congaconghe
New Member
Với thiết kế độc đáo của bàn phím tích hợp dạng trượt, Eee Pad Slider ngoài vẻ ngoài kích thích tò mò thì dòng máy tính bảng mới của Asus này có thực sự đáng dùng?
Asus Slider đọ dáng với Apple iPad.
1/Thiết kế
Cạnh phải Slider với cổng Mini HDMI và cổng kết nối với máy tính riêng của Asus.
Jack cắm nguồn và cổng USB
Bàn phím Slider với ký tự in rõ ràng và sắc nét nhưng khoảng cách với viền màn hình hơi hẹp...
Nhưng thực sự đây là điểm độc đáo ở dòng máy tính bảng này
Tổng thế mặt sau nhìn khá phong cách
Camera mặt sau có độ phân giải 5 megapixel.
Tấm kim loại in logo Asus khéo léo che đậy bản lề, lò xo và cáp nối giữa màn hình với bàn phím.
Cận cảnh chốt giữ màn hình khỏi trượt ra trước bàn phím.
Chính ý tưởng độc đáo trong việc tích hợp bàn phím trượt vào ngay trong thân máy đã khiến cho kích thước của Slider hơi dày.
Kết cấu máy nhìn trông khá chắc chắn với hai tông màu bạc xung quanh viền màn hình và đỏ đồng của bàn phím và vỏ máy. Kiểu thiết kế cong hai cạnh bên khiến Slider trở nên mềm mại và nữ tính hơn so với cân nặng 960g của nó.
Viền màn hình tương đối lớn cũng khiến cho chiếc máy tính bảng 10.1 inch này trông có phần “bự” hơn so với Samsung Galaxy Tab 10.1. Chiếc camera tích hợp mặt trước được thiết kế đẹp mắt và ẩn trong viền đen của màn hình với mũi tên chỉ dẫn nơi đẩy trượt bàn phím.
Thao tác trượt Slider phải thực hiện bằng hai tay và hơi khó khăn ở lần sử dụng đầu tiên.
Mặt sau máy trông khá phong cách với hai mảng màu tách biệt (bạc và nâu đỏ). Nhưng với thiết kế các nút cao su đằng sau để máy đứng vững hơn khi làm việc với bàn phím và chiếc camera 5.0 megapixel bố trí khiến cho nguyên khu vực này trở nên khá rối rắm và không được thẩm mỹ.
Chuyển sang điểm khác biệt ở Slider, chính là bàn phím trượt. Trong lần đầu sử dụng, có lẽ bất cứ ai cũng sẽ hơi bỡ ngỡ khi tìm kiếm nơi trượt và hướng trượt ra sao. Với kiểu trượt lên trên theo một góc 45 độ mặc dù bạn sẽ có được một tư thế làm việc thoải mái sau đó, nhưng có lẽ không ai có thể dùng một tay để trượt bàn phím này ra được! Thoạt nhìn, bạn sẽ thấy bản lề và lò xo đỡ bàn màn hình đứng trên bàn phím có vẻ yếu ớt nhưng thực tế bộ phận này được thiết kế khá chắc chắn.
Bàn phím mặc dù không được tích hợp bàn di chuột nhưng các phím bấm được thiết kế đẹp mắt với những ký tự chức năng được in rõ ràng. Dãy phím số trên cùng có phần hơi sát với mép màn hình nên có lẽ hơi khó sử dụng với những ai có ngón tay lớn. Các cổng mở rộng (USB, mini HDMI,…) được bố trí hoàn toàn trên phần bàn phím nên tương đối dễ sử dụng.
Với thiết kế của Slider, chiếc máy tính bảng này không khác nhiều so với một chiếc netbook nhẹ dùng hệ điều hành Android. Xét cho cùng, ý tưởng kèm bàn phím dạng trượt tiện dụng là một đặc điểm tạo sự khác biệt khá mới mẻ của Slider (sau Transformer với bàn phím gắn rời dạng dock) trong một rừng
máy tính bảng Android như hiện nay.
2/Trải nghiệm tính năng
Lại nhắc đến bàn phím trượt một lần nữa, bạn chỉ cần trượt bàn phím lên để mở máy và bắt đầu sử dụng. Bàn phím sử dụng nhiều phím tắt chuyên dụng để sử dụng với hệ điều hành Android của Slider như chỉnh sáng/tối, bật/tắt Bluetooth, Wi-Fi hay các chức năng Back, Home, Menu. Các phím điều hướng tuy sử dụng khá nhiều trên Android nhưng lại thiết kế hơi khiêm tốn nên dễ bấm nhầm với các nút bên cạnh.
Màn hình cảm ứng IPS với độ phân giải 1.280 x 800 pixel của Slider hiển thị khá sắc nét và chi tiết với độ sáng tối đa và vừa phải ở trong nhà nhưng khi ra ngoài trời hay những nơi có ánh sáng mạnh thì hơi khó thấy.
Asus Eee Slider thao tác khá thoải mái ở góc trượt cố định 45 độ.
Giống như Transformer, Slider sử dụng bộ đôi webcam 1.2 megapixel và 5.0 megapixel nhưng chưa được bổ sung Flash nên có lẽ “bó tay” khi bạn muốn chụp hình hay thoại video trong đêm. Chất lượng camera chính của Slider có vẻ tốt hơn so với Transformer khi chụp ảnh nhưng không mấy nổi bật khi quay phim. Âm thanh trên Slider chưa thực sự lớn và hay.
Bên cạnh bàn phím thì Slider cũng tích hợp được cổng USB để người dùng có thể dễ dàng truyền tải dữ liệu với các thiết bị ngoại vi. Ngoài ra, dòng máy này cũng tích hợp cả khe thẻ nhớ microSD và mini-HDMI bên cạnh các kết nối cần thiết như Wi-Fi, Bluetooth.
Được cài sẵn nhiều ứng dụng hay trong hệ điều hành Android 3.1 để đảm nhận các tác vụ quan trọng như Polaris Office (ứng dụng văn phòng dùng kết hợp với Microsoft Office) hay các ứng dụng đọc sách như Amazon Kindle và Zinio Reader.
Màn hình Slider hơi khó nhìn khi dùng ngoài sáng.
Máy ngoài bộ nhớ trong 16GB thì người dùng có thể sử dụng kho lưu trữ không giới hạn dung lượng 1 năm trên ASUS Web Storage.
3/Hiệu năng sử dụng
Hiệu năng sử dụng của Slider tương đối tốt. Với sức mạnh của Nvidia Tegra 2 thì máy xử lý khá tốt các đoạn video 1080p và game Flash trên trình duyệt tích hợp. Nhưng khi chạy đa nhiệm nhiều ứng dụng thì máy xử lý chậm và giật.
Thời lượng dụng pin liên tục của máy khoảng hơn 8 giờ với độ sáng 50%, tắt Wi-Fi cùng với các tác vụ nghe nhạc và xem phim 480p.
Thông số kỹ thuật chính:
Ưu điểm: Bàn phím trượt tích hợp; Tích hợp cổng USB, Thiết kế chắc chắn.
Nhược điểm: Hơi nặng và dày; Chưa có bản 3G.
Giá dự kiến của sản phẩm là 12,99tr (bao gồm VAT).
Theo PC World
Asus Slider đọ dáng với Apple iPad.
1/Thiết kế
Cạnh phải Slider với cổng Mini HDMI và cổng kết nối với máy tính riêng của Asus.
Jack cắm nguồn và cổng USB
Bàn phím Slider với ký tự in rõ ràng và sắc nét nhưng khoảng cách với viền màn hình hơi hẹp...
Nhưng thực sự đây là điểm độc đáo ở dòng máy tính bảng này
Tổng thế mặt sau nhìn khá phong cách
Camera mặt sau có độ phân giải 5 megapixel.
Tấm kim loại in logo Asus khéo léo che đậy bản lề, lò xo và cáp nối giữa màn hình với bàn phím.
Cận cảnh chốt giữ màn hình khỏi trượt ra trước bàn phím.
Chính ý tưởng độc đáo trong việc tích hợp bàn phím trượt vào ngay trong thân máy đã khiến cho kích thước của Slider hơi dày.
Kết cấu máy nhìn trông khá chắc chắn với hai tông màu bạc xung quanh viền màn hình và đỏ đồng của bàn phím và vỏ máy. Kiểu thiết kế cong hai cạnh bên khiến Slider trở nên mềm mại và nữ tính hơn so với cân nặng 960g của nó.
Viền màn hình tương đối lớn cũng khiến cho chiếc máy tính bảng 10.1 inch này trông có phần “bự” hơn so với Samsung Galaxy Tab 10.1. Chiếc camera tích hợp mặt trước được thiết kế đẹp mắt và ẩn trong viền đen của màn hình với mũi tên chỉ dẫn nơi đẩy trượt bàn phím.
Thao tác trượt Slider phải thực hiện bằng hai tay và hơi khó khăn ở lần sử dụng đầu tiên.
Mặt sau máy trông khá phong cách với hai mảng màu tách biệt (bạc và nâu đỏ). Nhưng với thiết kế các nút cao su đằng sau để máy đứng vững hơn khi làm việc với bàn phím và chiếc camera 5.0 megapixel bố trí khiến cho nguyên khu vực này trở nên khá rối rắm và không được thẩm mỹ.
Chuyển sang điểm khác biệt ở Slider, chính là bàn phím trượt. Trong lần đầu sử dụng, có lẽ bất cứ ai cũng sẽ hơi bỡ ngỡ khi tìm kiếm nơi trượt và hướng trượt ra sao. Với kiểu trượt lên trên theo một góc 45 độ mặc dù bạn sẽ có được một tư thế làm việc thoải mái sau đó, nhưng có lẽ không ai có thể dùng một tay để trượt bàn phím này ra được! Thoạt nhìn, bạn sẽ thấy bản lề và lò xo đỡ bàn màn hình đứng trên bàn phím có vẻ yếu ớt nhưng thực tế bộ phận này được thiết kế khá chắc chắn.
Bàn phím mặc dù không được tích hợp bàn di chuột nhưng các phím bấm được thiết kế đẹp mắt với những ký tự chức năng được in rõ ràng. Dãy phím số trên cùng có phần hơi sát với mép màn hình nên có lẽ hơi khó sử dụng với những ai có ngón tay lớn. Các cổng mở rộng (USB, mini HDMI,…) được bố trí hoàn toàn trên phần bàn phím nên tương đối dễ sử dụng.
Với thiết kế của Slider, chiếc máy tính bảng này không khác nhiều so với một chiếc netbook nhẹ dùng hệ điều hành Android. Xét cho cùng, ý tưởng kèm bàn phím dạng trượt tiện dụng là một đặc điểm tạo sự khác biệt khá mới mẻ của Slider (sau Transformer với bàn phím gắn rời dạng dock) trong một rừng
máy tính bảng Android như hiện nay.
2/Trải nghiệm tính năng
Lại nhắc đến bàn phím trượt một lần nữa, bạn chỉ cần trượt bàn phím lên để mở máy và bắt đầu sử dụng. Bàn phím sử dụng nhiều phím tắt chuyên dụng để sử dụng với hệ điều hành Android của Slider như chỉnh sáng/tối, bật/tắt Bluetooth, Wi-Fi hay các chức năng Back, Home, Menu. Các phím điều hướng tuy sử dụng khá nhiều trên Android nhưng lại thiết kế hơi khiêm tốn nên dễ bấm nhầm với các nút bên cạnh.
Màn hình cảm ứng IPS với độ phân giải 1.280 x 800 pixel của Slider hiển thị khá sắc nét và chi tiết với độ sáng tối đa và vừa phải ở trong nhà nhưng khi ra ngoài trời hay những nơi có ánh sáng mạnh thì hơi khó thấy.
Asus Eee Slider thao tác khá thoải mái ở góc trượt cố định 45 độ.
Giống như Transformer, Slider sử dụng bộ đôi webcam 1.2 megapixel và 5.0 megapixel nhưng chưa được bổ sung Flash nên có lẽ “bó tay” khi bạn muốn chụp hình hay thoại video trong đêm. Chất lượng camera chính của Slider có vẻ tốt hơn so với Transformer khi chụp ảnh nhưng không mấy nổi bật khi quay phim. Âm thanh trên Slider chưa thực sự lớn và hay.
Bên cạnh bàn phím thì Slider cũng tích hợp được cổng USB để người dùng có thể dễ dàng truyền tải dữ liệu với các thiết bị ngoại vi. Ngoài ra, dòng máy này cũng tích hợp cả khe thẻ nhớ microSD và mini-HDMI bên cạnh các kết nối cần thiết như Wi-Fi, Bluetooth.
Được cài sẵn nhiều ứng dụng hay trong hệ điều hành Android 3.1 để đảm nhận các tác vụ quan trọng như Polaris Office (ứng dụng văn phòng dùng kết hợp với Microsoft Office) hay các ứng dụng đọc sách như Amazon Kindle và Zinio Reader.
Màn hình Slider hơi khó nhìn khi dùng ngoài sáng.
Máy ngoài bộ nhớ trong 16GB thì người dùng có thể sử dụng kho lưu trữ không giới hạn dung lượng 1 năm trên ASUS Web Storage.
3/Hiệu năng sử dụng
Hiệu năng sử dụng của Slider tương đối tốt. Với sức mạnh của Nvidia Tegra 2 thì máy xử lý khá tốt các đoạn video 1080p và game Flash trên trình duyệt tích hợp. Nhưng khi chạy đa nhiệm nhiều ứng dụng thì máy xử lý chậm và giật.
Thời lượng dụng pin liên tục của máy khoảng hơn 8 giờ với độ sáng 50%, tắt Wi-Fi cùng với các tác vụ nghe nhạc và xem phim 480p.
Thông số kỹ thuật chính:
Ưu điểm: Bàn phím trượt tích hợp; Tích hợp cổng USB, Thiết kế chắc chắn.
Nhược điểm: Hơi nặng và dày; Chưa có bản 3G.
Giá dự kiến của sản phẩm là 12,99tr (bao gồm VAT).
Theo PC World