[Review] Máy chủ HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus – Lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Nhắc tới máy chủ, có lẽ không chỉ riêng cá nhân mình, mà rất nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những hệ thống rack mount đồ sộ, hoặc chí ít cũng là những khung tower to nặng.


Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, có lẽ chúng ta nên có cái nhìn khác đi về máy chủ, khi những hệ thống nhỏ gọn như HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus xuất hiện. Dòng sản phẩm này chính là hiện thân cho sự cân bằng giữa giá cả, hiệu năng và cả thiết kế, đem đến sự bền bỉ trong vận hành mà các hệ thống workstation thông thường khó có thể đảm đương được.

fdmotq_ci5oluzIYSrwgQKZN-lrOkQghNj34V79Fiq4vVcjnu-ko5J76mbmcKFar4vyn_FDvZpCifag3AuJVkVLjqIBddY12YyT-FiXOsdhAdjbqNQujEcZpTnCJWyRtg9ZOFFQ

Thiết kế tối giản phù hợp với mọi không gian

Không màu mè, cũng chẳng hầm hố, HPE Proliant cho dù là model nào đi chăng nữa thì hãng vẫn giữ một ngôn ngữ thiết kế chung cho dòng sản phẩm máy chủ của mình. Về căn bản HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus là một khối hộp sơn đen nhám với 1 bề mặt thoáng lưới phía trước, thiết kế này đã được HPE tối giản tuyệt đối nhưng bên cạnh đó vẫn giữ được nét tinh tế với logo HPE chữ nhật màu xanh lôi cuốn.

Tuy là một hệ thống entry level dành cho đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus vẫn được trang bị đầy đủ các loại kết nối, thậm chí có phần dư dả hơn các đối thủ trong phân khúc khi có đến 4 port Gigabit Ethernet, 4 cổng USB 3.2 Gen2 Type A, 1 cổng VGA, 1 cổng Displayport.

O7u5MkmHx2lU7DdNAZtmp2zCCOqy4CwtHLUmRVohnH5F2up9V9p_iHk6ZHFmo4i8btTXb3h2sLyDlN_f6BhuPAMsDRSRSQdZGEXESGrm5b0bi-vPrv4zzAHPPiuIZtaK6d5z5RA

Không dừng lại ở đó, ở mặt trước HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus còn được trang bị thêm 2 cổng USB 2.0 để kết nối các thết bị ngoại vi, như chuột và bàn phím, hỗ trợ tối đa cho công tác quản trị về sau. Bên cạnh đó, không thể không kể đến khi đề cập về một chiếc máy chủ, đó chính là hệ thống đèn báo trạng thái, HPE đã tích hợp các đèn báo này ngay cạnh nút nguồn ở phía mặt trước. Qua đó chúng ta sẽ dễ dàng biết được thông tin về ổ cứng, kết nối mạng và nguồn chỉ thông qua một ánh nhìn.

HPE không tích hợp nguồn vào bên trong Proliant MicroServer Gen10 Plus, thay vào đó hãng đã chọn giải pháp đưa nguồn ra bên ngoài, nhằm mục đích giữ cho thiết kế chiếc máy chủ của chúng ta được nhỏ gọn nhất có thể.

5MyfxEfFD7_HLA_KF6H8LQoBifTFmQQNcKCzEAcEeW_40RGKaXqyRKm53vKJNjo8IbQh_g2XIK5HnyHxbfWbxdxeGV9nI9CUN33kFMxzKLpk9XnsoFANSK1HKy3ItZmWu11mb4E

Với kích thước vuông vắn, gọn gàng, các công ty vừa và nhỏ không cần phải trang bị những không gian đủ rộng hay các tủ rack “vài chục U” để chứa HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus. Chiếc máy chủ này chỉ cần một mặt phẳng vững chãi và một không gian đủ thông thoáng để có thể phát huy hết huy lực của mình.

Điều khiển từ xa server với công nghệ iLO độc đáo

Bên cạnh đó, HPE còn trang bị thêm cho MicroServer Gen10 Plus công nghệ iLO. Nói cách khác chính là khả năng điều khiển máy tính server từ xa. Được biết, thẻ gắn thêm hoặc là module iLO của HPE sở hữu đường network và cả địa chỉ IP riêng.

iLO là viết tắt của cụm từ “Integrated Lights-Out”. Công nghệ này do chính HPE phát triển và đưa lên dòng sản phẩm máy trạm Proliant. Theo nhà sản xuất thì iLO trên MicroServer Gen10 Plus có 3 tùy chọn. Từ cơ bản cho đến nâng cao. Các module hoặc card iLO gắn thêm cho phép người dùng điểu khiển máy trạm thông qua kết nối Internet. Có thể kể tên những tác vụ thông thường như:
  • Reset máy chủ
  • Khởi động máy chủ
  • Ra lệnh từ xa
  • Mount ổ đĩa CD/DVD từ xa
  • Truy cập IML của server
  • Hỗ trợ command line qua cổng RS-232
Nhỏ gọn nhưng vẫn đầy mạnh mẽ

Chọn máy trạm hay chọn máy chủ để chạy những dịch vụ nội bộ như Active Directory, File Server, phần mềm kế toán, nhân sự trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn là vấn đề thực sự nan giải. Bởi các doanh nghiệp này thực sự không cần đến những hệ thống “đao to búa lớn” chiếm quá nhiều diện tích, và bên cạnh đó là vấn đề chi phí quá lớn.

Nên thông thường, máy trạm luôn là một thứ gì đó được nghĩ đến nhiều hơn thay cho máy chủ. May thay những năm gần đây, sự xuất hiện mạnh mẽ của những dòng máy chủ nhỏ gọn kích thước Midtower và gần đây là dạng máy chủ siêu nhỏ gọn như HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus chính xác đã đánh ngay vào chỗ trũng ấy của thị trường. Giúp các doanh nghiệp có được một giải pháp toàn diện và an toàn hơn rất nhiều.

pLSEdmwggc5X7Ck1OT-_c-vDgYlMhNh9O7gpk7jzgZ7bDqbasViQgwjM9v4j4nIGzsmWpE9DTbWcAshF3yxVrVcdNXQS88F7RuHbs4_MT-9ZEsE15kGidqXGpLHi2X9eoTss96Y

Với hai lựa chọn về CPU bao gồm Intel Xeon E-2224 (4 nhân 4 luồng @3.4GHz turbo 4.6GHz, 8MB cache)và Intel Pentium G5420 (2 nhân 4 luồng @3.8GHz, 4MB cache) cùng bộ nhớ 2 khe DDR4 UDIMM hỗ trợ tối đa lên đến 32GB và 4 bay ổ cứng SATA LFF, HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus rõ ràng là một lựa chọn không hề tồi cho một hệ thống đủ mạnh mẽ và bền bỉ.

Là một chiếc máy chủ, dĩ nhiên HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus sở hữu một cơ chế tháo lắp đơn giản. Chỉ cần tháo nhẹ 2 con ốc phía sau, chúng ta đã có thể mở ngay được vỏ ngoài, mở thêm 2 con ốc nữa để mở chốt gia cố, trượt ngay mainboard về sau, và cuối cùng bung 2 lẫy gài là mặt trước đã có thể dễ dàng được mở ra, giúp các kỹ thuật viên dễ dàng thao tác thay thế/nâng cấp phần cứng.

Nổi bật nhất và gây chú ý nhất trên HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus có lẽ chính là cụm tản nhiệt CPU khá lớn với cấu trúc hình chữ L, cấu trúc này tận dụng tối đa luồng khí đối lưu + với quạt tản nhiệt hút hơi nóng ra ngoài. Do đó có thể xem đây là một cơ chế tản nhiệt kép cũng đúng.

Rg87HVVF-CxgYJin8wkjfXbEkSRs8RYGX-ZlVcddDYRA-DBSxr44ZIJmbo_AZp2wFTXYzK51vo1O6Mx_sqkeMRxBW_Yum-B3k15WlqPcdyCI1JcP2FAmxs8geSBJLzeTTofTa8E

HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus không phải là một hệ thống cho phép chúng ta tùy biến quá nhiều. chỉ có 2 khe gắn RAM, 4 bay ổ cứng loại Large Form Factor (LFF) giao thức SATA, 1 khe PCIx16 dành cho các phần cứng mở rộng. Toàn bộ không gian phía trong đã được tận dụng tối đa, kết quả mang lại là một chiếc máy chủ nhỏ gọn, nhưng đánh đổi lại là người dùng sẽ không có được những khe ổ cứng hotswap như những hệ thống máy chủ khác.

Với hệ thống full option CPU Xeon cùng 32GB RAM, 4 port gigabit ethernet và 4 bay ổ cứng thiết lập RAID, rõ ràng HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus có thể dễ dàng chạy 2-3 máy chủ qua phương thức ảo hóa sử dụng ESX hoặc Hypervision. Điều đó mang lại lợi ích rất lớn khi nó có thể thỏa mãn đầy đủ nhu cầu chạy dịch vụ cơ bản 24/7 trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. HPE rõ ràng rất khôn ngoan khi chọn dòng CPU E-2224 và Pentium Gold cho dòng máy nhỏ gọn MicroServer của mình.

hxgRRqO8i-R4sd_75uEqcJ1hmyvQa1DoTLv3T4YVcaXP8KToor5DgibG6d78IDudk8nS0bOqB5gSBb4REId2FV3Tnm_4jItbEPmghR7_Q8vEjanemwD7y8Go1D691gDxBWGTa7M

Cả 02 CPU này có xung nhịp đơn nhân rất cao, thậm chí đối với Xeon E-2224, bộ xử lý này còn có thể nâng xung nhịp tối đa lên đến 4.6GHz, dư sức đáp ứng các nhu cầu xử lý thông dụng hiện nay. Không chỉ có xung nhịp đơn nhân cao, cả 2 dòng CPU này còn có mức tiêu thụ điện năng rất thấp. Dễ hiểu được tại sao bộ nguồn tích hợp cho HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus chỉ là 180W nhưng vẫn giữ được hệ thống hoạt động một cách vô cùng bền bỉ.

Cá nhân mình thực sự rất thích chiếc máy chủ này ở khả năng vận hành, cũng như những gì nhà sản xuất trang bị cho nó ở khung barebone bán ra mặc định. Phiên bản mình có chính là khung barebone sử dụng Intel Xeon E2224, 1 x 16GB RAM, và 4 port mạng. Chỉ cần trang bị thêm 1 cái ổ cứng là chúng ta đã có thể dựng nên một chiếc máy chủ một cách nhanh chóng.

Với 4 port mạng Gigabit, điều này tuy nhỏ bé nhưng lại thực sự hữu ích trong việc truy xuất dữ liệu với việc teaming các port (gom nhóm các port mạng), tạo nên một băng thông truyền dẫn lớn hơn, đồng nghĩa việc truy xuất dữ liệu sẽ không bị thắt cổ chai nữa. Bên cạnh đó, nếu bạn không dùng port teaming, thì các bạn vẫn có thể gán VLAN cho mỗi port, đảm bảo được một cấu trúc dữ liệu tách bạch tùy theo ý đồ của từng doanh doanh nghiệp.

hHIKvR-KMjg1QpNIgJXXLTxRdwJa6zTwqghYuSHF4Ar0UYOySuDGK2z2KthIrZaoZ0am2sDnWsP71rhkdysQmzI09-H3CyKyTZ4VyGYx5cqqSqhJg8TA_KCGyKiuS-BGLQAllj0

Nếu có gì đáng tiếc nhất trên HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus thì đó chính là 4 khe ổ cứng chỉ sử dụng giao tiếp SATA mà không phải là SAS. Khi mà bạn đã quen với tốc độ cao, hiệu năng tốt của SAS thì mỗi lúc quay về với SATA, bạn sẽ cảm thấy một sự thay đổi rõ rệt về tốc độ truy xuất dữ liệu. Dĩ nhiên mình sẽ không thể đòi hỏi quá cao về một hệ thống bình dân như HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus, nhưng nếu nhà sản xuất có gia tăng thêm một chút chi phí để đổi lại một giao tiếp tốt hơn, thì điều đó sẽ mang lại ý nghĩa lớn hơn rất nhiều.

Trải nghiệm HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus

Thiết kế ngon lành, phần cứng hiệu chỉnh gọn gàng, nhưng hiệu năng có lẽ là thứ khó để đánh giá nhất. Khi chính cá nhân mình không thể nào mô phỏng lại được nhu cầu của cả một doanh nghiệp được. Do đó, ở phần trải nghiệm này, mình xin phép sử dụng HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus để dựng nên môi trường ảo hóa ESX, sau đó cài 2 máy ảo (VMs) lên hệ thống này.

Trong 02 máy ảo này, một chiếc sẽ chạy Windows 10 Pro trong khi máy còn lại sẽ chạy Windows Server 2016 STD. Với những gì thể hiện trên Host ESX, có vẻ như tính năng turbo boost dường như không hoạt động, bởi tổng xung nhịp thể hiện trong ESX chỉ là 13.9GHz, bằng đúng 4 lần 3.4GHz – xung nhịp mặc định trên mỗi nhân của CPU Intel Xeon E-2224.

UE8Zrs0d1y7uaVqIJvP_25_tMIBUZ-6LZgbTUJMKEqLclsfQitwCzXG2nWBQJgDoS-4WPgl6Rv2eQ0ua9oOPt4ZeOwwBiYnWk_UHQN42EnNLtvkMBn2VjFkTwJRz1yzoTnkrv28

Tình huống giả định chính là môi trường quản trị chạy dịch vụ đơn giản. Do đó 4 luồng chia làm 4 nhân xử lý trên VMWare đáp ứng được chính xác nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ. Mình sẽ không đánh giá phần hiệu năng xử lý của ổ cứng trong bài thử nghiệm, vì rất khó để nói lên một cách chính xác khi mỗi thiết lập lại có một tốc độ khác nhau, đó có thể là hệ thống ổ cứng độc lập, hoặc RAID 0,1,5 hoặc sử dụng ổ SSD. Do đó phần trải nghiệm hay chính xác hơn là thử nghiệm này, mình sẽ chỉ stress test CPU và RAM, để xem rằng liệu sử dụng với tốc độ xử lý tối đa thì hệ thống của chúng ta có đủ mát mẻ và bền bỉ hay không mà thôi.

q4GqvUvNs9cOg9GJRd3hN3Cuh5RPHCKh4b_QXpSqpLBjmGKzpU5gk8NYgLRU2UGeOnWs7Rp_M6I23EsTUVDRRqQXCctzC2VZ4uRUp-WGh3PGTKw081guBc-diFTzEAQPZMUDbgc

Bài test sử dụng AIDA64 Extreme làm phương thức stress test. Bật phần mềm trên cả 2 máy và cho chạy trong vòng gần 90p. Kết quả thu được là vô cùng ấn tượng khi hệ thống MicroServer của HPE và chỉ ấm nhẹ, quạt quay êm ái nhẹ nhàng, không hề gào rú như các hệ thống mà mình đã có dịp quản trị. Điều đó cho thấy sự tối ưu vượt trội mà HPE đã dày công nghiên cứu trong thời gian dài, kết quả ta có là một hệ thống tuyệt vời như HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus.

EuW2To4K9J1wMuwtpFzkKyAaF9n6H6cV08FvBgvxXL9f7HLR7qToC-qL1-Q37reEjaEQ7T8m1t_IL83xsd0maDFPyxvpZiIA7L5hpQ7W309-71UtXZ4F5Sk4hL0O8gHS7vK7XUU

Tổng kết

Ở thời điểm hiện tại, có lẽ chúng ta nên có cái nhìn khác đi về máy chủ, khi những hệ thống nhỏ gọn như HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus xuất hiện. Dòng sản phẩm này chính là hiện thân cho sự cân bằng giữa giá cả, hiệu năng và cả thiết kế, đem đến sự bền bỉ trong vận hành mà các hệ thống workstation thông thường khó có thể đảm đương được.

xckaWob9FHYVdpS6sLVDAbqNcYJbLYUhX-VjCB7y4xiTbWj1jT1DZkn3m3ShDZHnofHpb9r-Wbgq4uA77qx8iJjA0TLXyGxNyiwPwRjW-10trf1II7-KXodoQMvwNHcEMyyuM8s


 
Chỉnh sửa lần cuối:

coolpix8700

Well-Known Member
Câu này đúng cho nó hơn, nhỏ và gọn phải đánh đổi. chẳng phải tự nhiên HP vẫn đang ra những cái máy chu có kích thước như "máy chủ":
"HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus không phải là một hệ thống cho phép chúng ta tùy biến quá nhiều. chỉ có 2 khe gắn RAM, 4 bay ổ cứng loại Large Form Factor (LFF) giao thức SATA, 1 khe PCIx16 dành cho các phần cứng mở rộng. Toàn bộ không gian phía trong đã được tận dụng tối đa, kết quả mang lại là một chiếc máy chủ nhỏ gọn, nhưng đánh đổi lại là người dùng sẽ không có được những khe ổ cứng hotswap như những hệ thống máy chủ khác.

Cái câu dưới này chắc chỉ đúng về cái giá (và có thể cả kích thước):

Ở thời điểm hiện tại, có lẽ chúng ta nên có cái nhìn khác đi về máy chủ, khi những hệ thống nhỏ gọn như HPE Proliant MicroServer 10 Plus xuất hiện. Dòng sản phẩm này chính là hiện thân cho sự cân bằng giữa giá cả, hiệu năng và cả thiết kế, đem đến sự bền bỉ trong vận hành mà các hệ thống workstation thông thường khó có thể đảm đương được.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

TSG

Well-Known Member
Nhắc tới máy chủ, có lẽ không chỉ riêng cá nhân mình, mà rất nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những hệ thống rack mount đồ sộ, hoặc chí ít cũng là những khung tower to nặng.


Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, có lẽ chúng ta nên có cái nhìn khác đi về máy chủ, khi những hệ thống nhỏ gọn như HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus xuất hiện. Dòng sản phẩm này chính là hiện thân cho sự cân bằng giữa giá cả, hiệu năng và cả thiết kế, đem đến sự bền bỉ trong vận hành mà các hệ thống workstation thông thường khó có thể đảm đương được.

fdmotq_ci5oluzIYSrwgQKZN-lrOkQghNj34V79Fiq4vVcjnu-ko5J76mbmcKFar4vyn_FDvZpCifag3AuJVkVLjqIBddY12YyT-FiXOsdhAdjbqNQujEcZpTnCJWyRtg9ZOFFQ

Thiết kế tối giản phù hợp với mọi không gian

Không màu mè, cũng chẳng hầm hố, HPE Proliant cho dù là model nào đi chăng nữa thì hãng vẫn giữ một ngôn ngữ thiết kế chung cho dòng sản phẩm máy chủ của mình. Về căn bản HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus là một khối hộp sơn đen nhám với 1 bề mặt thoáng lưới phía trước, thiết kế này đã được HPE tối giản tuyệt đối nhưng bên cạnh đó vẫn giữ được nét tinh tế với logo HPE chữ nhật màu xanh lôi cuốn.

Tuy là một hệ thống entry level dành cho đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus vẫn được trang bị đầy đủ các loại kết nối, thậm chí có phần dư dả hơn các đối thủ trong phân khúc khi có đến 4 port Gigabit Ethernet, 4 cổng USB 3.2 Gen2 Type A, 1 cổng VGA, 1 cổng Displayport.

O7u5MkmHx2lU7DdNAZtmp2zCCOqy4CwtHLUmRVohnH5F2up9V9p_iHk6ZHFmo4i8btTXb3h2sLyDlN_f6BhuPAMsDRSRSQdZGEXESGrm5b0bi-vPrv4zzAHPPiuIZtaK6d5z5RA

Không dừng lại ở đó, ở mặt trước HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus còn được trang bị thêm 2 cổng USB 2.0 để kết nối các thết bị ngoại vi, như chuột và bàn phím, hỗ trợ tối đa cho công tác quản trị về sau. Bên cạnh đó, không thể không kể đến khi đề cập về một chiếc máy chủ, đó chính là hệ thống đèn báo trạng thái, HPE đã tích hợp các đèn báo này ngay cạnh nút nguồn ở phía mặt trước. Qua đó chúng ta sẽ dễ dàng biết được thông tin về ổ cứng, kết nối mạng và nguồn chỉ thông qua một ánh nhìn.

HPE không tích hợp nguồn vào bên trong Proliant MicroServer Gen10 Plus, thay vào đó hãng đã chọn giải pháp đưa nguồn ra bên ngoài, nhằm mục đích giữ cho thiết kế chiếc máy chủ của chúng ta được nhỏ gọn nhất có thể.

5MyfxEfFD7_HLA_KF6H8LQoBifTFmQQNcKCzEAcEeW_40RGKaXqyRKm53vKJNjo8IbQh_g2XIK5HnyHxbfWbxdxeGV9nI9CUN33kFMxzKLpk9XnsoFANSK1HKy3ItZmWu11mb4E

Với kích thước vuông vắn, gọn gàng, các công ty vừa và nhỏ không cần phải trang bị những không gian đủ rộng hay các tủ rack “vài chục U” để chứa HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus. Chiếc máy chủ này chỉ cần một mặt phẳng vững chãi và một không gian đủ thông thoáng để có thể phát huy hết huy lực của mình.

Điều khiển từ xa server với công nghệ iLO độc đáo

Bên cạnh đó, HPE còn trang bị thêm cho MicroServer Gen10 Plus công nghệ iLO. Nói cách khác chính là khả năng điều khiển máy tính server từ xa. Được biết, thẻ gắn thêm hoặc là module iLO của HPE sở hữu đường network và cả địa chỉ IP riêng.

iLO là viết tắt của cụm từ “Integrated Lights-Out”. Công nghệ này do chính HPE phát triển và đưa lên dòng sản phẩm máy trạm Proliant. Theo nhà sản xuất thì iLO trên MicroServer Gen10 Plus có 3 tùy chọn. Từ cơ bản cho đến nâng cao. Các module hoặc card iLO gắn thêm cho phép người dùng điểu khiển máy trạm thông qua kết nối Internet. Có thể kể tên những tác vụ thông thường như:
  • Reset máy chủ
  • Khởi động máy chủ
  • Ra lệnh từ xa
  • Mount ổ đĩa CD/DVD từ xa
  • Truy cập IML của server
  • Hỗ trợ command line qua cổng RS-232
Nhỏ gọn nhưng vẫn đầy mạnh mẽ

Chọn máy trạm hay chọn máy chủ để chạy những dịch vụ nội bộ như Active Directory, File Server, phần mềm kế toán, nhân sự trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn là vấn đề thực sự nan giải. Bởi các doanh nghiệp này thực sự không cần đến những hệ thống “đao to búa lớn” chiếm quá nhiều diện tích, và bên cạnh đó là vấn đề chi phí quá lớn.

Nên thông thường, máy trạm luôn là một thứ gì đó được nghĩ đến nhiều hơn thay cho máy chủ. May thay những năm gần đây, sự xuất hiện mạnh mẽ của những dòng máy chủ nhỏ gọn kích thước Midtower và gần đây là dạng máy chủ siêu nhỏ gọn như HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus chính xác đã đánh ngay vào chỗ trũng ấy của thị trường. Giúp các doanh nghiệp có được một giải pháp toàn diện và an toàn hơn rất nhiều.

pLSEdmwggc5X7Ck1OT-_c-vDgYlMhNh9O7gpk7jzgZ7bDqbasViQgwjM9v4j4nIGzsmWpE9DTbWcAshF3yxVrVcdNXQS88F7RuHbs4_MT-9ZEsE15kGidqXGpLHi2X9eoTss96Y

Với hai lựa chọn về CPU bao gồm Intel Xeon E-2224 (4 nhân 4 luồng @3.4GHz turbo 4.6GHz, 8MB cache)và Intel Pentium G5420 (2 nhân 4 luồng @3.8GHz, 4MB cache) cùng bộ nhớ 2 khe DDR4 UDIMM hỗ trợ tối đa lên đến 32GB và 4 bay ổ cứng SATA LFF, HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus rõ ràng là một lựa chọn không hề tồi cho một hệ thống đủ mạnh mẽ và bền bỉ.

Là một chiếc máy chủ, dĩ nhiên HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus sở hữu một cơ chế tháo lắp đơn giản. Chỉ cần tháo nhẹ 2 con ốc phía sau, chúng ta đã có thể mở ngay được vỏ ngoài, mở thêm 2 con ốc nữa để mở chốt gia cố, trượt ngay mainboard về sau, và cuối cùng bung 2 lẫy gài là mặt trước đã có thể dễ dàng được mở ra, giúp các kỹ thuật viên dễ dàng thao tác thay thế/nâng cấp phần cứng.

Nổi bật nhất và gây chú ý nhất trên HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus có lẽ chính là cụm tản nhiệt CPU khá lớn với cấu trúc hình chữ L, cấu trúc này tận dụng tối đa luồng khí đối lưu + với quạt tản nhiệt hút hơi nóng ra ngoài. Do đó có thể xem đây là một cơ chế tản nhiệt kép cũng đúng.

Rg87HVVF-CxgYJin8wkjfXbEkSRs8RYGX-ZlVcddDYRA-DBSxr44ZIJmbo_AZp2wFTXYzK51vo1O6Mx_sqkeMRxBW_Yum-B3k15WlqPcdyCI1JcP2FAmxs8geSBJLzeTTofTa8E

HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus không phải là một hệ thống cho phép chúng ta tùy biến quá nhiều. chỉ có 2 khe gắn RAM, 4 bay ổ cứng loại Large Form Factor (LFF) giao thức SATA, 1 khe PCIx16 dành cho các phần cứng mở rộng. Toàn bộ không gian phía trong đã được tận dụng tối đa, kết quả mang lại là một chiếc máy chủ nhỏ gọn, nhưng đánh đổi lại là người dùng sẽ không có được những khe ổ cứng hotswap như những hệ thống máy chủ khác.

Với hệ thống full option CPU Xeon cùng 32GB RAM, 4 port gigabit ethernet và 4 bay ổ cứng thiết lập RAID, rõ ràng HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus có thể dễ dàng chạy 2-3 máy chủ qua phương thức ảo hóa sử dụng ESX hoặc Hypervision. Điều đó mang lại lợi ích rất lớn khi nó có thể thỏa mãn đầy đủ nhu cầu chạy dịch vụ cơ bản 24/7 trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. HPE rõ ràng rất khôn ngoan khi chọn dòng CPU E-2224 và Pentium Gold cho dòng máy nhỏ gọn MicroServer của mình.

hxgRRqO8i-R4sd_75uEqcJ1hmyvQa1DoTLv3T4YVcaXP8KToor5DgibG6d78IDudk8nS0bOqB5gSBb4REId2FV3Tnm_4jItbEPmghR7_Q8vEjanemwD7y8Go1D691gDxBWGTa7M

Cả 02 CPU này có xung nhịp đơn nhân rất cao, thậm chí đối với Xeon E-2224, bộ xử lý này còn có thể nâng xung nhịp tối đa lên đến 4.6GHz, dư sức đáp ứng các nhu cầu xử lý thông dụng hiện nay. Không chỉ có xung nhịp đơn nhân cao, cả 2 dòng CPU này còn có mức tiêu thụ điện năng rất thấp. Dễ hiểu được tại sao bộ nguồn tích hợp cho HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus chỉ là 180W nhưng vẫn giữ được hệ thống hoạt động một cách vô cùng bền bỉ.

Cá nhân mình thực sự rất thích chiếc máy chủ này ở khả năng vận hành, cũng như những gì nhà sản xuất trang bị cho nó ở khung barebone bán ra mặc định. Phiên bản mình có chính là khung barebone sử dụng Intel Xeon E2224, 1 x 16GB RAM, và 4 port mạng. Chỉ cần trang bị thêm 1 cái ổ cứng là chúng ta đã có thể dựng nên một chiếc máy chủ một cách nhanh chóng.

Với 4 port mạng Gigabit, điều này tuy nhỏ bé nhưng lại thực sự hữu ích trong việc truy xuất dữ liệu với việc teaming các port (gom nhóm các port mạng), tạo nên một băng thông truyền dẫn lớn hơn, đồng nghĩa việc truy xuất dữ liệu sẽ không bị thắt cổ chai nữa. Bên cạnh đó, nếu bạn không dùng port teaming, thì các bạn vẫn có thể gán VLAN cho mỗi port, đảm bảo được một cấu trúc dữ liệu tách bạch tùy theo ý đồ của từng doanh doanh nghiệp.

hHIKvR-KMjg1QpNIgJXXLTxRdwJa6zTwqghYuSHF4Ar0UYOySuDGK2z2KthIrZaoZ0am2sDnWsP71rhkdysQmzI09-H3CyKyTZ4VyGYx5cqqSqhJg8TA_KCGyKiuS-BGLQAllj0

Nếu có gì đáng tiếc nhất trên HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus thì đó chính là 4 khe ổ cứng chỉ sử dụng giao tiếp SATA mà không phải là SAS. Khi mà bạn đã quen với tốc độ cao, hiệu năng tốt của SAS thì mỗi lúc quay về với SATA, bạn sẽ cảm thấy một sự thay đổi rõ rệt về tốc độ truy xuất dữ liệu. Dĩ nhiên mình sẽ không thể đòi hỏi quá cao về một hệ thống bình dân như HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus, nhưng nếu nhà sản xuất có gia tăng thêm một chút chi phí để đổi lại một giao tiếp tốt hơn, thì điều đó sẽ mang lại ý nghĩa lớn hơn rất nhiều.

Trải nghiệm HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus

Thiết kế ngon lành, phần cứng hiệu chỉnh gọn gàng, nhưng hiệu năng có lẽ là thứ khó để đánh giá nhất. Khi chính cá nhân mình không thể nào mô phỏng lại được nhu cầu của cả một doanh nghiệp được. Do đó, ở phần trải nghiệm này, mình xin phép sử dụng HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus để dựng nên môi trường ảo hóa ESX, sau đó cài 2 máy ảo (VMs) lên hệ thống này.

Trong 02 máy ảo này, một chiếc sẽ chạy Windows 10 Pro trong khi máy còn lại sẽ chạy Windows Server 2016 STD. Với những gì thể hiện trên Host ESX, có vẻ như tính năng turbo boost dường như không hoạt động, bởi tổng xung nhịp thể hiện trong ESX chỉ là 13.9GHz, bằng đúng 4 lần 3.4GHz – xung nhịp mặc định trên mỗi nhân của CPU Intel Xeon E-2224.

UE8Zrs0d1y7uaVqIJvP_25_tMIBUZ-6LZgbTUJMKEqLclsfQitwCzXG2nWBQJgDoS-4WPgl6Rv2eQ0ua9oOPt4ZeOwwBiYnWk_UHQN42EnNLtvkMBn2VjFkTwJRz1yzoTnkrv28

Tình huống giả định chính là môi trường quản trị chạy dịch vụ đơn giản. Do đó 4 luồng chia làm 4 nhân xử lý trên VMWare đáp ứng được chính xác nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ. Mình sẽ không đánh giá phần hiệu năng xử lý của ổ cứng trong bài thử nghiệm, vì rất khó để nói lên một cách chính xác khi mỗi thiết lập lại có một tốc độ khác nhau, đó có thể là hệ thống ổ cứng độc lập, hoặc RAID 0,1,5 hoặc sử dụng ổ SSD. Do đó phần trải nghiệm hay chính xác hơn là thử nghiệm này, mình sẽ chỉ stress test CPU và RAM, để xem rằng liệu sử dụng với tốc độ xử lý tối đa thì hệ thống của chúng ta có đủ mát mẻ và bền bỉ hay không mà thôi.

q4GqvUvNs9cOg9GJRd3hN3Cuh5RPHCKh4b_QXpSqpLBjmGKzpU5gk8NYgLRU2UGeOnWs7Rp_M6I23EsTUVDRRqQXCctzC2VZ4uRUp-WGh3PGTKw081guBc-diFTzEAQPZMUDbgc

Bài test sử dụng AIDA64 Extreme làm phương thức stress test. Bật phần mềm trên cả 2 máy và cho chạy trong vòng gần 90p. Kết quả thu được là vô cùng ấn tượng khi hệ thống MicroServer của HPE và chỉ ấm nhẹ, quạt quay êm ái nhẹ nhàng, không hề gào rú như các hệ thống mà mình đã có dịp quản trị. Điều đó cho thấy sự tối ưu vượt trội mà HPE đã dày công nghiên cứu trong thời gian dài, kết quả ta có là một hệ thống tuyệt vời như HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus.

EuW2To4K9J1wMuwtpFzkKyAaF9n6H6cV08FvBgvxXL9f7HLR7qToC-qL1-Q37reEjaEQ7T8m1t_IL83xsd0maDFPyxvpZiIA7L5hpQ7W309-71UtXZ4F5Sk4hL0O8gHS7vK7XUU

Tổng kết

Ở thời điểm hiện tại, có lẽ chúng ta nên có cái nhìn khác đi về máy chủ, khi những hệ thống nhỏ gọn như HPE Proliant MicroServer Gen10 Plus xuất hiện. Dòng sản phẩm này chính là hiện thân cho sự cân bằng giữa giá cả, hiệu năng và cả thiết kế, đem đến sự bền bỉ trong vận hành mà các hệ thống workstation thông thường khó có thể đảm đương được.

xckaWob9FHYVdpS6sLVDAbqNcYJbLYUhX-VjCB7y4xiTbWj1jT1DZkn3m3ShDZHnofHpb9r-Wbgq4uA77qx8iJjA0TLXyGxNyiwPwRjW-10trf1II7-KXodoQMvwNHcEMyyuM8s


Bác chủ thớt có biết con này cấu hình tối thiểu bao nhiêu không? Em tính mua 1 cái về load film
 

taytay89

Active Member
giá tầm 20mil. cũng vừa túi cho mấy anh thích ráp máy server đa zi năng
 
  • Like
Reactions: TSG

PenguinDL

Member
Bác chủ thớt có biết con này cấu hình tối thiểu bao nhiêu không? Em tính mua 1 cái về load film
hình như em này tối thiểu là Intel Pentium G5420 (2 nhân 4 luồng @3.8GHz, 4MB cache) và 8GB RAM đó bác. Trên web hãng có thấy 2 option, Intel Pentium-8gb ram và Intel Xeon-16gb ram
 
  • Like
Reactions: TSG

cuong123

Well-Known Member
Mình tính làm Plex Media Server thì con này có đáp ứng được không nhỉ? (cấu hình tối thiểu: Intel Pentium G5420 (2 nhân 4 luồng @3.8GHz, 4MB cache) và 8GB RAM). Plex Media Server thì chỉ dùng miễn phí, không mua Plex Pass nên sẽ KHÔNG có giải mã bằng phần cứng.

hình như em này tối thiểu là Intel Pentium G5420 (2 nhân 4 luồng @3.8GHz, 4MB cache) và 8GB RAM đó bác. Trên web hãng có thấy 2 option, Intel Pentium-8gb ram và Intel Xeon-16gb ram
 

PenguinDL

Member
Mình tính làm Plex Media Server thì con này có đáp ứng được không nhỉ? (cấu hình tối thiểu: Intel Pentium G5420 (2 nhân 4 luồng @3.8GHz, 4MB cache) và 8GB RAM). Plex Media Server thì chỉ dùng miễn phí, không mua Plex Pass nên sẽ KHÔNG có giải mã bằng phần cứng.
Nếu bác build media server dành cho 1-2 thiết bị tiêu thụ nội dung 4K trong nhà thì không quá nghiêm trọng, em này dư sức đáp ứng.
 

cuong123

Well-Known Member
Hiện giờ giá khoảng 16-17 triệu. Giá mà tầm trên 10 triệu 1 chút thì tính cạnh tranh rất cao, chắc đợi vài năm nữa chờ hàng 2nd vậy. Hiện giờ PLEX server thì lấy Dell Optiplex micro I5 I7 cho nhỏ gọn.
 

gou218

Member
Hiện giờ giá khoảng 16-17 triệu. Giá mà tầm trên 10 triệu 1 chút thì tính cạnh tranh rất cao, chắc đợi vài năm nữa chờ hàng 2nd vậy. Hiện giờ PLEX server thì lấy Dell Optiplex micro I5 I7 cho nhỏ gọn.

Giá này có lẽ tính tiền thương hiệu. So với tính năng, ngoại hình thì vẫn còn lỡ cỡ quá.
 

vinagoh

Well-Known Member
Tiền nào của đấy các Bác ui! Mình dùng 1 con dòng HPE Gen 10 dòng town, chạy từ đầu 2017 đến giờ chả trục trặc gì, cực kỳ ổn định. Đầu năm vừa rồi có nhu cầu nên cũng chọn HPE 30 (dòng cao hơn tí), hy vọng nó cũng trâu bò như em nó. :D
 
Bên trên