu lệnh kích hoạt trợ lý ảo
Nếu đã từng sử dụng những trợ lý ảo như là Siri (của iOS), ‘chị Google’, Alexa, Bixby (trên điện thoại Samsung)… thì trải nghiệm trợ lý ảo trên Thanh Niên cũng dễ dàng như vậy. Chỉ với một câu nói đơn giản “Chào Thanh Niên!” là ngay lập tức trợ lý ảo phản hồi, chờ nhận lệnh tiếp theo từ người dùng.
Cá nhân mà nói, việc đặt tên cho con AI (trí tuệ nhân tạo – hoặc trợ lý ảo này) cùng với tên của báo lại là một điều hay. Gợi nhớ đến câu nói: “Đâu cần, thanh niên có. Đâu khó, có thanh niên!” Sau khi đăng nhập và kích hoạt micro trên ứng dụng, AI của Thanh Niên sẽ liên tục nhận khẩu lệnh. Từ những câu nói đơn giản, cho đến những câu phức tạp.
Một số khẩu lệnh thông thường mà trợ lý ảo Thanh Niên có thể nhận ra, như là:
- Chào Thanh Niên
- Về trang chủ
- Hôm nay có tin gì mới?
- Đọc tin này
- Đọc tóm tắt bài này
- Dừng lại
- Hôm nay có tin nào hot nhất?
- Kéo lên / Kéo xuống
- Đổi giọng nữ / nam
- Hãy mở mục ABC
- Đọc tin mới nhất mục ABC
- Phát bài “Hoa nở không màu?”
- Tìm bài mới nhất của tác giả …?
Độc giả cần đăng nhập tài khoản để giúp trợ lý ảo cá nhân hóa nội dung
Vì là một trợ lý ảo dựa trên thông tin người dùng để điều chỉnh sự tương tác cũng như nội dung, cho nên trải nghiệm của AI Thanh Niên có thể sẽ khác với nhiều người. Theo cá nhân thì, trải nghiệm ban đầu khá suôn sẻ và không gặp trở ngại nào.
Đầu tiên là khả năng tương thích, trợ lý ảo xuất hiện được trên hầu hết trình duyệt phổ biến như là Chrome, Edge, Firefox… Logo của trợ lý rất nổi bật, dễ dàng thu hút sự chú ý của người dùng.
Với lần click chuột đầu tiên, trợ lý ảo sẽ yêu cầu chúng ta đăng nhập bằng tài khoản Google hoặc Facebook. Có lẽ đây là bước đầu lấy thông tin cá nhân để điều chỉnh nội dung cho phù hợp. Chẳng hạn như theo lứa tuổi, theo giới tính, vùng miền, ngôn ngữ…
Trong suốt quá trình “đọc báo thông minh”, trợ lý ảo (thông qua trình duyệt sẽ liên tục ghi âm và nhận diện giọng nói). Do đó, nếu nhận thấy trợ lý không phản hồi, chúng ta có thể check phần micro trong trình duyệt. Sau một thời gian trải nghiệm đáng kể, hơn 1 ngày, mình có cảm nhận như sau.
Về giọng nói, AI lấy nguồn từ Google Dịch, không có quá nhiều ấn tượng, vẫn rất dễ hiểu và hoàn thành tốt mục tiêu. AI phản hồi rất nhanh trước những khẩu lệnh quen thuộc (Chào Thanh Niên, đọc bài này, mở trang này, tin nào hot…). Tuy nhiên đôi lúc vẫn gặp độ trễ, có lẽ là do đường truyền, tiếng ồn hoặc những chương trình khác đang sử dụng micro (như là ứng dụng chat Zoom, Skype, Zalo…).
Vì là một AI liên tục tiếp nhận thông tin và phát triển, cho nên rất cần những bài viết từ chính người dùng, từ các chuyên gia… Điều này không chỉ làm phong phú thêm nguồn nội dung mà còn góp phần cho sự phát triển của “não bộ” AI đọc báo này.
Trợ lý ảo còn nhiều tiềm năng phát triển
Mặc dù cung cấp phản hồi và trải nghiệm thông minh ở mức độ căn bản rất tốt; AI của Thanh Niên vẫn còn nhiều chỗ cần khắc phục để giữ vị trí tiên phong trên hành trình sắp tới.
Đầu tiên, giọng đọc hơi khô cứng một chút. Dĩ nhiên, trong những phản hồi hỏi nhanh – đáp gọn, điều này không quan trọng lắm. Thiết nghĩ, để hoàn thiện hơn, nên có giọng đọc người thật, chuẩn âm thanh thì cảm giác sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều và gần với trải nghiệm đọc báo nói hoặc là audio book.
Tiếp theo, trợ lý ảo vẫn gặp khó khăn khi nhận khẩu lệnh phức tạp hoặc là trong môi trường nhiều tiếng ồn. Với điểm này thì, người dùng cần vào những không gian yên tĩnh hơn một chút, như là quán cà phê, phòng làm việc… Chứ mà ra khẩu lệnh ngay giữa đường xá tấp nập là thua.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể chat với trợ lý ảo theo cách truyền thống.
Việc Thanh Niên triển khai AI vào báo điện tử sẽ giúp định hình thói quen mới của độc giả. Ngoài ra, còn giúp cho trải nghiệm đọc báo trở nên dễ dàng, thuận tiện và tiện nghi hơn; đặc biệt với những người khiếm khuyết.
Song song đó, cơ chế đọc báo bằng miệng, bằng tai mà không phải bằng mắt giúp cho độc giả hiện đại có thể nâng cao nâng suất công việc của mình trong những hoàn cảnh yêu cầu đa nhiệm. Thêm nữa, công cụ trí tuệ nhân tạo này sẽ giúp các bậc cha mẹ an tâm hơn khi con em mình có thể tiếp cận thông tin mà không cần sử dụng màn hình điện tử quá nhiều.
Tóm lại, đây thực sự là công nghệ với tầm nhìn sâu sắc cho bất kỳ nhà xuất bản nội dung nào. Công nghệ AI cho phép nhà xuất bản nội dung có những nghiên cứu và hiểu biết nhiều hơn, sâu hơn về sở thích, thói quen của người dùng. Từ đó công cụ trang bị khả năng thiết kế những nội dung và trải nghiệm mới mẻ và hiệu quả hơn cho người dùng.