tienlequoc
Well-Known Member
Có lẽ tất cả các anh em đã có một thời gian hoạt động ở thread Android box đều khá quen thuộc với phần mềm giải trí đa phương tiện đa nền tảng Kodi (tiền thân là XBMC). Hiện tại, khi mua một android box, câu hỏi của người dùng thường đặt ra là: nó chạy Kodi có tốt không? Tương thích với các add-ons như thế nào? Kodi và các add-ons chạy trên nó như là tấm bùa hộ mệnh để các Android box thu hút khách hàng.
Trước đây, khi hầu hết các add-ons chúng ta cài đặt vào Android box thường được viết từ các đội lập trình viên người nước ngoài, phần lớn các nội dung đều được đặt trên server nước ngoài nên độ ổn định không cao do băng thông quốc tế các nhà mạng internet Việt Nam bị hạn chế. Khi đó, trải nghiệm Kodi/XBMC trên Android box giống như là cưỡi ngựa xem hoa, khám phá là chính.
Nắm bắt được nhu cầu của người dùng ngày càng cao về các tính năng giải trí đa phương tiện, các đội lập trình Việt gần đây đã cho ra đời khá nhiều add-ons nội phục vụ người dùng Việt. Điểm mạnh của các add-ons này là hầu hết nguồn nội dung đều được chạy trên server đặt tại Việt Nam. Điều đó làm cho chất lượng nội dung ổn định hơn, số lượng nội dung ngày càng phong phú hơn. Người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn nội dung chất lượng hơn cho thiết bị của mình.
Cùng với sự phát triển về số lượng và chất lượng của add-ons Việt, thêm vào đó là nhu cầu ngày càng cao của người dùng. Thị trường add-ons Việt ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhóm lập trình viên, đồng thời cũng có sự phân hóa sâu sắc về cách thức tiếp cận với người dùng. Thời gian ban đầu lúc mới ra đời, hầu hết các add-ons Việt đều theo hướng miễn phí hoàn toàn để thu hút người dùng. Một thời gian sau, các add-ons đã chứng tỏ được thực lực của mình bằng sự ổn định và đa dạng của nội dung, thu hút được nhiều người dùng. Điều này làm cho add-ons Việt trở nên là 1 thị trường hấp dẫn đối với nhiều nhóm lập trình viên.
Khi đã tạo ra được lượng người dùng “khủng”, các add-ons free dần dần không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của phần lớn người dùng do các nhóm lập trình viên không đủ kinh phí để duy trì sự ổn định của đứa con tinh thần của mình. Để khắc phục yếu điểm này, một số nhóm lập trình viên đã có ý tưởng thu phí người dùng qua nhiều hình thức khác nhau (Donation, thu phí tháng…). Các add-ons “hot” đã bắt đầu có động thái đầu tư thêm server, mua acc vip, nâng cấp nội dung của mình ngày càng phong phú hơn, đẹp hơn, trực quan dễ sử dụng hơn…
Đương nhiên, đối với bất kỳ sản phẩm trí tuệ nào, khi đã tạo ra một thị trường, tất nhiên sẽ không tránh khỏi có sự cạnh tranh. Trong tình huống này, đó là cạnh tranh để thu hút người dùng. Và sự cạnh tranh đó sẽ được đẩy lên tầm cao mới vì nó bắt đầu dính tới yếu tố “tiền bạc”, “lợi nhuận”.
Tác giả bài viết này sẽ chỉ ra một số hình thức cạnh tranh phổ biến ở thị trường add-ons Việt hiện nay dựa trên một thời gian dài quan sát cách mà nó vận hành, không phân tích hình thức cạnh tranh nào là “Fair”, “Không Fair”, thậm chí là “Bẩn” (Người dùng tự phán xét):
- Cạnh canh bằng cách phát triển số lượng/chất lượng các nội dung trong add-ons, nâng cao trải nghiệm người dùng, phát triển các tính năng mới.
- Tố cáo đối thủ ăn cắp code của mình mà không đưa ra dẫn chứng cụ thể nào cả. Lợi dụng các thành viên không hiểu chuyện trong cộng đồng đứng về phía mình, hùa theo ý kiến chủ quan của mình.
- Lợi dụng lượng fan đông đảo của mình (trong đó có một số fan cuồng) moi móc, cạnh khóe, nói xấu đối thủ trên mọi phương tiện (facebook, diễn đàn…)
- Phản bội lại những người có tham gia phát triển add-ons của mình khi biết họ không thể giúp cho mình nữa. Thậm chí đăng đàn kêu gọi fan (cuồng) của mình tẩy chay add-ons của đối thủ, ném đá các thế lực họ cho là thù địch dưới mọi hình thức.
Suy cho cùng, cạnh tranh để phát triển, để tạo ra những add-ons tốt hơn phục vụ tốt hơn cho cộng đồng là cần thiết. Nhưng một số hình thức cạnh tranh không lành mạnh cần được lên án và xóa bỏ, tất cả là vì một thì trường add-ons lành mạnh, bất kể nó là free hay là thu phí dưới hình thức nào đó. Về phương diện người dùng: Các bạn cũng nên nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, đừng để một số đối tượng xấu dẫn dắt vần đề theo hướng tạo ra xung đột không cần thiết.
Bài viết thể hiện văn phong của tác giả, không nêu tên bất kỳ add-ons Việt nào cả. Và cũng không có ý định đả kích hay bênh vực bất kỳ nhóm lập trình viên nào. Chỉ mong cho thị trường add-ons Việt phát triển bền vững, tạo ra được những sản phẩm chất lượng cho người dùng.
Trước đây, khi hầu hết các add-ons chúng ta cài đặt vào Android box thường được viết từ các đội lập trình viên người nước ngoài, phần lớn các nội dung đều được đặt trên server nước ngoài nên độ ổn định không cao do băng thông quốc tế các nhà mạng internet Việt Nam bị hạn chế. Khi đó, trải nghiệm Kodi/XBMC trên Android box giống như là cưỡi ngựa xem hoa, khám phá là chính.
Nắm bắt được nhu cầu của người dùng ngày càng cao về các tính năng giải trí đa phương tiện, các đội lập trình Việt gần đây đã cho ra đời khá nhiều add-ons nội phục vụ người dùng Việt. Điểm mạnh của các add-ons này là hầu hết nguồn nội dung đều được chạy trên server đặt tại Việt Nam. Điều đó làm cho chất lượng nội dung ổn định hơn, số lượng nội dung ngày càng phong phú hơn. Người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn nội dung chất lượng hơn cho thiết bị của mình.
Cùng với sự phát triển về số lượng và chất lượng của add-ons Việt, thêm vào đó là nhu cầu ngày càng cao của người dùng. Thị trường add-ons Việt ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhóm lập trình viên, đồng thời cũng có sự phân hóa sâu sắc về cách thức tiếp cận với người dùng. Thời gian ban đầu lúc mới ra đời, hầu hết các add-ons Việt đều theo hướng miễn phí hoàn toàn để thu hút người dùng. Một thời gian sau, các add-ons đã chứng tỏ được thực lực của mình bằng sự ổn định và đa dạng của nội dung, thu hút được nhiều người dùng. Điều này làm cho add-ons Việt trở nên là 1 thị trường hấp dẫn đối với nhiều nhóm lập trình viên.
Khi đã tạo ra được lượng người dùng “khủng”, các add-ons free dần dần không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của phần lớn người dùng do các nhóm lập trình viên không đủ kinh phí để duy trì sự ổn định của đứa con tinh thần của mình. Để khắc phục yếu điểm này, một số nhóm lập trình viên đã có ý tưởng thu phí người dùng qua nhiều hình thức khác nhau (Donation, thu phí tháng…). Các add-ons “hot” đã bắt đầu có động thái đầu tư thêm server, mua acc vip, nâng cấp nội dung của mình ngày càng phong phú hơn, đẹp hơn, trực quan dễ sử dụng hơn…
Đương nhiên, đối với bất kỳ sản phẩm trí tuệ nào, khi đã tạo ra một thị trường, tất nhiên sẽ không tránh khỏi có sự cạnh tranh. Trong tình huống này, đó là cạnh tranh để thu hút người dùng. Và sự cạnh tranh đó sẽ được đẩy lên tầm cao mới vì nó bắt đầu dính tới yếu tố “tiền bạc”, “lợi nhuận”.
Tác giả bài viết này sẽ chỉ ra một số hình thức cạnh tranh phổ biến ở thị trường add-ons Việt hiện nay dựa trên một thời gian dài quan sát cách mà nó vận hành, không phân tích hình thức cạnh tranh nào là “Fair”, “Không Fair”, thậm chí là “Bẩn” (Người dùng tự phán xét):
- Cạnh canh bằng cách phát triển số lượng/chất lượng các nội dung trong add-ons, nâng cao trải nghiệm người dùng, phát triển các tính năng mới.
- Tố cáo đối thủ ăn cắp code của mình mà không đưa ra dẫn chứng cụ thể nào cả. Lợi dụng các thành viên không hiểu chuyện trong cộng đồng đứng về phía mình, hùa theo ý kiến chủ quan của mình.
- Lợi dụng lượng fan đông đảo của mình (trong đó có một số fan cuồng) moi móc, cạnh khóe, nói xấu đối thủ trên mọi phương tiện (facebook, diễn đàn…)
- Phản bội lại những người có tham gia phát triển add-ons của mình khi biết họ không thể giúp cho mình nữa. Thậm chí đăng đàn kêu gọi fan (cuồng) của mình tẩy chay add-ons của đối thủ, ném đá các thế lực họ cho là thù địch dưới mọi hình thức.
Suy cho cùng, cạnh tranh để phát triển, để tạo ra những add-ons tốt hơn phục vụ tốt hơn cho cộng đồng là cần thiết. Nhưng một số hình thức cạnh tranh không lành mạnh cần được lên án và xóa bỏ, tất cả là vì một thì trường add-ons lành mạnh, bất kể nó là free hay là thu phí dưới hình thức nào đó. Về phương diện người dùng: Các bạn cũng nên nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, đừng để một số đối tượng xấu dẫn dắt vần đề theo hướng tạo ra xung đột không cần thiết.
Bài viết thể hiện văn phong của tác giả, không nêu tên bất kỳ add-ons Việt nào cả. Và cũng không có ý định đả kích hay bênh vực bất kỳ nhóm lập trình viên nào. Chỉ mong cho thị trường add-ons Việt phát triển bền vững, tạo ra được những sản phẩm chất lượng cho người dùng.
Chỉnh sửa lần cuối: