TSMC đang thúc đẩy các kế hoạch mở rộng sản xuất ở bang Arizona, nhưng những lo ngại về chi phí và kỳ vọng về lực lượng lao động Mỹ đang là trở ngại.
TSMC, tập đoàn chuyên về chế tạo chất bán dẫn lớn nhất thế giới, đã xác nhận kế hoạch mở một nhà máy chế tạo đĩa bán dẫn (wafer) tiên tiến ở bang Arizona, Mỹ vào năm 2020 và đã tăng gấp ba lần khoản đầu tư cho dự án này lên 40 tỷ USD vào năm 2022.
Tuy nhiên, một số nhân viên của công ty đang cho thấy sự không hài lòng về kế hoạch này, theo một báo cáo từ The New York Times. Một trong những lý do chính là các kỹ sư Đài Loan (Trung Quốc) vốn đã quen với việc làm việc nhiều giờ và làm thêm vào cuối tuần, nhưng đây lại là điều mà các công nhân Mỹ khó có thể cảm thấy hấp dẫn.
Ba nhân viên của TSMC cho biết việc chuẩn hóa các quy trình là một thách thức đối với các kỹ sư Mỹ. Wayne Chiu, một kỹ sư đã rời TSMC vào năm 2022, cho biết ông đã cân nhắc việc gia nhập cơ sở ở Arizona nhưng nhận ra rằng mình có thể sẽ phải chịu trách nhiệm "gỡ rối" cho các công nhân Mỹ.
“Điều khó khăn nhất trong sản xuất wafer không phải là công nghệ”, ông chia sẻ. "Khó nhất là quản lý nhân sự. Người Mỹ kém nhất khoản này, vì người Mỹ khó quản lý nhất."
Ngược lại, đây lại là vấn đề không quá khó khăn đối với các kỹ sư châu Á, những người làm nghiêm túc làm việc theo đơn đặt hàng mà không thắc mắc. Một kỹ sư khác của TSMC cũng cho biết khi được giao một số dự án, một số người Mỹ gặp khó khăn và đôi khi từ chối các nhiệm vụ mới thay vì chấp nhận làm việc chăm chỉ hơn hoặc lâu hơn để hoàn thành công việc.
Động thái xây dựng nhà máy ở Mỹ của TSMC được hỗ trợ bởi Đạo luật CHIPS mà tổng thống Biden đã ký thành luật vào tháng 8/2022. Đạo luật này cung cấp hơn 52 tỷ USD để hỗ trợ các doanh nghiệp tại Mỹ phát triển các cơ sở bán dẫn mới, tài trợ cho nghiên cứu và tăng cường sản xuất hiện tại.
Tuy nhiên, bản thân người sáng lập TSMC, Morris Chang, đã nhận xét vào tháng 10 năm ngoái rằng những nỗ lực của chính quyền Mỹ để xây dựng lại ngành sản xuất chip của họ "chắc chắn sẽ thất bại". Nhưng 2 tháng sau đó, ông đã nói rằng TSMC "đã chuẩn bị kỹ lưỡng hơn rất nhiều".
Cho đến hiện tại, TSMC dự kiến nhà máy ở Arizona sẽ bắt đầu sản xuất vi mạch vào năm 2024 và công ty có kế hoạch bổ sung cơ sở thứ hai tại địa điểm này. Mặc dù dự án gặp nhiều thách thức nhưng TSMC vẫn cam kết sẽ hỗ trợ Apple chuyển một số hoạt động sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc.
TSMC, tập đoàn chuyên về chế tạo chất bán dẫn lớn nhất thế giới, đã xác nhận kế hoạch mở một nhà máy chế tạo đĩa bán dẫn (wafer) tiên tiến ở bang Arizona, Mỹ vào năm 2020 và đã tăng gấp ba lần khoản đầu tư cho dự án này lên 40 tỷ USD vào năm 2022.
Tuy nhiên, một số nhân viên của công ty đang cho thấy sự không hài lòng về kế hoạch này, theo một báo cáo từ The New York Times. Một trong những lý do chính là các kỹ sư Đài Loan (Trung Quốc) vốn đã quen với việc làm việc nhiều giờ và làm thêm vào cuối tuần, nhưng đây lại là điều mà các công nhân Mỹ khó có thể cảm thấy hấp dẫn.
Ba nhân viên của TSMC cho biết việc chuẩn hóa các quy trình là một thách thức đối với các kỹ sư Mỹ. Wayne Chiu, một kỹ sư đã rời TSMC vào năm 2022, cho biết ông đã cân nhắc việc gia nhập cơ sở ở Arizona nhưng nhận ra rằng mình có thể sẽ phải chịu trách nhiệm "gỡ rối" cho các công nhân Mỹ.
“Điều khó khăn nhất trong sản xuất wafer không phải là công nghệ”, ông chia sẻ. "Khó nhất là quản lý nhân sự. Người Mỹ kém nhất khoản này, vì người Mỹ khó quản lý nhất."
Ngược lại, đây lại là vấn đề không quá khó khăn đối với các kỹ sư châu Á, những người làm nghiêm túc làm việc theo đơn đặt hàng mà không thắc mắc. Một kỹ sư khác của TSMC cũng cho biết khi được giao một số dự án, một số người Mỹ gặp khó khăn và đôi khi từ chối các nhiệm vụ mới thay vì chấp nhận làm việc chăm chỉ hơn hoặc lâu hơn để hoàn thành công việc.
Động thái xây dựng nhà máy ở Mỹ của TSMC được hỗ trợ bởi Đạo luật CHIPS mà tổng thống Biden đã ký thành luật vào tháng 8/2022. Đạo luật này cung cấp hơn 52 tỷ USD để hỗ trợ các doanh nghiệp tại Mỹ phát triển các cơ sở bán dẫn mới, tài trợ cho nghiên cứu và tăng cường sản xuất hiện tại.
Tuy nhiên, bản thân người sáng lập TSMC, Morris Chang, đã nhận xét vào tháng 10 năm ngoái rằng những nỗ lực của chính quyền Mỹ để xây dựng lại ngành sản xuất chip của họ "chắc chắn sẽ thất bại". Nhưng 2 tháng sau đó, ông đã nói rằng TSMC "đã chuẩn bị kỹ lưỡng hơn rất nhiều".
Cho đến hiện tại, TSMC dự kiến nhà máy ở Arizona sẽ bắt đầu sản xuất vi mạch vào năm 2024 và công ty có kế hoạch bổ sung cơ sở thứ hai tại địa điểm này. Mặc dù dự án gặp nhiều thách thức nhưng TSMC vẫn cam kết sẽ hỗ trợ Apple chuyển một số hoạt động sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc.
Theo Genk