QTS 4.3.5 Nâng cao tính năng mạng hệ thống P1

QTS 4.3.5 Nâng cao tính năng mạng hệ thống P1
Tổng quan các tính năng nổi bật của QTS 4.3.5 về hệ thống mạng
Ki nguyên mạng 10G
  • Phần cứng : QNAP 10G switch và QNAP 10G NAS
  • Phần mềm : Gộp chung các tính năng trong Network& Virtual Switch
Thiết kế giao diện người dùng mới :
  • Cho phép hiện thị sơ đồ kết nối mạng ảo và mạng vật lý thực
  • Đổi mới giao diện người dùng cho kết nối không dây và hỗ trợ card mạng không dây PCIe QNAP QWA-AC2600
Cải thiện, nâng cấp các tính năng :
  • Hỗ trợ hiển thị đặt tên riêng cho các giao tiếp mạng
  • Hỗ trợ đa DDNS
  • Nâng cao tính năng iPv6
  • Hỗ trợ đặt trước IP với DHCP
  • Hỗ trợ vô hiệu hóa Default Gateway và NCSI
Mạng 10G ở mọi nơi
tsmKefj.jpg

Hiện nay các thiết bị hỗ trợ mạng 10G ngày càng phổ biến: Từ máy ảo tới Switch hay các thiết bị điện toán khác. Để đón đầu thời đại , QNAP cũng hỗ trợ nhiều tính năng hướng tới mạng 10G
twzMstc.jpg

Network & Virtual Switch (NVS) có thể cho phép bạn kết nối mọi thiết bị với mạng 10G, từ việc kết nối NAS tới Switch cũng như kết nối các máy ảo với tốc độ cực cao. Đi cùng với việc nhiều thiết bị kết nối cùng lúc, việc kiểm tra kết nối cũng được chú trọng
Ns5Q6Qo.jpg

Sơ đồ kết nối mạng của các thiết bị được hiện thị rõ ràng cùng với tính năng “Locate” cho phép tìm kiếm dễ dàng nơi thiết bị lắp đặt.
t7c9Dhr.jpg

Việc kết nối mạng ảo nội bộ với mạng thực được thực hiện cực kì dễ dàng nhờ các giao diện người dùng trực quan
Các Container sẽ sử dụng một mạng khép kín và độc lập được xây dựng bởi một Switch ảo và chỉ cho phép truy cập nội bộ. (DHCP sẽ tự động gán địa chỉ IP và NAT có thể được kích hoạt nếu cần truy cập Internet)
Ví dụ với giao diện tổng quan dưới đây chúng ta có thể dễ dàng thấy:
DlUvOdQ.jpg

Ở hình trên cả 2 máy ảo kết nối với mạng bên ngoài bằng card mạng thực 1G thông qua Switch ảo 3. Biểu tượng trái đất cho thấy môi trường có thể truy cập Internet.
Nhóm máy ảo này được kết nối bằng công tắc ảo 4. Không có biểu tượng trái đất và NAT, điều này cho thấy môi trường là một mạng độc lập nội bộ.
Các tính năng nâng cao và giao diện người dùng mới
Mở mục Control Panel, Network & Virtual Switch, chúng ta có thể thấy tốc độ mạng và các địa chỉ IP nếu chúng ta không sử dụng Máy ảo và Container
bTkIcNj.jpg

Dynamic Domain Name Service - Dịch vụ tên miền động (DDNS) là một dịch vụ được sử dụng để ánh xạ một tên miền đến địa chỉ IP động của một thiết bị mạng. QNAP NAS hỗ trợ DDNS để truy cập nhanh vào máy chủ trên Internet bằng một tên miền dễ nhớ (URL) thay vì địa chỉ IP dài. Khi IP được thay đổi, NAS sẽ tự động cập nhật thông tin cho DDNS cung cấp để đảm bảo luôn có thể truy cập từ xa.
QNAP hỗ trợ đa DDNS ví dụ như QNAP myQNAPcloud, Google, ….
Nhờ đó bạn có thể truy cập NAS thông qua nhiều đường dẫn URL khác nhau, phục vụ cho nhiều mục đích. Tuy nhiên bạn cần thiết lập cho router để DDNS hoạt động tốt.
VSv1Qv7.jpg

Giao diện NVS cũng được trang bị thêm 1 phần thông tin riêng cho các kết nối Thunderbolt
WVVHJvq.jpg

Sửa đổi IPv6 và tăng cường hỗ trợ:
- Tự động cấu hình trạng thái Statful IPv6 tương đương với việc sử dụng DHCP trong IPv4. Nó yêu cầu dịch vụ DHCPv6 để cung cấp địa chỉ IPv6 cho thiết bị khách và cả thiết bị và máy khách đều duy trì trạng thái của địa chỉ đó
- Tự động định cấu hình trạng thái Statless IPv6 cho phép thiết bị khách tự cấu hình bổ sung IPv6 và định tuyến dựa trên các thông tin của router.
- Mỗi card mạng có thể hoạt động như máy chủ IPv6 RA
DHCPv4 hỗ trợ các địa chỉ IP được giữ chỗ. Thiết lập có thể dễ dàng sử dụng thông qua mục DHCP Server trong NVS
Cài đặt Default Gateway + NCSI
- Chuyển đổi mạng khi lỗi
- Hỗ trợ VPN / PPPoE
- Nó tự động kiểm tra trạng thái kết nối Internet NAS (tương tự như Microsoft NCSI) và cung cấp cài đặt để tắt chức năng tự động phát hiện.
dBinP7x.jpg

Static Route : Cho phép bạn định cấu hình địa chỉ gửi gói dữ liệu : Card mạng hay VPN hay PPPoE
QlMXYl7.jpg

Card mang không dây PCIe QNAP QWA-AC2600 PCIe cùng giao diện thiết lập mạng không dây mới
 

GL Dũng

New Member
Phân biệt các loại dây nhảy quang?

Xuất phát từ nguyên nhân khách hàng không hiểu rõ sản phẩm dây nhảy quang, không tìm hiểu kĩ trước khi mua hàng, nghĩ rằng dây nhảy quang nào cũng như nhau, cứ rẻ là được, cắm vào loại nào thì cũng dùng được hết,…

Tất cả những hiểu lầm tai hại đó dẫn đến việc mua về không dùng được, mất tiền, mất công, mất thời gian. Và các sản phẩm này tại các cửa hàng thường không có chính sách đổi trả, mất thời gian tìm hiểu kỹ lại sản phẩm cần mua, mua đúng loại sản phẩm mình cần.

Vậy nên ở bài này sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn từng loại dây nhảy quang cũng như ứng dụng của từng loại.

1. Có nhiều loại dây nhảy quang hơn là bạn nghĩ

Trước kia người ta dùng chủ yếu là cáp đồng, loại cáp dùng để truyền tín hiệu chủ yếu là CAT5E, CAT6 làm bằng kim loại đồng hoặc nhôm.

Nhưng giờ đây, cáp quang gần như đã thay thế toàn bộ các loại cáp đồng, và xuất hiện ở khắp nơi có lắp đặt internet.

Và trong một hệ thống mạng cáp quang thì không thể thiếu dây nhảy quang để kết nối các thiết bị khác với nhau.

Có 4 loại đầu nối thường dùng nhất của thiết bị dây nhảy quang bao gồm:

Đầu SC: hay còn gọi là đầu vuông to, loại này thường thấy nhất ở các loại bộ chuyển đổi quang điện, converter quang hay các thiết bị như modem quang ở chính gia đình các bạn.

Đầu LC: hay còn gọi là đầu vuông nhỏ, nó có kích thước nhỏ hơn bằng phân nửa đầu SC, được sử dụng rộng rãi và gần như là tiêu chuẩn khi sử dụng module quang SFP.

Đầu FC: tên gọi dân dã là đầu tròn xoáy, cũng giống như bóng đèn đui xoáy, loại này có đầu làm bằng sắt, kết nối bằng cách cắm và vặn vào theo gen, đầu nối loại này thường được sử dụng khi kết nối các loại video converter quang, bộ chuyển đổi video sang quang trong hệ thống camera giám sát và một số thiết bị khác.

Đầu ST: Tên gọi khác là đầu tròn gài, giống như bóng điện có bóng đui xoáy và đui gài đó. Loại này giờ ít được sử dụng hơn và thường thấy ở các thiết bị đời cũ.

Vậy chốt lại: Điều đầu tiên các bạn cần quan tâm khi chọn mua dây nhảy quang là phải chuẩn đầu nối, nếu chọn sai tất nhiên là sẽ không cắm được vào thiết bị của bạn! Hãy nhớ có 4 đầu cơ bản và thường dùng nhất là: SCLCFCST tương ứng: Vuông toVuông nhỏTròn XoáyTròn gài.

2. Chủng loại dây nhảy quang

Nếu như với mạng cáp đồng CAT5E, CAT6 thì vẫn hoàn toàn ổn với một hệ thống mạng bình thường. Nhưng với dây nhảy quang thì khác, nó phụ thuộc phần lớn vào cáp quang và các thiết bị liên quang tới cáp quang.

Dây nhảy quang về cơ bản có 2 loại chính là dây nhảy quang Single Mode và dây nhảy quang Multimode.

Dây nhảy quang Single Mode (SM)

Dây nhảy quang SM được sử dụng để làm đầu nối giữa các liên kết quang, kết nối giữa các hộp ODF (Hộp phối quang), hoặc giữa các thiết bị truyền dẫn quang với nhau.

Màu đặc trưng của loại dây nhảy quang SM này là Màu vàng tươi.

Dây nhảy quang Multimode (MM)

Dây nhảy quang MM được sử dụng để kết nối các thiết bị chuyển đổi tín hiệu sử dụng chuẩn MM với nhau bao gồm bộ chuyển đổi Conveter quang, hộp phối quang ODF, Module quang,…

Dây nhảy quang MM có nhiều loại khác nhau, tuy nhiên sử dụng phổ biến nhất là:

Dây nhảy quang MM OM2 có màu đặc trưng là Màu cam.

Dây nhảy quang MM OM3 có màu đặc trưng là Màu xanh.

Dây nhảy quang MM OM4 có màu đặc trưng là Màu xanh hoặc Màu tím.

---

Golden Link
 
Bên trên