Ở thời điểm mới ra mắt của Ryzen vào tháng 2-2017 thì tình hình kén RAM của AMD là hoàn toàn có, ở giai đoạn này để có thể chạy tốt RAM cho AMD ở bus cao như 3000 hay 3200 thì bạn phải tìm kiếm các cây RAM sử dụng Samsung B-die để có thể dễ dàng lên được mức xung cao, nhưng chuyện này hoàn toàn đã được khắc phục khi AMD tung ra bản cập nhật AEGES 1.0.0.6. Với bản cập nhật này thì tình trạng kén ram đã hoàn toàn không còn và bạn rất dễ dàng kéo mức xung của hệ thống lên cao để hỗ trợ tăng tốc hiệu năng của toàn máy.
Đến nay AMD đã tung ra tới phiên bản thứ 3 của AGESA là 1.0.0.6c giúp tối ưu hơn nữa sự ổn định của hệ thống, để làm rõ hơn về sự tương thích thì mình đã đi mượn được kha khá ram từ các hãng từ đắt tiền cho tới bình dân để đưa vào bài test, với RAM xịn thì mình sẽ test bus cao với ram bình dân thì mình sẽ test sự tương thích của RAM khi hoạt động liên tục.
I - Hướng dẫn cập nhật BIOS tích hợp AGESA 1.0.0.6:
Tính tới thời điểm hiện tại thì phiên bản AGESA 1.0.0.6 đã có phiên bản mới nhất là 1.0.0.6c nhưng mình sẽ chỉ test với phiên bản đầu tiên để các bạn có thể thấy sự khác ngay từ buổi đầu cập nhật. Để biết main mình đã có cập nhật AGESA chưa thì bạn có thể vào CPUZ xem phiên bản BIOS của mình và tra cứu ngược lại trang web của hãng để xem biên bản BIOS của bạn đang dùng có tích hợp AGESA chưa.
Không chỉ là 1 bản cập nhật đơn thuần, với bản 1.0.0.6 AMD hứa hẹn sẽ mang lại sự tương thích tốt nhất giữa hệ thống Ryzen và những cặp DDR4 đang có trên thị trường, để cài đặt BIOS mới đầu tiên chúng ta phải check xem main của mình đã cập nhật BIOS mới có AGESA 1.0.0.6 hay chưa, ở đây mình dùng mainboard ASUS Crosshair VI HERO, đây là 1 trong những mainboard có cập nhật phiên bản 1.0.0.6 ngay khi AMD tung ra bản nâng cấp.
Down 1 file nhỏ gần 6MB về rồi thì bạn bung file nén, chép vào USB cắm vào máy, sau đó khởi động lại máy bấm phím DEL để được vào BIOS.
Bạn chọn vào tool chọn mục ASUS EZ Flash. chọn update qua thiết bị lưu trữ.
Chọn tới chỗ lưu file BIOS, ấn vô cái file BIOS là chương trình bắt đầu cập nhật BIOS cho hệ thống.
Dài dòng vậy chứ dễ lắm, chờ máy chạy hết thì máy bạn đã được cập nhật BIOS mới nhất với AGESA 1.0.0.6 tích hợp trong đó, bản BIOS này của ASUS là bản 1403.
II - Khả năng tương thích RAM của 1.0.0.6 :
Danh sách RAM mình sẽ dùng test, mình không so hiệu năng giữa phiên bản cũ và mới, mình sẽ chỉ test độ tương thích của RAM với hệ thống ở phiên bản BIOS cụ thể:
G.SKILL Trident Z RGB 3000 : Sản phẩm RGB được ưa chuộng trên thị trường nhưng mức RAM của sản phẩm khi kéo lên cũng khá gặp nhiều khó khăn ở phiên bản BIOS cũ nhưng với bản cập nhật mới thì bus RAM nhận ngay và không cần chỉnh gì thêm.
Crucial 2400 : RAM chỉ có bus 2400 nên cũng không khó khăn lắm trong việc lên, hệ thống gần như vào là nhận luôn 2400 và mình test nhanh qua các phép PI để xem sự ổn định của RAM.
Apacer 2400 :tương tự như trên mình cũng thay vào và chạy PI, hệ thống pass được mức xung RAM 2400
Corsair LPX 2400 : hệ thống dễ dàng đạt 2400 và vượt qua vài test PI
GEIL EVO FORZA 2400 : hoạt động ổn định ở mức xung 2400.
AVEXIR IMPACT 2666 : mức bus cao hơn xíu so với bình thường, hệ thống vẫn lên bình thường và hoàn thành bài test
Mushkin 2666 : đạt mức buss 2666 như trên RAM và hoàn thành bài test PI kiểm tra sự ổ định của RAM.
DATO 2400 : cây RAM duy nhất bật lên không thấy tên hãng và mã sản phẩm, … nhưng vẫn chạy ổn định hoàn toàn ở mức bus 2400 và hoàn thành bài test PI
Các bạn lưu ý ở đây trong bài test ở mục NB Frequency chính là mức xung của RAM nhưng ở đây chúng ta đang dùng là dual channel nên các bạn phải nhân đôi lên để thấy được tốc độ của RAM, như ngay trên là cây RAM DATO đang có mức xung là 1206 , chúng ta nhân 2 lên là được 2412 chính là mức xung của hệ thống sẽ chạy.
Qua các phép test thì chúng ta thấy tất cả các RAM đều chạy ở mức xung cao nhất ghi trên bao bì không gặp trở ngại gì ngoài ra điều quan trọng nhất là tất cả RAM đều vượt qua được kiểm tra độ ổn định khi hệ thống chạy .
III - Kết luận :
Với 1 loạt các phép test nhanh ở trên với rất nhiều RAM hiện đang có mặt trên thị trường, mình hy vọng có thể giúp các bạn có thể tự tin build cho mình hệ thống AMD mà không còn phải lo ngại về vấn đề kém ram hay không, tuy chỉ mới ra mắt nhưng AMD đã cải thiệt từng ngày để giúp cho hệ thống của mình sản xuất có thể hoạt động tốt và nhanh nhất có thể.
Hiện tại AMD đã phát hành bản cập nhật AGESA 1.0.0.6c nhưng ở đây mình chỉ test tới bản cũ nhất của phiên bản này để cho bạn xem sự khác biệt cũng như tính ổn định của hệ thống khi dùng với rất nhiều các cặp RAM khác nhau, thì chắc chắn với phiên bản mới hơn AMD còn có thể bảo đảm cho hệ thống bạn càng ổn định hơn trước với bất cứ thanh RAM nào khi được lắp vào hệ thống Ryzen của mình,
Đến nay AMD đã tung ra tới phiên bản thứ 3 của AGESA là 1.0.0.6c giúp tối ưu hơn nữa sự ổn định của hệ thống, để làm rõ hơn về sự tương thích thì mình đã đi mượn được kha khá ram từ các hãng từ đắt tiền cho tới bình dân để đưa vào bài test, với RAM xịn thì mình sẽ test bus cao với ram bình dân thì mình sẽ test sự tương thích của RAM khi hoạt động liên tục.
I - Hướng dẫn cập nhật BIOS tích hợp AGESA 1.0.0.6:
Tính tới thời điểm hiện tại thì phiên bản AGESA 1.0.0.6 đã có phiên bản mới nhất là 1.0.0.6c nhưng mình sẽ chỉ test với phiên bản đầu tiên để các bạn có thể thấy sự khác ngay từ buổi đầu cập nhật. Để biết main mình đã có cập nhật AGESA chưa thì bạn có thể vào CPUZ xem phiên bản BIOS của mình và tra cứu ngược lại trang web của hãng để xem biên bản BIOS của bạn đang dùng có tích hợp AGESA chưa.
Không chỉ là 1 bản cập nhật đơn thuần, với bản 1.0.0.6 AMD hứa hẹn sẽ mang lại sự tương thích tốt nhất giữa hệ thống Ryzen và những cặp DDR4 đang có trên thị trường, để cài đặt BIOS mới đầu tiên chúng ta phải check xem main của mình đã cập nhật BIOS mới có AGESA 1.0.0.6 hay chưa, ở đây mình dùng mainboard ASUS Crosshair VI HERO, đây là 1 trong những mainboard có cập nhật phiên bản 1.0.0.6 ngay khi AMD tung ra bản nâng cấp.
Down 1 file nhỏ gần 6MB về rồi thì bạn bung file nén, chép vào USB cắm vào máy, sau đó khởi động lại máy bấm phím DEL để được vào BIOS.
Bạn chọn vào tool chọn mục ASUS EZ Flash. chọn update qua thiết bị lưu trữ.
Chọn tới chỗ lưu file BIOS, ấn vô cái file BIOS là chương trình bắt đầu cập nhật BIOS cho hệ thống.
Dài dòng vậy chứ dễ lắm, chờ máy chạy hết thì máy bạn đã được cập nhật BIOS mới nhất với AGESA 1.0.0.6 tích hợp trong đó, bản BIOS này của ASUS là bản 1403.
II - Khả năng tương thích RAM của 1.0.0.6 :
Danh sách RAM mình sẽ dùng test, mình không so hiệu năng giữa phiên bản cũ và mới, mình sẽ chỉ test độ tương thích của RAM với hệ thống ở phiên bản BIOS cụ thể:
- G.SKILL Trident Z RGB 3000
- Crucial 2400[/B]
- DATO 2400[/B]
- Mushkin 2666
- Apacer 2400
- Corsair LPX 2400
- GEIL EVO FORZA 2400
- AVEXIR IMPACT 2666
G.SKILL Trident Z RGB 3000 : Sản phẩm RGB được ưa chuộng trên thị trường nhưng mức RAM của sản phẩm khi kéo lên cũng khá gặp nhiều khó khăn ở phiên bản BIOS cũ nhưng với bản cập nhật mới thì bus RAM nhận ngay và không cần chỉnh gì thêm.
Apacer 2400 :tương tự như trên mình cũng thay vào và chạy PI, hệ thống pass được mức xung RAM 2400
Corsair LPX 2400 : hệ thống dễ dàng đạt 2400 và vượt qua vài test PI
GEIL EVO FORZA 2400 : hoạt động ổn định ở mức xung 2400.
AVEXIR IMPACT 2666 : mức bus cao hơn xíu so với bình thường, hệ thống vẫn lên bình thường và hoàn thành bài test
Mushkin 2666 : đạt mức buss 2666 như trên RAM và hoàn thành bài test PI kiểm tra sự ổ định của RAM.
DATO 2400 : cây RAM duy nhất bật lên không thấy tên hãng và mã sản phẩm, … nhưng vẫn chạy ổn định hoàn toàn ở mức bus 2400 và hoàn thành bài test PI
Các bạn lưu ý ở đây trong bài test ở mục NB Frequency chính là mức xung của RAM nhưng ở đây chúng ta đang dùng là dual channel nên các bạn phải nhân đôi lên để thấy được tốc độ của RAM, như ngay trên là cây RAM DATO đang có mức xung là 1206 , chúng ta nhân 2 lên là được 2412 chính là mức xung của hệ thống sẽ chạy.
Qua các phép test thì chúng ta thấy tất cả các RAM đều chạy ở mức xung cao nhất ghi trên bao bì không gặp trở ngại gì ngoài ra điều quan trọng nhất là tất cả RAM đều vượt qua được kiểm tra độ ổn định khi hệ thống chạy .
III - Kết luận :
Với 1 loạt các phép test nhanh ở trên với rất nhiều RAM hiện đang có mặt trên thị trường, mình hy vọng có thể giúp các bạn có thể tự tin build cho mình hệ thống AMD mà không còn phải lo ngại về vấn đề kém ram hay không, tuy chỉ mới ra mắt nhưng AMD đã cải thiệt từng ngày để giúp cho hệ thống của mình sản xuất có thể hoạt động tốt và nhanh nhất có thể.
Hiện tại AMD đã phát hành bản cập nhật AGESA 1.0.0.6c nhưng ở đây mình chỉ test tới bản cũ nhất của phiên bản này để cho bạn xem sự khác biệt cũng như tính ổn định của hệ thống khi dùng với rất nhiều các cặp RAM khác nhau, thì chắc chắn với phiên bản mới hơn AMD còn có thể bảo đảm cho hệ thống bạn càng ổn định hơn trước với bất cứ thanh RAM nào khi được lắp vào hệ thống Ryzen của mình,
Nguồn HeoPC