Xin chào mọi người, trong video ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau trên tay và trải nghiệm nhanh chiếc in-ear Razer Hammerhead TWS phiên bản 2021.
NGOẠI HÌNH & TÊN GỌI
Cá nhân mà nói, tên gọi mà Razer đặt cho dòng sản phẩm tai nghe không dây dễ gây hiểu nhầm. Trước đó cũng đã có một mẫu tên là Hammerhead nhưng là mà thiết kế ear-bud. Còn, mẫu mà mình đang trên tay thuộc kiểu in-ear.
Về phần đóng gói, phần vỏ hộp khá là gọn gàng, tương đương kích cỡ với các mẫu true wireless thường thấy trên thị trường. Trên nắp hộp có ghi các tính năng nổi bật, như là: chống ồn chủ động ANC, chế độ game độ trễ 60ms, thiết kế in-ear, vâng vâng và vâng vâng.
À, còn một điểm đáng lưu ý là sản phẩm này đạt chứng nhận Razer Chroma RGB, tức là trong quá trình sử dụng sẽ có đèn LED đổi màu rất ấn tượng và đẹp mắt. Chứng nhận Razer Chroma RGB trước đó đã xuất hiện trên khá nhiều thiết bị từ Razer, đặc biệt là những sản phẩm chuyên về game, ví dụ như tai nghe, chuột chơi game, bàn phím máy tính…
MỞ HỘP
Bên trong chúng ta có: 1 cặp tai nghe, 1 kén sạc, 1 dây cáp, bộ tip nhiều kích cỡ và giấy hướng dẫn sử dụng. Mọi thứ có vẻ rất chỉnh chu và đầy đủ.
Có thể thấy, kén sạc được làm khá vuông vắn với các góc được bo cong. Lớp sơn phủ bên ngoài hơi nhám một chút và có một độ bóng nhè nhẹ. Ở bên trên, ta có logo của nhà sản xuất Razer. Bên dưới là cổng sạc USB-C. Phía sau là số seri và nơi sản xuất. Gần ở phần mở nắp có đèn LED báo tín hiệu.
Khác với vỏ hộp được sơn nhám, cả hai chiếc in-ear đều được sơn bóng, khá là trơn. Điều này khiến mình gặp một chút khó khăn khi lấy tai nghe ra khỏi hộp.
Khu vực logo Razer trên mỗi chiếc tai nghe cũng trông rất bóng bẩy. Đây cũng là nơi tích hợp điều khiển và đèn LED nhiều màu sắc. Bên cạnh đó, còn một điểm mình rất thích ở chiếc tai nghe này là nó khá nhẹ so với ngoại hình. Nhưng mà build thì lại rất chắc chắn, chất lượng hoàn thiện tốt.
TRẢI NGHIỆM & TÍNH NĂNG
Trong lần tháo ra đầu tiên, các tai nghe sẽ cùng nhau chớp nháy, chờ được ghép cặp với thiết bị di động. Chúng ta có thể ghép cặp tai nghe qua kết nối Bluetooth. Ngoài ra, mình khuyên mọi người cài đặt thêm 2 ứng dụng đồng hành.
Cá nhân mà nói, việc đổi màu sắc cho chiếc logo này khá là thú vị. Tuy nhiên, tính năng này sẽ ảnh hưởng đến thời lượng phát nhạc của tai nghe. Cho nên, mình không dùng thường xuyên lắm và khi nào thấy thích thì mới dùng thôi.
Tiếp theo là app Razer Audio. Ứng dụng chỉnh EQ có giao diện rất chuyên nghiệp. Bên cạnh tính năng chỉnh EQ, chúng ta có thể gán trở lại các thao tác chạm để điều khiển tai nghe. Ngoài ra, thông qua Razer Audio, ta cũng có thể kích hoạt tính năng chống ồn chủ động (hay còn gọi là ANC).
Cảm giác đeo trên tai của Razer Hammerhead TWS rất tốt và cực kỳ thoải mái. Nếu để ý kỹ, ta sẽ thấy phần ống dẫn âm và đầu tip của tai nghe được bóp lại, tạo thành một hình bầu dục chứ không phải hình tròn như nhiều tai nghe khác.
Thiết kế này mình đã thấy trước đó trên mẫu Hammerhead X. Có vẻ như là, Razer rất muốn cạnh tranh nên đã mang thiết kế của một mẫu đầu bảng xuống phân khúc phổ thông hơn.
Về điều khiển, mình không thích cảm ứng chạm cho lắm, vì dễ bị bấm nhầm mỗi khi tay bị ướt hoặc đổ mồ hôi. Vì vậy, trong suốt quá trình trải nghiệm, mình chủ yếu điều khiển tai nghe qua ứng dụng trên điện thoại.
ANC trên Razer Hammerhead TWS nằm ở mức độ khá. Tai nghe có khả năng khử ồn ở những môi trường có tiếng ồn lớn như là đường xá, quán cà phê, công trường… Tuy nhiên, tiếng ồn vẫn chưa xử lý triệt để. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì đầu tip của tai nghe đeo rất thoải mái, có nghĩa là nó chưa kín tai, nên một vài âm thanh lớn vẫn có thể đi vào.
Về kết nối không dây, trong suốt quá trình sử dụng, tai nghe cho kết nối ổn định, gần như không có hiện tượng giật lag hay là bị ngắt. Đây là một điểm cộng lớn cho Razer Hammerhead TWS, cho phép người dùng nghe nhạc thư giãn trong thời gian dài mà không bị khó chịu.
Bên cạnh đó, Razer Hammerhead TWS còn có chế độ chơi game. Tính năng này cung cấp độ trễ thấp, khoảng 60ms, rất lý tưởng cho các game thủ yêu cầu độ chính xác cao.
CHẤT LƯỢNG ÂM THANH
Mặc dù là một tai nghe chơi game, nhưng mình lại rất ấn tượng với chất âm của Razer Hammerhead TWS khi so sánh với các tai nghe khác nằm cùng phân khúc giá khoảng 2 triệu.
Razer Hammerhead TWS cho âm thanh khá cân bằng; thể hiện được tinh thần của các bài nhạc, lúc chậm, lúc nhanh, lúc vui, lúc buồn… Cá nhân thì mình thấy Razer Hammerhead TWS chơi tốt những bài EDM, dance, pop… có tiết tấu rộn ràng, tạo nên hứng khởi. Những bài giúp các game thủ trở nên phấn chấn, lấy lại tinh thần.
Ví dụ như là:
KẾT LUẬN
Sở hữu ngoại hình ấn tượng cùng các tính năng phục vụ mục đích giải trí, chơi game; Razer Hammerhead TWS là chiếc tai nghe phù hợp với đối tượng người dùng game thủ, bao gồm cả người chơi của hệ sinh thái Razer.
Mặc dù có một vài điểm không ưng ý nhưng mình đánh giá đây là một sản phẩm tốt, rất hoàn thiện và có thể sử dụng ổn định trong thời gian dài.
NGOẠI HÌNH & TÊN GỌI
Cá nhân mà nói, tên gọi mà Razer đặt cho dòng sản phẩm tai nghe không dây dễ gây hiểu nhầm. Trước đó cũng đã có một mẫu tên là Hammerhead nhưng là mà thiết kế ear-bud. Còn, mẫu mà mình đang trên tay thuộc kiểu in-ear.
Về phần đóng gói, phần vỏ hộp khá là gọn gàng, tương đương kích cỡ với các mẫu true wireless thường thấy trên thị trường. Trên nắp hộp có ghi các tính năng nổi bật, như là: chống ồn chủ động ANC, chế độ game độ trễ 60ms, thiết kế in-ear, vâng vâng và vâng vâng.
À, còn một điểm đáng lưu ý là sản phẩm này đạt chứng nhận Razer Chroma RGB, tức là trong quá trình sử dụng sẽ có đèn LED đổi màu rất ấn tượng và đẹp mắt. Chứng nhận Razer Chroma RGB trước đó đã xuất hiện trên khá nhiều thiết bị từ Razer, đặc biệt là những sản phẩm chuyên về game, ví dụ như tai nghe, chuột chơi game, bàn phím máy tính…
MỞ HỘP
Bên trong chúng ta có: 1 cặp tai nghe, 1 kén sạc, 1 dây cáp, bộ tip nhiều kích cỡ và giấy hướng dẫn sử dụng. Mọi thứ có vẻ rất chỉnh chu và đầy đủ.
Có thể thấy, kén sạc được làm khá vuông vắn với các góc được bo cong. Lớp sơn phủ bên ngoài hơi nhám một chút và có một độ bóng nhè nhẹ. Ở bên trên, ta có logo của nhà sản xuất Razer. Bên dưới là cổng sạc USB-C. Phía sau là số seri và nơi sản xuất. Gần ở phần mở nắp có đèn LED báo tín hiệu.
Khác với vỏ hộp được sơn nhám, cả hai chiếc in-ear đều được sơn bóng, khá là trơn. Điều này khiến mình gặp một chút khó khăn khi lấy tai nghe ra khỏi hộp.
Khu vực logo Razer trên mỗi chiếc tai nghe cũng trông rất bóng bẩy. Đây cũng là nơi tích hợp điều khiển và đèn LED nhiều màu sắc. Bên cạnh đó, còn một điểm mình rất thích ở chiếc tai nghe này là nó khá nhẹ so với ngoại hình. Nhưng mà build thì lại rất chắc chắn, chất lượng hoàn thiện tốt.
TRẢI NGHIỆM & TÍNH NĂNG
Trong lần tháo ra đầu tiên, các tai nghe sẽ cùng nhau chớp nháy, chờ được ghép cặp với thiết bị di động. Chúng ta có thể ghép cặp tai nghe qua kết nối Bluetooth. Ngoài ra, mình khuyên mọi người cài đặt thêm 2 ứng dụng đồng hành.
(1) là Razer Chroma RGB để thay đổi màu sắc của phần logo
(2) là Razer Audio để tuỳ chỉnh EQ và thay đổi các thao tác cảm ứng
(2) là Razer Audio để tuỳ chỉnh EQ và thay đổi các thao tác cảm ứng
Cá nhân mà nói, việc đổi màu sắc cho chiếc logo này khá là thú vị. Tuy nhiên, tính năng này sẽ ảnh hưởng đến thời lượng phát nhạc của tai nghe. Cho nên, mình không dùng thường xuyên lắm và khi nào thấy thích thì mới dùng thôi.
Tiếp theo là app Razer Audio. Ứng dụng chỉnh EQ có giao diện rất chuyên nghiệp. Bên cạnh tính năng chỉnh EQ, chúng ta có thể gán trở lại các thao tác chạm để điều khiển tai nghe. Ngoài ra, thông qua Razer Audio, ta cũng có thể kích hoạt tính năng chống ồn chủ động (hay còn gọi là ANC).
Cảm giác đeo trên tai của Razer Hammerhead TWS rất tốt và cực kỳ thoải mái. Nếu để ý kỹ, ta sẽ thấy phần ống dẫn âm và đầu tip của tai nghe được bóp lại, tạo thành một hình bầu dục chứ không phải hình tròn như nhiều tai nghe khác.
Thiết kế này mình đã thấy trước đó trên mẫu Hammerhead X. Có vẻ như là, Razer rất muốn cạnh tranh nên đã mang thiết kế của một mẫu đầu bảng xuống phân khúc phổ thông hơn.
Về điều khiển, mình không thích cảm ứng chạm cho lắm, vì dễ bị bấm nhầm mỗi khi tay bị ướt hoặc đổ mồ hôi. Vì vậy, trong suốt quá trình trải nghiệm, mình chủ yếu điều khiển tai nghe qua ứng dụng trên điện thoại.
ANC trên Razer Hammerhead TWS nằm ở mức độ khá. Tai nghe có khả năng khử ồn ở những môi trường có tiếng ồn lớn như là đường xá, quán cà phê, công trường… Tuy nhiên, tiếng ồn vẫn chưa xử lý triệt để. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì đầu tip của tai nghe đeo rất thoải mái, có nghĩa là nó chưa kín tai, nên một vài âm thanh lớn vẫn có thể đi vào.
Về kết nối không dây, trong suốt quá trình sử dụng, tai nghe cho kết nối ổn định, gần như không có hiện tượng giật lag hay là bị ngắt. Đây là một điểm cộng lớn cho Razer Hammerhead TWS, cho phép người dùng nghe nhạc thư giãn trong thời gian dài mà không bị khó chịu.
Bên cạnh đó, Razer Hammerhead TWS còn có chế độ chơi game. Tính năng này cung cấp độ trễ thấp, khoảng 60ms, rất lý tưởng cho các game thủ yêu cầu độ chính xác cao.
CHẤT LƯỢNG ÂM THANH
Mặc dù là một tai nghe chơi game, nhưng mình lại rất ấn tượng với chất âm của Razer Hammerhead TWS khi so sánh với các tai nghe khác nằm cùng phân khúc giá khoảng 2 triệu.
Razer Hammerhead TWS cho âm thanh khá cân bằng; thể hiện được tinh thần của các bài nhạc, lúc chậm, lúc nhanh, lúc vui, lúc buồn… Cá nhân thì mình thấy Razer Hammerhead TWS chơi tốt những bài EDM, dance, pop… có tiết tấu rộn ràng, tạo nên hứng khởi. Những bài giúp các game thủ trở nên phấn chấn, lấy lại tinh thần.
Ví dụ như là:
- The Kid LAROI, Justin Bieber - STAY
- AJR - Way Less Sad
- BLACKPINK - AS IF IT'S YOUR LAST
- TWICE - The Feels
KẾT LUẬN
Sở hữu ngoại hình ấn tượng cùng các tính năng phục vụ mục đích giải trí, chơi game; Razer Hammerhead TWS là chiếc tai nghe phù hợp với đối tượng người dùng game thủ, bao gồm cả người chơi của hệ sinh thái Razer.
Mặc dù có một vài điểm không ưng ý nhưng mình đánh giá đây là một sản phẩm tốt, rất hoàn thiện và có thể sử dụng ổn định trong thời gian dài.
Chỉnh sửa lần cuối: