torune
Film critic
Mùa phim hè sắp sửa khởi động (như mọi năm là đầu tháng 5). Nhưng, gần đây, đã có khá nhiều phim ra rạp với quy mô và thành công ở hàng 'bom tấn'. Chẳng hạn như 'Ready Player One' và mới nhất là 'Rampage'. Đơn giản là vì những phim này được nhà sản xuất chi mạnh tay và thực hiện theo công thức từ muôn đời nay của Hollywood.
'Rampage', đối với mình thì... xem chán. Nhưng chắc chắn sẽ không chán với những ai còn máu lửa với các phim siêu anh hùng, các phim nhồi nhét nhiều hành động, kỹ xảo. 'Rampage' xem chán (xin nhắc lại, là với bản thân torune) bởi phim xào lại một công thức nhưng đôi chỗ quá lười biến để làm mới công thức này.
Đầu tiên, thứ đập vô mắt mình là nam chính và nữ thứ chính. Bạn thấy điều gì không? Họ đều là người Mỹ gốc Phi (nói không nghiêm túc là người 'da màu'). Lý do mình không thích phim không phải ở màu da của diễn viên chính dù rằng sau 'Black Panther' - các nhà làm phim đang cố vơ vét đối tượng khán giả này.
Với Dwayne Johnson, diễn xuất của anh này có tiến bộ, so với những phim trước của ảnh chứ vẫn còn rất kém so với những đồng nghiệp chuyên thể loại hành động. Có lẽ vì liên tục đóng mãi một kiểu nhân vật, nên Dwayne Johson đã đủ 'chất' để 'tự chuyển hóa' bản thân anh. Với nữ thứ chính - Naomie Harris, diễn xuất của cô tròn vai. Tiếc thay, vai diễn rất mờ nhạt, và bỏ ai vào đó cũng được.
Cảm giác của mình là vai diễn này rất rập khuôn (stereotype): một nhà nghiên cứu có lý tưởng tốt nhưng đi sai đường. Motif không thể quen thuộc hơn nếu không muốn nói quá nhàm chán. Cảm giác thứ hai là người viết truyện đã bốc đại một nữ nhân vật da trắng nào đó, trong muôn vàn tựa phim cũ, sau đó đổi màu da của cô mà thôi.
Nếu muốn thuyết phục khán giả bằng việc đưa diễn viên gốc Phi vào phim. Theo mình, nhà làm phim nên thổi vào thứ gì đó mang tính văn hóa (kiểu như 'Black Panther' thổi vào đó 'sắc màu' của các quốc gia châu Phi). Hay như, những câu bông đùa thật sự swaggy, ghetto... hay gì gì đấy cho ra cảm giác sub-culture (một nền văn hóa phụ) cho đỡ rập khuôn vì nam chính đã 'một màu' mất rồi.
Tiếp theo là công thức ghép cặp nhân vật chính với một người bạn 'siêu nhiên'. Tặng nhà viết truyện một điểm cộng là phim hướng tới đại chúng nên nhân vật khỉ đột cũng chứa nhiều nét người hơn, biết những câu đùa liên quan đến sex... Tới đoạn khỉ đột đập phá gần cuối phim, tự dưng mình thấy 'Rampage' như một 'King Kong' phiên bản bromance (tình anh em) vậy.
Một công thức nữa là quái vật không chỉ to mà còn hầm bà lằng, đủ giống loài, sao cho thật bá đạo!!! Để rồi cuối phim lòi ra một yếu điểu chí mạng chỉ trong giây lát!!! Cái mình tiếc là những phân đoạn chiến đấu giữa quái vật với quái vật vẫn chưa đủ dài, đủ tới mức chán chê. Đồng thời, một vài cảnh 'đinh' bị đưa hẳn lên trailer và các pha chiến đấu quá dồn dập, quá nhanh khi càng về cuối.
Trở lại với chuyện nhân vật chính/phụ và màu da. Mình phát hiện ra thêm một tiểu tiết (không biết có phải là thuyết âm mưu không). Phản diện cũng da trắng, Joe Manganiello rõ đẹp-chai men-lỳ cũng bị chết tức thì sau vài phút đầu tiên... Còn ông thủ lĩnh quân đội lại là một anh da màu. NO RACISM (không kỳ thị) gì ở đây nhưng có nhất thiết nhà làm phim phải nâng bi mấy anh 'negro' quá lộ liễu như vậy không?
Công thức cuối cùng là phim kể đầy đủ, lớp lang, dễ theo dõi, ác thì chịu quả báo cùng một cái kết có hậu. Thế thôi. Thêm nữa là bình thường thì không thấy, tới lúc ngay cấn thì cứu tinh xuất hiện tức thì.
Tóm lại, 'Rampage' là một phim mang tính giải trí cao, hướng tới phần đông khán giả. Phim làm tốt với những gì nhà sản xuất hứa hẹn. Nếu không thích 'Rampage' thì có thể bạn đã chọn nhầm phim hay đơn giản, bạn đã qua cái thời xem những phim như vầy. Dù gì thì sự tồn tại của 'Rampage' cũng rất cần thiết. Nó như người giữ lửa cho dòng phim 'đại chiến với quái vật' và theo kịp thời đại (khi mà khán giả gốc Phi đang được chiều chuộng).
'Rampage', đối với mình thì... xem chán. Nhưng chắc chắn sẽ không chán với những ai còn máu lửa với các phim siêu anh hùng, các phim nhồi nhét nhiều hành động, kỹ xảo. 'Rampage' xem chán (xin nhắc lại, là với bản thân torune) bởi phim xào lại một công thức nhưng đôi chỗ quá lười biến để làm mới công thức này.
Đầu tiên, thứ đập vô mắt mình là nam chính và nữ thứ chính. Bạn thấy điều gì không? Họ đều là người Mỹ gốc Phi (nói không nghiêm túc là người 'da màu'). Lý do mình không thích phim không phải ở màu da của diễn viên chính dù rằng sau 'Black Panther' - các nhà làm phim đang cố vơ vét đối tượng khán giả này.
Với Dwayne Johnson, diễn xuất của anh này có tiến bộ, so với những phim trước của ảnh chứ vẫn còn rất kém so với những đồng nghiệp chuyên thể loại hành động. Có lẽ vì liên tục đóng mãi một kiểu nhân vật, nên Dwayne Johson đã đủ 'chất' để 'tự chuyển hóa' bản thân anh. Với nữ thứ chính - Naomie Harris, diễn xuất của cô tròn vai. Tiếc thay, vai diễn rất mờ nhạt, và bỏ ai vào đó cũng được.
Cảm giác của mình là vai diễn này rất rập khuôn (stereotype): một nhà nghiên cứu có lý tưởng tốt nhưng đi sai đường. Motif không thể quen thuộc hơn nếu không muốn nói quá nhàm chán. Cảm giác thứ hai là người viết truyện đã bốc đại một nữ nhân vật da trắng nào đó, trong muôn vàn tựa phim cũ, sau đó đổi màu da của cô mà thôi.
Nếu muốn thuyết phục khán giả bằng việc đưa diễn viên gốc Phi vào phim. Theo mình, nhà làm phim nên thổi vào thứ gì đó mang tính văn hóa (kiểu như 'Black Panther' thổi vào đó 'sắc màu' của các quốc gia châu Phi). Hay như, những câu bông đùa thật sự swaggy, ghetto... hay gì gì đấy cho ra cảm giác sub-culture (một nền văn hóa phụ) cho đỡ rập khuôn vì nam chính đã 'một màu' mất rồi.
Tiếp theo là công thức ghép cặp nhân vật chính với một người bạn 'siêu nhiên'. Tặng nhà viết truyện một điểm cộng là phim hướng tới đại chúng nên nhân vật khỉ đột cũng chứa nhiều nét người hơn, biết những câu đùa liên quan đến sex... Tới đoạn khỉ đột đập phá gần cuối phim, tự dưng mình thấy 'Rampage' như một 'King Kong' phiên bản bromance (tình anh em) vậy.
Một công thức nữa là quái vật không chỉ to mà còn hầm bà lằng, đủ giống loài, sao cho thật bá đạo!!! Để rồi cuối phim lòi ra một yếu điểu chí mạng chỉ trong giây lát!!! Cái mình tiếc là những phân đoạn chiến đấu giữa quái vật với quái vật vẫn chưa đủ dài, đủ tới mức chán chê. Đồng thời, một vài cảnh 'đinh' bị đưa hẳn lên trailer và các pha chiến đấu quá dồn dập, quá nhanh khi càng về cuối.
Trở lại với chuyện nhân vật chính/phụ và màu da. Mình phát hiện ra thêm một tiểu tiết (không biết có phải là thuyết âm mưu không). Phản diện cũng da trắng, Joe Manganiello rõ đẹp-chai men-lỳ cũng bị chết tức thì sau vài phút đầu tiên... Còn ông thủ lĩnh quân đội lại là một anh da màu. NO RACISM (không kỳ thị) gì ở đây nhưng có nhất thiết nhà làm phim phải nâng bi mấy anh 'negro' quá lộ liễu như vậy không?
Công thức cuối cùng là phim kể đầy đủ, lớp lang, dễ theo dõi, ác thì chịu quả báo cùng một cái kết có hậu. Thế thôi. Thêm nữa là bình thường thì không thấy, tới lúc ngay cấn thì cứu tinh xuất hiện tức thì.
Tóm lại, 'Rampage' là một phim mang tính giải trí cao, hướng tới phần đông khán giả. Phim làm tốt với những gì nhà sản xuất hứa hẹn. Nếu không thích 'Rampage' thì có thể bạn đã chọn nhầm phim hay đơn giản, bạn đã qua cái thời xem những phim như vầy. Dù gì thì sự tồn tại của 'Rampage' cũng rất cần thiết. Nó như người giữ lửa cho dòng phim 'đại chiến với quái vật' và theo kịp thời đại (khi mà khán giả gốc Phi đang được chiều chuộng).
torune@hdvietnam
Chỉnh sửa lần cuối: