torune
Film critic
Toy Story 4 vẫn cho thấy được chất sáng tạo của Pixar dựa trên những nhân vật có tuổi đời lớn hơn nhiều khán giả ra rạp. Nhưng, cảm nhận của lứa khán giả mới cho Toy Story sẽ rất khác so với cảm nhận của những người từng đến với phim vào trước năm 2000.
Với nhiều người, nhắc tới Toy Story là một bầu trời kỷ niệm ùa về. Xuất hiện vào năm 1995, phần đầu tiên của phim ngay lập tức trở thành một hiện tượng, đặt nền móng cho Pixar và cả một franchise dây mơ rễ má từ màn ảnh cho đến các shop đồ chơi.
Trước thành công của Toy Story, sự ra đời của hai phần phim sau cũng là điều dễ hiểu với những nhà kinh doanh. Đáng mừng là Pixar lẫn Toy Story luôn không ngừng ‘tiến hóa’ ở đồ họa và cách kể chuyện – hai yếu tố mà rất nhiều nhà làm phim hoạt hình khác khó tìm được điểm cân bằng.
Và tới hôm nay, phần 4 của Toy Story đã ra rạp. Chất lượng của những phần trước ngay lập tức trở thành thách thức cho Toy Story đồng thời đẩy kỳ vọng của người hâm mộ lên rất cao. Đó là chưa kể ‘lời nguyền phần 4’ đã và đang chi phối nhiều làm nhà phim, khiến họ gói ghém những câu chuyện thành một bộ tam (triology).
Không biết cảm nhận của bạn như thế nào; với torune, Toy Story 4 là một phim xem… được. Tuy không có những cảm xúc vỡ òa như các phần trước; nhưng, phim cho thấy quan điểm của người viết truyện, lẫn nhân vật, đều thay đổi – mình dùng sẽ từ ‘tiến hóa’ – bằng cách này hay cách khác. Toy Story 4 không nhàm chán. Chỉ có điều, những ai mong đợi cảm xúc giống y đúc những gì mà họ đã trải qua trong 3 phần trước sẽ không tìm được thứ họ muốn.
Toy Story 4 là câu chuyện về sự trưởng thành trong suy nghĩ của các đồ chơi. Sự trưởng thành – hay có thể xem là sự thay đổi về quan điểm – ban đầu khó chấp nhận. Nhưng rồi, thời gian trôi qua, biến cố xuất hiện và cả sự thay đổi đến từ những thứ quen thuộc; không sớm thì muộn, những cái đầu ngoan cố cuối cùng rồi cũng sẽ buông xuôi, trôi theo hiện thực để dần cảm thấy thoải mái hơn.
Thật ra, hướng đi cho câu chuyện của Toy Story 4 là đúng, chứ không phải không; bởi, không còn hướng đi nào khác nữa cả. Toy Story 4 bất ngờ làm mình liên tưởng đến Logan. Hai phim có điểm chung ở chỗ: Tạo không khí hoài niệm ‘cực mạnh’ ngay từ những phút đầu và sau đó tiến nhanh tới ‘pha trầm’ của các nhân vật chính.
Dĩ nhiên, Toy Story 4 không trĩu nặng kiểu ‘no country for old man’ như Logan. Nhưng thông điệp thì đúng là vậy. Một lời tiễn biệt được làm thận trọng, nhẹ nhàng. Một hành trình trưởng thành (coming-of-age) dành cho các đồ chơi.
Pixar một lần nữa làm nên điều kỳ diệu, theo một cách khác, với Toy Story 4! Có một sự trái ngược mình quan sát được như vầy. Trong Inside Out và Coco, Pixar đã khéo léo khiến khán giả ‘lọt tròng’ vô một cảm xúc mất mát cực kỳ lớn. Ở Toy Story 4, điều ngược lại đã xảy ra. Pixar khiến cho sự mất mát trở nên nhẹ nhàng và đầy ý nghĩa.
Cách mà Pixar đối xử với Toy Story tốt hơn rất nhiều so với Finding Nemo và Incredibles. Finding Dory không khác gì cái máy vắt sữa còn Incredibles 2 thì bị trào lưu siêu anh hung chi phối quá nhiều. Ở Toy Story 4, Pixar cho thấy, dù với một thương hiệu cũ, họ vẫn có cách kể một câu chuyện mới.
Tóm lại, Toy Story 4 vẫn show ra được chất sáng tạo (original) của Pixar dựa trên những nhân vật có tuổi đời lớn hơn nhiều khán giả ra rạp. Nhưng, vì những gì đã nêu trên đây, cảm nhận của lứa khán giả mới cho Toy Story sẽ rất khác so với cảm nhận của những ai từng đến với phim vào trước năm 2000.
Với nhiều người, nhắc tới Toy Story là một bầu trời kỷ niệm ùa về. Xuất hiện vào năm 1995, phần đầu tiên của phim ngay lập tức trở thành một hiện tượng, đặt nền móng cho Pixar và cả một franchise dây mơ rễ má từ màn ảnh cho đến các shop đồ chơi.
Trước thành công của Toy Story, sự ra đời của hai phần phim sau cũng là điều dễ hiểu với những nhà kinh doanh. Đáng mừng là Pixar lẫn Toy Story luôn không ngừng ‘tiến hóa’ ở đồ họa và cách kể chuyện – hai yếu tố mà rất nhiều nhà làm phim hoạt hình khác khó tìm được điểm cân bằng.
Và tới hôm nay, phần 4 của Toy Story đã ra rạp. Chất lượng của những phần trước ngay lập tức trở thành thách thức cho Toy Story đồng thời đẩy kỳ vọng của người hâm mộ lên rất cao. Đó là chưa kể ‘lời nguyền phần 4’ đã và đang chi phối nhiều làm nhà phim, khiến họ gói ghém những câu chuyện thành một bộ tam (triology).
Không biết cảm nhận của bạn như thế nào; với torune, Toy Story 4 là một phim xem… được. Tuy không có những cảm xúc vỡ òa như các phần trước; nhưng, phim cho thấy quan điểm của người viết truyện, lẫn nhân vật, đều thay đổi – mình dùng sẽ từ ‘tiến hóa’ – bằng cách này hay cách khác. Toy Story 4 không nhàm chán. Chỉ có điều, những ai mong đợi cảm xúc giống y đúc những gì mà họ đã trải qua trong 3 phần trước sẽ không tìm được thứ họ muốn.
Toy Story 4 là câu chuyện về sự trưởng thành trong suy nghĩ của các đồ chơi. Sự trưởng thành – hay có thể xem là sự thay đổi về quan điểm – ban đầu khó chấp nhận. Nhưng rồi, thời gian trôi qua, biến cố xuất hiện và cả sự thay đổi đến từ những thứ quen thuộc; không sớm thì muộn, những cái đầu ngoan cố cuối cùng rồi cũng sẽ buông xuôi, trôi theo hiện thực để dần cảm thấy thoải mái hơn.
Thật ra, hướng đi cho câu chuyện của Toy Story 4 là đúng, chứ không phải không; bởi, không còn hướng đi nào khác nữa cả. Toy Story 4 bất ngờ làm mình liên tưởng đến Logan. Hai phim có điểm chung ở chỗ: Tạo không khí hoài niệm ‘cực mạnh’ ngay từ những phút đầu và sau đó tiến nhanh tới ‘pha trầm’ của các nhân vật chính.
Dĩ nhiên, Toy Story 4 không trĩu nặng kiểu ‘no country for old man’ như Logan. Nhưng thông điệp thì đúng là vậy. Một lời tiễn biệt được làm thận trọng, nhẹ nhàng. Một hành trình trưởng thành (coming-of-age) dành cho các đồ chơi.
Pixar một lần nữa làm nên điều kỳ diệu, theo một cách khác, với Toy Story 4! Có một sự trái ngược mình quan sát được như vầy. Trong Inside Out và Coco, Pixar đã khéo léo khiến khán giả ‘lọt tròng’ vô một cảm xúc mất mát cực kỳ lớn. Ở Toy Story 4, điều ngược lại đã xảy ra. Pixar khiến cho sự mất mát trở nên nhẹ nhàng và đầy ý nghĩa.
Cách mà Pixar đối xử với Toy Story tốt hơn rất nhiều so với Finding Nemo và Incredibles. Finding Dory không khác gì cái máy vắt sữa còn Incredibles 2 thì bị trào lưu siêu anh hung chi phối quá nhiều. Ở Toy Story 4, Pixar cho thấy, dù với một thương hiệu cũ, họ vẫn có cách kể một câu chuyện mới.
Tóm lại, Toy Story 4 vẫn show ra được chất sáng tạo (original) của Pixar dựa trên những nhân vật có tuổi đời lớn hơn nhiều khán giả ra rạp. Nhưng, vì những gì đã nêu trên đây, cảm nhận của lứa khán giả mới cho Toy Story sẽ rất khác so với cảm nhận của những ai từng đến với phim vào trước năm 2000.
Chỉnh sửa lần cuối: