torune
Film critic
Trước khi bình luận về Parasite (Ký sinh trùng), torune xin phép được nêu lên cảm nhận cá nhân về điện ảnh Hàn Quốc đương đại. Cách đây khoảng 10 năm thì phim chiếu rạp (đại diện cho điện ảnh) của Hàn Quốc nằm trong làn sóng Hallyu vào thời gian đầu. Cho nên, phim chiếu rạp cũ của Hàn không khác phim truyền hình là mấy.
Tuy nhiên, trong những năm trở lại, qua các phương tiện truyền thông, điện ảnh Hàn Quốc mang đến một cảm giác cực kỳ xa cách với những K-Pop hay K-Drama. Thậm chí, rất nhiều phim Hàn mang cái nhìn tương phản với ‘lăng kính hồng’ đến từ những loại hình giải trí kia của xứ sở kim-chi.
Trở lại với Ký sinh trùng; ban đầu nghe thấy ‘danh hiệu Cành cọ Vàng’ là mình có chút hoang mang. Qua diễn biến của những “phim nghệ thuật”, “phim tự nhận là phim nghệ thuật”, “phim đoạt giải cao nhứt nhì ở các Liên hoan”…, rất khó tránh khỏi sự hoài nghi để khỏi rơi vô trạng thái: suy nghĩ của nhà làm phim cao siêu quá, mình không hiểu hết được.
Nhưng, Ký sinh trùng hóa ra xứng đáng hơn nhiều so với giải thưởng từ Cannes. Phim đủ ‘rộng’ để mọi người hiểu, đủ ‘sâu’ để người xem trầm ngâm trước những thông điệp phát ra bất ngờ và gợi nhớ đến Snowpiercer (Tàu phá băng) ngày nào của đạo diễn Joon-ho Bong.
Trước Ký sinh trùng và sau Tàu phá băng, Joon-ho Bong có làm một phim cho Netflix: Okja. Và phải nói thật, Okja làm mình thất vọng rất nhiều. Không thể trách vị đạo diễn, biết đâu, Okja lại là quãng nghỉ của vị đạo diễn (khi mà anh không gặp khó khăn để có diễn viên "xịn" từ Hollywood và được Netflix bảo kê đầu ra) để rồi anh dồn hết công lực và đánh một đòn thật lớn – Ký sinh trùng.
Không chỉ có drama, Ký sinh trùng đưa người xem qua rất nhiều cung bậc cảm xúc. Nói như này, Joon-ho Bong đưa nhiều thể loại phim vô Ký sinh trùng. Mỗi thể loại phim mang đến cho khán giả một cảm xúc nhất định. Với mình, ấn tượng nhất là những thước phim giật gân, mang sắc màu kinh dị. Và mình cá là nhiều khán giả sẽ nhớ rất rõ những cảnh này bởi chúng nằm trong cao trào.
Phim dùng slice-of-life để mở màn và đan xen vào những khoảng lặng. Cái hề hước của K-Drama được thả ra ở 1/3 đầu phim để khán giả cắn câu. Thriller (giật gân) được dùng mỗi khi có ‘biến’ và horror (kinh dị) xuất hiện rất ngắn mà tới giờ mình vẫn không thể quên hai-ba giây đó.
Sự chuyển đổi linh hoạt giữa khác dòng phim được Joon-ho Bong làm rất tài tình. Rất khó nhận ra và phải mất một lúc trải nghiệm. Nút thắt được ém rất kỹ. Không hẳn vậy, đúng hơn là diễn biến khá dồn dập và… lạ. Nhưng cách mà đạo diễn Bong kết nối tất cả, ta nói, nó hợp lý vice car lone.
…
Đánh giá một chút về diễn viên. Phần này có vẻ không liên quan nhưng có dịp đánh giá thì torune đánh giá cho sướng cái miệng . Phải nói là, da của diễn viên Hàn Quốc đẹp thật, rất mịn và sáng. Nhờ vậy mà đạo diễn không ngại quay những shoot cận cảnh, make-up hay không make-up, da của diễn viên Hàn chấp hết cả Hollywood luôn.
Tiếp theo là về nhân vật. Ký sinh trùng giống với những phim ‘hardcore’ của điện ảnh Hàn ở… sự chắt chiu nhân vật. Giới thiệu kỹ lưỡng người nào là tận dụng cho tới hết phim luôn. Thành ra, có một hạn chế: Dù không đoán được twist nhưng chắc chắn, sau ‘biến cố lớn’ ở đoạn kết, mỗi người đều sẽ chịu một gánh nặng đến từ cao trào. Cho nên, nếu thấy một anh/chị nào chưa… banh chành, thì xác định là phim chưa hết.
…
Ký sinh trùng làm mình liên tưởng đến Tàu phá băng qua thông điệp về giai cấp. Cộng với tính ‘tự kỷ’ của điện ảnh Hàn đương đại, Ký sinh trùng dội một gáo nước lạnh vô bức tranh tươi sáng về cuộc sống của dân địa phương mà truyền thông không muốn nhắc đến. Phim cho khán giả một cảm giác quen thuộc đến ngỡ ngàng khi so sánh với cuộc sống thành phố ở bất cứ đâu, ngay cả ở TP.HCM. Sự phát triển quá nhanh nhưng không đều khiến cho khoảng cách giai cấp ngày một lớn.
…
Tên phim – Ký sinh trùng – vẽ ra một hình ảnh ẩn dụ. Xem phim rồi bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều ‘ký sinh trùng’ ở trong phim. Cá nhân mà nói, ký sinh trùng sống được là nhờ vật chủ. Vật chủ khỏe mạnh, thì ký sinh trùng lớn mạnh, và thu hút nhiều ký sinh trùng hơn. Nhưng khi vật chủ yếu lại là cơ hội cho ký sinh trùng ‘tiêu hóa’ luôn vật chủ.
Rồi từ đây, những hình ảnh liên quan và đối lập không ngừng xuất hiện (biệt thự - nhà hầm; người chủ - người làm công, hai gia đình…), liên tục chất vấn người xem về thứ mà mỗi người nghĩ mỗi khác. Bất kể là hạnh phúc, gia đình, tiền bạc, thành công hay mọi vấn đề xã hội; bắt đầu từ điểm này, ai ai cũng có thể bàn luận rất nhiệt tình về Ký sinh trùng. Đây là một thành công lớn mà ít phim làm được.
…
Tóm lại, Ký sinh trùng đánh dấu màn trở lại ngoạn mục của đạo diễn Joon-ho Bong sau Tàu phá băng. Hai phim có điểm chung ở thông điệp xã hội, nhưng mình đánh giá Ký sinh trùng hơn một bậc ở cái tài của nhà làm phim. Ký sinh trùng ít ‘hành động’ hơn nhưng mảng ‘tâm lý’ thì cực kỳ nặng trĩu, đầy lắt léo. Dù giới hạn nhân vật và bối cảnh, nhưng Ký sinh trùng thể hiện được một mâu thuẫn liên đới, đồng điệu với mọi tầng lớp khán giả và dễ hiểu mặc cho khán giả đó là ai. Chính thông điệp xã hội xuyên biên giới và xuyên thời đại đã giúp Ký sinh trùng được khán giả quốc tế đón nhận. Thông điệp ra sao? Ảnh hưởng như thế nào? Mời bạn ra rạp để tìm hiểu.
Tuy nhiên, trong những năm trở lại, qua các phương tiện truyền thông, điện ảnh Hàn Quốc mang đến một cảm giác cực kỳ xa cách với những K-Pop hay K-Drama. Thậm chí, rất nhiều phim Hàn mang cái nhìn tương phản với ‘lăng kính hồng’ đến từ những loại hình giải trí kia của xứ sở kim-chi.
Trở lại với Ký sinh trùng; ban đầu nghe thấy ‘danh hiệu Cành cọ Vàng’ là mình có chút hoang mang. Qua diễn biến của những “phim nghệ thuật”, “phim tự nhận là phim nghệ thuật”, “phim đoạt giải cao nhứt nhì ở các Liên hoan”…, rất khó tránh khỏi sự hoài nghi để khỏi rơi vô trạng thái: suy nghĩ của nhà làm phim cao siêu quá, mình không hiểu hết được.
Nhưng, Ký sinh trùng hóa ra xứng đáng hơn nhiều so với giải thưởng từ Cannes. Phim đủ ‘rộng’ để mọi người hiểu, đủ ‘sâu’ để người xem trầm ngâm trước những thông điệp phát ra bất ngờ và gợi nhớ đến Snowpiercer (Tàu phá băng) ngày nào của đạo diễn Joon-ho Bong.
Trước Ký sinh trùng và sau Tàu phá băng, Joon-ho Bong có làm một phim cho Netflix: Okja. Và phải nói thật, Okja làm mình thất vọng rất nhiều. Không thể trách vị đạo diễn, biết đâu, Okja lại là quãng nghỉ của vị đạo diễn (khi mà anh không gặp khó khăn để có diễn viên "xịn" từ Hollywood và được Netflix bảo kê đầu ra) để rồi anh dồn hết công lực và đánh một đòn thật lớn – Ký sinh trùng.
Không chỉ có drama, Ký sinh trùng đưa người xem qua rất nhiều cung bậc cảm xúc. Nói như này, Joon-ho Bong đưa nhiều thể loại phim vô Ký sinh trùng. Mỗi thể loại phim mang đến cho khán giả một cảm xúc nhất định. Với mình, ấn tượng nhất là những thước phim giật gân, mang sắc màu kinh dị. Và mình cá là nhiều khán giả sẽ nhớ rất rõ những cảnh này bởi chúng nằm trong cao trào.
Phim dùng slice-of-life để mở màn và đan xen vào những khoảng lặng. Cái hề hước của K-Drama được thả ra ở 1/3 đầu phim để khán giả cắn câu. Thriller (giật gân) được dùng mỗi khi có ‘biến’ và horror (kinh dị) xuất hiện rất ngắn mà tới giờ mình vẫn không thể quên hai-ba giây đó.
Sự chuyển đổi linh hoạt giữa khác dòng phim được Joon-ho Bong làm rất tài tình. Rất khó nhận ra và phải mất một lúc trải nghiệm. Nút thắt được ém rất kỹ. Không hẳn vậy, đúng hơn là diễn biến khá dồn dập và… lạ. Nhưng cách mà đạo diễn Bong kết nối tất cả, ta nói, nó hợp lý vice car lone.
…
Đánh giá một chút về diễn viên. Phần này có vẻ không liên quan nhưng có dịp đánh giá thì torune đánh giá cho sướng cái miệng . Phải nói là, da của diễn viên Hàn Quốc đẹp thật, rất mịn và sáng. Nhờ vậy mà đạo diễn không ngại quay những shoot cận cảnh, make-up hay không make-up, da của diễn viên Hàn chấp hết cả Hollywood luôn.
Tiếp theo là về nhân vật. Ký sinh trùng giống với những phim ‘hardcore’ của điện ảnh Hàn ở… sự chắt chiu nhân vật. Giới thiệu kỹ lưỡng người nào là tận dụng cho tới hết phim luôn. Thành ra, có một hạn chế: Dù không đoán được twist nhưng chắc chắn, sau ‘biến cố lớn’ ở đoạn kết, mỗi người đều sẽ chịu một gánh nặng đến từ cao trào. Cho nên, nếu thấy một anh/chị nào chưa… banh chành, thì xác định là phim chưa hết.
…
Ký sinh trùng làm mình liên tưởng đến Tàu phá băng qua thông điệp về giai cấp. Cộng với tính ‘tự kỷ’ của điện ảnh Hàn đương đại, Ký sinh trùng dội một gáo nước lạnh vô bức tranh tươi sáng về cuộc sống của dân địa phương mà truyền thông không muốn nhắc đến. Phim cho khán giả một cảm giác quen thuộc đến ngỡ ngàng khi so sánh với cuộc sống thành phố ở bất cứ đâu, ngay cả ở TP.HCM. Sự phát triển quá nhanh nhưng không đều khiến cho khoảng cách giai cấp ngày một lớn.
…
Tên phim – Ký sinh trùng – vẽ ra một hình ảnh ẩn dụ. Xem phim rồi bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều ‘ký sinh trùng’ ở trong phim. Cá nhân mà nói, ký sinh trùng sống được là nhờ vật chủ. Vật chủ khỏe mạnh, thì ký sinh trùng lớn mạnh, và thu hút nhiều ký sinh trùng hơn. Nhưng khi vật chủ yếu lại là cơ hội cho ký sinh trùng ‘tiêu hóa’ luôn vật chủ.
Rồi từ đây, những hình ảnh liên quan và đối lập không ngừng xuất hiện (biệt thự - nhà hầm; người chủ - người làm công, hai gia đình…), liên tục chất vấn người xem về thứ mà mỗi người nghĩ mỗi khác. Bất kể là hạnh phúc, gia đình, tiền bạc, thành công hay mọi vấn đề xã hội; bắt đầu từ điểm này, ai ai cũng có thể bàn luận rất nhiệt tình về Ký sinh trùng. Đây là một thành công lớn mà ít phim làm được.
…
Tóm lại, Ký sinh trùng đánh dấu màn trở lại ngoạn mục của đạo diễn Joon-ho Bong sau Tàu phá băng. Hai phim có điểm chung ở thông điệp xã hội, nhưng mình đánh giá Ký sinh trùng hơn một bậc ở cái tài của nhà làm phim. Ký sinh trùng ít ‘hành động’ hơn nhưng mảng ‘tâm lý’ thì cực kỳ nặng trĩu, đầy lắt léo. Dù giới hạn nhân vật và bối cảnh, nhưng Ký sinh trùng thể hiện được một mâu thuẫn liên đới, đồng điệu với mọi tầng lớp khán giả và dễ hiểu mặc cho khán giả đó là ai. Chính thông điệp xã hội xuyên biên giới và xuyên thời đại đã giúp Ký sinh trùng được khán giả quốc tế đón nhận. Thông điệp ra sao? Ảnh hưởng như thế nào? Mời bạn ra rạp để tìm hiểu.
torune@hdvietnam
Chỉnh sửa lần cuối: