Dịch vụ cho vay mà Apple vừa ra mắt sẽ cho phép người dùng chia nhỏ các giao dịch thành 4 khoản thanh toán trải đều trong 6 tuần mà không tính lãi hoặc phí.
Trong thông báo ngày 28/3, hãng công nghệ Apple vừa ra mắt dịch vụ "mua trước, trả tiền sau" với tên gọi "Apple Pay Later".
Cụ thể, Apple cho biết dịch vụ Apple Pay Later sẽ cho phép người dùng chia nhỏ các giao dịch thành 4 khoản thanh toán trải đều trong 6 tuần mà không tính lãi hoặc phí.
Apple vừa ra mắt dịch vụ "mua trước, trả tiền sau" với tên gọi "Apple Pay Later" (Ảnh minh hoạ: Shutterstock)
Khi sử dụng dịch vụ, người dùng có thể nhận khoản vay từ 50 đến 1000 USD (khoảng 1,2 đến 23,5 triệu đồng) để mua hàng trực tuyến và thông qua ứng dụng thanh toán của Apple là Apple Pay trên iPhone, iPad.
"Nhiều người đang tìm kiếm các tùy chọn thanh toán linh hoạt. Đó là lý do tại sao chúng tôi cung cấp cho người dùng của mình dịch vụ Apple Pay Later", Jennifer Bailey, phó chủ tịch Apple Pay và Apple Wallet, cho biết.
Trong giai đoạn đầu, dịch vụ Apple Pay Later sẽ được Apple cung cấp cho một số người dùng được chọn, sau đó hướng tới kế hoạch triển khai toàn diện cho tất cả những người đủ điều kiện trong những tháng tiếp theo.
Người dùng được chọn sẽ thấy tùy chọn "Thanh toán sau" (Pay Later) khi sử dụng Apple Pay để thanh toán trực tuyến và trong các ứng dụng trên iPhone, iPad. Apple cho biết các giao dịch mua bằng phần mềm sẽ được xác thực thông qua Face ID, Touch ID hoặc mật khẩu. Tuy nhiên, người dùng sẽ được yêu cầu liên kết thẻ ghi nợ làm phương thức hoàn trả khoản vay.
Hiện tại, dịch vụ này chỉ khả dụng ở thị trường Mỹ và người dùng sẽ cần cập nhật lên hệ điều hành iOS 16.4 và iPadOS 16.4.
Động thái của Apple được dự đoán đe doạ thống trị của các công ty tài chính như Affirm Holdings (Mỹ) và công ty thanh toán Klarna (Thụy Điển) trong lĩnh vực fintech (công nghệ kết hợp với tài chính), theo hãng tin Reuters.
"Apple Pay Later sẽ vượt mặt một số đối thủ. Các công ty sẽ cần cẩn trọng trước thông báo của Apple vì đây là một đại gia công nghệ. Hãng sẽ lấy đi thị phần của các đối thủ", Ông Danni Hewson, Giám đốc bộ phận phân tích tài chính tại công ty AJ Bell (Anh) dự đoán.
Trong thông báo ngày 28/3, hãng công nghệ Apple vừa ra mắt dịch vụ "mua trước, trả tiền sau" với tên gọi "Apple Pay Later".
Cụ thể, Apple cho biết dịch vụ Apple Pay Later sẽ cho phép người dùng chia nhỏ các giao dịch thành 4 khoản thanh toán trải đều trong 6 tuần mà không tính lãi hoặc phí.
Apple vừa ra mắt dịch vụ "mua trước, trả tiền sau" với tên gọi "Apple Pay Later" (Ảnh minh hoạ: Shutterstock)
Khi sử dụng dịch vụ, người dùng có thể nhận khoản vay từ 50 đến 1000 USD (khoảng 1,2 đến 23,5 triệu đồng) để mua hàng trực tuyến và thông qua ứng dụng thanh toán của Apple là Apple Pay trên iPhone, iPad.
"Nhiều người đang tìm kiếm các tùy chọn thanh toán linh hoạt. Đó là lý do tại sao chúng tôi cung cấp cho người dùng của mình dịch vụ Apple Pay Later", Jennifer Bailey, phó chủ tịch Apple Pay và Apple Wallet, cho biết.
Trong giai đoạn đầu, dịch vụ Apple Pay Later sẽ được Apple cung cấp cho một số người dùng được chọn, sau đó hướng tới kế hoạch triển khai toàn diện cho tất cả những người đủ điều kiện trong những tháng tiếp theo.
Người dùng được chọn sẽ thấy tùy chọn "Thanh toán sau" (Pay Later) khi sử dụng Apple Pay để thanh toán trực tuyến và trong các ứng dụng trên iPhone, iPad. Apple cho biết các giao dịch mua bằng phần mềm sẽ được xác thực thông qua Face ID, Touch ID hoặc mật khẩu. Tuy nhiên, người dùng sẽ được yêu cầu liên kết thẻ ghi nợ làm phương thức hoàn trả khoản vay.
Hiện tại, dịch vụ này chỉ khả dụng ở thị trường Mỹ và người dùng sẽ cần cập nhật lên hệ điều hành iOS 16.4 và iPadOS 16.4.
Động thái của Apple được dự đoán đe doạ thống trị của các công ty tài chính như Affirm Holdings (Mỹ) và công ty thanh toán Klarna (Thụy Điển) trong lĩnh vực fintech (công nghệ kết hợp với tài chính), theo hãng tin Reuters.
"Apple Pay Later sẽ vượt mặt một số đối thủ. Các công ty sẽ cần cẩn trọng trước thông báo của Apple vì đây là một đại gia công nghệ. Hãng sẽ lấy đi thị phần của các đối thủ", Ông Danni Hewson, Giám đốc bộ phận phân tích tài chính tại công ty AJ Bell (Anh) dự đoán.
Theo Genk