Tại triển lãm Munich High End Show 2019 vừa diễn ra tại Đức, Nordost tiếp tục gây bất ngờ với các tay chơi âm thanh và giới truyền thông bằng sản phẩm mới nhất Nordost QPoint – một công nghệ tiên phong trong việc đồng bộ hoá rung động nội tại, nằm trong nhóm phụ kiện xử lý điện của hãng.
Các phụ kiện của Nordost vô cùng đa dạng bao gồm 3 nhóm chính: hệ thống dây dẫn, hệ thống xử lý điện với công nghệ QRT và hệ thống kiểm soát rung động (Sort System). Các sản phẩm của hãng vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của các audiophiles ở mọi phân khúc bởi hiệu quả ấn tượng cũng như sự trung tính trong âm thanh.
Đóng hộp đẹp, hoàn thiện tinh tế
QPoint được đóng trong hộp giấy 2 lớp thường thấy tương tự như các dòng dây dẫn Norse Series (Heimdall 2, Frey 2, Tyr 2) của hãng. Tuy nhiên, phần logo sản phẩm cũng như các thông tin sử dụng màu đen làm chủ đạo trên nền hộp trắng tạo cảm giác khá cao cấp.
Bên trong bao gồm nhân vật chính QPoint dưới hình dạng một chiếc đĩa nhôm với mặt trên có một vùng dạng tròn màu đen, một bộ cấp điện một chiều (DC Adapter) với jack cắm LEMA, sách hướng dẫn sử dụng cùngmột miếng lót bằng da chống trầy khi dùng QPoint trên mặt thiết bị. Nhìn cận cảnh, QPoint có chất lượng hoàn thiện rất tinh tế và chỉnh chu, phần nhôm rất mịn và hoàn toàn không có chi tiết thừa, các cạnh tròn cũng được cắt một cách mượt mà. Với thiết kế và chất lượng hoàn thiện cao cấp, QPoint hoàn toàn phù hợp khi đứng cạnh các thiết bị audio xa xỉ, vốn đa số sử dụng bộ vỏ nhôm được CNC tinh xảo.
Nguyên lý hoạt động và cách sử dụng
Đối với người chơi hi-end audio, việc hạn chế tối đa về nhiễu chính là một trong những mục tiêu hàng đầu để khai thác và tối ưu tiềm năng của hệ thống âm thanh. Trong đó, một trong những kẻ thù của thiết bị chính là nhiễu nội sinh khi chúng hoạt động. Về cơ bản, khi các linh kiện bên trong thiết bị âm thanh hoạt động, chúng sẽ gây ra nhiễu dưới dạng rung động điện cơ học. Các rung động này xảy ra ở nhiều tần số khác nhau, cộng hưởng hoặc triệt tiêu lẫn nhau gây ra các tác động xấu lên chất lượng âm thanh của cả hệ thống. Công dụng của QPoint chính là phát ra một dạng trường điện từ nhằm đồng bộ hoá các rung động điện cơ ở một tần số chung, giảm thiểu đến mức tối đa nhiễu điện khi thiết bị hoạt động.
Cách sử dụng khá đơn giản, chúng ta chỉ cần cấp điện cho QPoint bằng bộ cấp điện đi kèm và đặt QPoint phía trên hoặc dưới các thiết bị audio như CD, Music Server hay ampli. Phần mặt màu đen của QPoint cần được hướng về phía thiết bị. QPoint được khuyến cáo ưu tiên sử dụng ở các thiết bị như preamp và nguồn phát để đạt được hiệu quả tốt nhất. Thú vị hơn, QPoint có hai chế độ phát trường điện từ (Mode I & II) điều khiển bằng một công tắc gạt ở gần jack cắm điện cũng như được báo hiệu bằng hai chế độ đèn led khác nhau (xanh lam và lục). Ở mỗi chế độ, QPoint sẽ phát ra trường điện từ khác nhau để đồng bộ rung động nội sinh và tác động đến các đặc tính âm thanh một theo hai hướng khác biệt.
Việc này mở ra khả năng tinh chỉnh cho người dùng trong nhiều điều kiện môi trường và thiết bị khác nhau. Ngoài ra, QPoint có thể được “nâng cấp” khả năng hoạt động bởi việc thay thế bộ cấp điện đi kèm bằng phần nguồn rời với tên gọi QSource (Linear Power Supply) và dây dẫn điện 1 chiều (QSource cable) sẽ được Nordost tung ra thị trường vào mùa thu năm nay.
Trải nghiệm sản phẩm
Chúng tôi sử dụng 2 bộ QPoint với nguồn cấp điện đi kèm máy. Hệ thống thử nghiệm bao gồm đôi loa Đan Mạch Dynaudio Contour 30, bộ nguồn phát nhạc số và CD T+A MP3100 HV và ampli tích hợp T+A PA 3100 HV đầu bảng từ thương hiệu T+A Elektroakustik (Đức). Phối ghép này cho âm thanh mượt mà và trung tính với khả năng xử lý tốt rất nhiều thể loại nhạc khác nhau với khả năng tái tạo chi tiết một cách ấn tượng. Các thiết bị trên sử dụng dây nguồn Nordost Frey II, ổ điện Nordost Qbase và được kê chống rung Nordost Sort Kones TC. QPoint được chúng tôi thử nghiệm đặt cả trên và dưới các thiết bị cũng như thay đổi giữa hai chế độ phát trường điện từ Mode I & II của sản phẩm để tìm ra cấu hình phù hợp nhất cho cả hệ thống.
Sau nhiều lần thử nghiệm giữa hai chế độ phát trường điện từ của QPoint,chúng tôi tìm được sự cân bằng với cấu hình QPoint dưới nguồn phát ở chế độ mode II và dưới Ampli ở chế độ Mode I. Về tổng thể, QPoint cho cải thiện khá đáng kể về độ tĩnh của toàn hệ thống. Nền âm trở nên êm và “đen” hơn làm nổi bật rõ những chi tiết nhỏ cũng như tăng cường sự nổi khối của sân khấu âm thanh. Một sự khác biệt khá rõ ràng nữa chính là mật độ âm được gia tăng đáng kể, các nốt nhạc có cảm giác đậm đặc, căng tròn và giàu nội lực.
Ngoài ra, sự liền lạc cũng là một yếu tố đáng nhắc đến khi nói về hiệu quả của QPoint, độ chuyển được gia tăng là một nâng cấp đáng giá đối với các tín đồ nhạc số khi làm giảm sự “digital” hoá trong âm thanh tái tạo. Một điều đáng chú ý là mặc dù QPoint tạo nên sự thay đổi trong âm thanh ở cả hai chế độ I & II, những sự thay đổi này rất trung tính,gần như hoàn toàn không ảnh hưởng đến màu âm của hệ thống hoàn toàn đúng với triết lý mở rộng và không “gọt giũa” âm thanh của Nordost. Thử so sánh trực tiếp hệ thống có và không có sự can thiệp của QPoint qua tác phẩm cổ điển “Debussy: Rêverie L.68” trong album “Nightfall” mới nhất của nghệ sĩ dương cầm Alice Sara Ott, sự cải thiện về mặt âm thanh rất rõ ràng. Với QPoint, độ tĩnh của cả hệ thống được nâng lên một tầm mới. Nền âm yên lặng cho cảm giác nốt Piano giàu chi tiết bên trong hơn. Bên cạnh đó, độ ấm áp và ngân vang của thùng đàn vốn dễ bị mất hay ứ ở nhiều hệ thống cũng được cải thiện đáng kể. Về tổng thể, bài nhạc cũng trở nên chậm rãi và thư thái hơn, thể hiện đúng tinh thần của Album theo như tên gọi của mình – những giai điệu êm dịu khi màn đêm buông xuống.
Chúng tôi tiếp tục phần đánh giá với một ca khúc vocal nhẹ nhàng “The Winner Takes It All” trình diễn bởi danh ca nhạc Jazz người Na-Uy Solveig Slettahjell trong album “Antologie”.Ở bài nhạc này, chúng tôi chú ý đặc biệt vào phần giọng hát của ca sĩ. QPoint với sự cải thiện đáng kể về độ tĩnh của mình góp phần lớn vào việc làm tăng độ nổi khối của giọng hát so với tổng thể sân khấu âm thanh, điều này cho chúng ta cảm giác sự định vị về mặt âm hình chính xác và chặt chẽ hơn. Ngoài ra, QPoint còn làm cho giọng ca có chiều hướng mượt mà và uyển chuyển một cách rất tự nhiên mà khi loại bỏ khỏi hệ thống, bài hát này có chút đơn điệu và nhàm chán. Bài thử tiếp theo chúng tôi chọn là một bản Rock/ Metal với tên gọi “Unleashed” trong album “Design Your Universe” của Epica. Bản nhạc này đòi hỏi khả năng kiểm soát hoàn hảo ở nhiều dải tần cũng như sự giàu năng lượng và nội lực của toàn hệ thống.Nghe ở cấu hình mặc định, hệ thống vẫn đáp ứng được khá tốt bản thử này với sự tách bạch trong tổng thể âm thanh.Tuy nhiên, khi thêm Qpoint chúng tôi lại tiếp tục trải nghiệm sự cải thiện đáng kể như nhiều bài nhạc trước đó. Đáng chú ý chính là đoạn trầm trung dồn dập ở đầu bài nhạc nghe căng và nẩy hơn cho cảm giác giàu năng lượng hơn một cách rõ ràng. Ngoài ra, tiết tấu của dải trầm cũng được “nâng cấp” về độ dứt khoát làm nhịp điệu trở nên nhanh và dồn dập hơn. Đặc biệt, chính nhờ độ tĩnh QPoint mang lại mà tổng thể bài hát trở nên khá là “êm” mà khi nghe lại qua cấu hình chuẩn thì bài này lại có vẻ hơi ồn ào nhưng lại thiếu năng lượng.
Thử nghiệm QPoint với nhạc Việt, chúng tôi chọn một nhạc phẩm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “Còn Tuổi Nào Cho Em” trình diễn bởi ca sĩ Hiền Thục. Bài hát được bắt đầu bởi những nốt guitar nhẹ nhàng nhưng lại thể hiện rõ sự khác biệt khi có và không có sự hiện diện của QPoint trong hệ thống. Tiếng guitar với sự “trợ lực” của QPoint có các nốt dây nhỏ lại nhưng lại vô cùng tròn và đặc thể hiện rõ những chi tiết tí tách phía trong, ngoài ra thùng đàn guitar lại có sự đầy đặn và ấm áp mà khi ngắt QPoint lại có vẻ ồn ào và khô. Một điểm mà chúng tôi muốn thử QPoint với nhạc Việt chính là để quan sát sự cải thiện của giọng trung cao (high mid). Các bản thu nhạc Việt rất hay gặp vấn đề ở giọng cao của ca sĩ gây ra các hiện tượng chói gắt (sibilance) làm mất nhạc tính của bài hát và đặc biệt là với các hệ thống cao cấp. Sự xuất hiện của QPoint cho những hiệu quả rất tích cực về vấn đề này, giọng hát của Hiền Thục trở nên mượt mà, đầy đặn hơn. Các chi tiết lỗi thu âm gây gắt vẫn hiện diện nhưng do độ phân rã nhanh hơn tạo cảm giác rất nhẹ và dễ chịu. Ngoài ra, sự uyển chuyển và lên xuống của giọng hát giữa nền âm tĩnh lặng cũng là một trải nghiệm ấn tượng với QPoint. Ngoài các thiết bị chính trong hệ thống, chúng tôi còn thử nghiệm QPoint với rất nhiều thiết bị khác như router mạng và ổ cứng cho việc nghe nhạc số cũng như trên các máy nghe nhạc cao cấp và giải mã di động cho tai nghe. Các thử nghiệm này đều cho những kết quả rất khả quan về âm thanh đạt được mở ra nhiều hướng sử dụng dành cho sản phẩm này.
Lời kết
QPoint là một giải pháp mang tính đột phá, tiên phong của Nordost về xử lý nhiễu nội sinh trong thiết bị hi-end mà hiếm có sản phẩm nào trên thị trường hiện nay có nguyên lý hoạt động và hiệu quả có thể so sánh được. Với mức giá khoảng 18 triệu đồng, Nordost QPoint hoàn toàn là một sự bổ sung lý tưởng cho mọi hệ thống âm thanh với mức đầu tư có thể nói là khá “dễ thở” cho các audiophile.
Các phụ kiện của Nordost vô cùng đa dạng bao gồm 3 nhóm chính: hệ thống dây dẫn, hệ thống xử lý điện với công nghệ QRT và hệ thống kiểm soát rung động (Sort System). Các sản phẩm của hãng vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của các audiophiles ở mọi phân khúc bởi hiệu quả ấn tượng cũng như sự trung tính trong âm thanh.
Đóng hộp đẹp, hoàn thiện tinh tế
QPoint được đóng trong hộp giấy 2 lớp thường thấy tương tự như các dòng dây dẫn Norse Series (Heimdall 2, Frey 2, Tyr 2) của hãng. Tuy nhiên, phần logo sản phẩm cũng như các thông tin sử dụng màu đen làm chủ đạo trên nền hộp trắng tạo cảm giác khá cao cấp.
Bên trong bao gồm nhân vật chính QPoint dưới hình dạng một chiếc đĩa nhôm với mặt trên có một vùng dạng tròn màu đen, một bộ cấp điện một chiều (DC Adapter) với jack cắm LEMA, sách hướng dẫn sử dụng cùngmột miếng lót bằng da chống trầy khi dùng QPoint trên mặt thiết bị. Nhìn cận cảnh, QPoint có chất lượng hoàn thiện rất tinh tế và chỉnh chu, phần nhôm rất mịn và hoàn toàn không có chi tiết thừa, các cạnh tròn cũng được cắt một cách mượt mà. Với thiết kế và chất lượng hoàn thiện cao cấp, QPoint hoàn toàn phù hợp khi đứng cạnh các thiết bị audio xa xỉ, vốn đa số sử dụng bộ vỏ nhôm được CNC tinh xảo.
Nguyên lý hoạt động và cách sử dụng
Đối với người chơi hi-end audio, việc hạn chế tối đa về nhiễu chính là một trong những mục tiêu hàng đầu để khai thác và tối ưu tiềm năng của hệ thống âm thanh. Trong đó, một trong những kẻ thù của thiết bị chính là nhiễu nội sinh khi chúng hoạt động. Về cơ bản, khi các linh kiện bên trong thiết bị âm thanh hoạt động, chúng sẽ gây ra nhiễu dưới dạng rung động điện cơ học. Các rung động này xảy ra ở nhiều tần số khác nhau, cộng hưởng hoặc triệt tiêu lẫn nhau gây ra các tác động xấu lên chất lượng âm thanh của cả hệ thống. Công dụng của QPoint chính là phát ra một dạng trường điện từ nhằm đồng bộ hoá các rung động điện cơ ở một tần số chung, giảm thiểu đến mức tối đa nhiễu điện khi thiết bị hoạt động.
Cách sử dụng khá đơn giản, chúng ta chỉ cần cấp điện cho QPoint bằng bộ cấp điện đi kèm và đặt QPoint phía trên hoặc dưới các thiết bị audio như CD, Music Server hay ampli. Phần mặt màu đen của QPoint cần được hướng về phía thiết bị. QPoint được khuyến cáo ưu tiên sử dụng ở các thiết bị như preamp và nguồn phát để đạt được hiệu quả tốt nhất. Thú vị hơn, QPoint có hai chế độ phát trường điện từ (Mode I & II) điều khiển bằng một công tắc gạt ở gần jack cắm điện cũng như được báo hiệu bằng hai chế độ đèn led khác nhau (xanh lam và lục). Ở mỗi chế độ, QPoint sẽ phát ra trường điện từ khác nhau để đồng bộ rung động nội sinh và tác động đến các đặc tính âm thanh một theo hai hướng khác biệt.
Việc này mở ra khả năng tinh chỉnh cho người dùng trong nhiều điều kiện môi trường và thiết bị khác nhau. Ngoài ra, QPoint có thể được “nâng cấp” khả năng hoạt động bởi việc thay thế bộ cấp điện đi kèm bằng phần nguồn rời với tên gọi QSource (Linear Power Supply) và dây dẫn điện 1 chiều (QSource cable) sẽ được Nordost tung ra thị trường vào mùa thu năm nay.
Trải nghiệm sản phẩm
Chúng tôi sử dụng 2 bộ QPoint với nguồn cấp điện đi kèm máy. Hệ thống thử nghiệm bao gồm đôi loa Đan Mạch Dynaudio Contour 30, bộ nguồn phát nhạc số và CD T+A MP3100 HV và ampli tích hợp T+A PA 3100 HV đầu bảng từ thương hiệu T+A Elektroakustik (Đức). Phối ghép này cho âm thanh mượt mà và trung tính với khả năng xử lý tốt rất nhiều thể loại nhạc khác nhau với khả năng tái tạo chi tiết một cách ấn tượng. Các thiết bị trên sử dụng dây nguồn Nordost Frey II, ổ điện Nordost Qbase và được kê chống rung Nordost Sort Kones TC. QPoint được chúng tôi thử nghiệm đặt cả trên và dưới các thiết bị cũng như thay đổi giữa hai chế độ phát trường điện từ Mode I & II của sản phẩm để tìm ra cấu hình phù hợp nhất cho cả hệ thống.
Sau nhiều lần thử nghiệm giữa hai chế độ phát trường điện từ của QPoint,chúng tôi tìm được sự cân bằng với cấu hình QPoint dưới nguồn phát ở chế độ mode II và dưới Ampli ở chế độ Mode I. Về tổng thể, QPoint cho cải thiện khá đáng kể về độ tĩnh của toàn hệ thống. Nền âm trở nên êm và “đen” hơn làm nổi bật rõ những chi tiết nhỏ cũng như tăng cường sự nổi khối của sân khấu âm thanh. Một sự khác biệt khá rõ ràng nữa chính là mật độ âm được gia tăng đáng kể, các nốt nhạc có cảm giác đậm đặc, căng tròn và giàu nội lực.
Ngoài ra, sự liền lạc cũng là một yếu tố đáng nhắc đến khi nói về hiệu quả của QPoint, độ chuyển được gia tăng là một nâng cấp đáng giá đối với các tín đồ nhạc số khi làm giảm sự “digital” hoá trong âm thanh tái tạo. Một điều đáng chú ý là mặc dù QPoint tạo nên sự thay đổi trong âm thanh ở cả hai chế độ I & II, những sự thay đổi này rất trung tính,gần như hoàn toàn không ảnh hưởng đến màu âm của hệ thống hoàn toàn đúng với triết lý mở rộng và không “gọt giũa” âm thanh của Nordost. Thử so sánh trực tiếp hệ thống có và không có sự can thiệp của QPoint qua tác phẩm cổ điển “Debussy: Rêverie L.68” trong album “Nightfall” mới nhất của nghệ sĩ dương cầm Alice Sara Ott, sự cải thiện về mặt âm thanh rất rõ ràng. Với QPoint, độ tĩnh của cả hệ thống được nâng lên một tầm mới. Nền âm yên lặng cho cảm giác nốt Piano giàu chi tiết bên trong hơn. Bên cạnh đó, độ ấm áp và ngân vang của thùng đàn vốn dễ bị mất hay ứ ở nhiều hệ thống cũng được cải thiện đáng kể. Về tổng thể, bài nhạc cũng trở nên chậm rãi và thư thái hơn, thể hiện đúng tinh thần của Album theo như tên gọi của mình – những giai điệu êm dịu khi màn đêm buông xuống.
Chúng tôi tiếp tục phần đánh giá với một ca khúc vocal nhẹ nhàng “The Winner Takes It All” trình diễn bởi danh ca nhạc Jazz người Na-Uy Solveig Slettahjell trong album “Antologie”.Ở bài nhạc này, chúng tôi chú ý đặc biệt vào phần giọng hát của ca sĩ. QPoint với sự cải thiện đáng kể về độ tĩnh của mình góp phần lớn vào việc làm tăng độ nổi khối của giọng hát so với tổng thể sân khấu âm thanh, điều này cho chúng ta cảm giác sự định vị về mặt âm hình chính xác và chặt chẽ hơn. Ngoài ra, QPoint còn làm cho giọng ca có chiều hướng mượt mà và uyển chuyển một cách rất tự nhiên mà khi loại bỏ khỏi hệ thống, bài hát này có chút đơn điệu và nhàm chán. Bài thử tiếp theo chúng tôi chọn là một bản Rock/ Metal với tên gọi “Unleashed” trong album “Design Your Universe” của Epica. Bản nhạc này đòi hỏi khả năng kiểm soát hoàn hảo ở nhiều dải tần cũng như sự giàu năng lượng và nội lực của toàn hệ thống.Nghe ở cấu hình mặc định, hệ thống vẫn đáp ứng được khá tốt bản thử này với sự tách bạch trong tổng thể âm thanh.Tuy nhiên, khi thêm Qpoint chúng tôi lại tiếp tục trải nghiệm sự cải thiện đáng kể như nhiều bài nhạc trước đó. Đáng chú ý chính là đoạn trầm trung dồn dập ở đầu bài nhạc nghe căng và nẩy hơn cho cảm giác giàu năng lượng hơn một cách rõ ràng. Ngoài ra, tiết tấu của dải trầm cũng được “nâng cấp” về độ dứt khoát làm nhịp điệu trở nên nhanh và dồn dập hơn. Đặc biệt, chính nhờ độ tĩnh QPoint mang lại mà tổng thể bài hát trở nên khá là “êm” mà khi nghe lại qua cấu hình chuẩn thì bài này lại có vẻ hơi ồn ào nhưng lại thiếu năng lượng.
Thử nghiệm QPoint với nhạc Việt, chúng tôi chọn một nhạc phẩm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “Còn Tuổi Nào Cho Em” trình diễn bởi ca sĩ Hiền Thục. Bài hát được bắt đầu bởi những nốt guitar nhẹ nhàng nhưng lại thể hiện rõ sự khác biệt khi có và không có sự hiện diện của QPoint trong hệ thống. Tiếng guitar với sự “trợ lực” của QPoint có các nốt dây nhỏ lại nhưng lại vô cùng tròn và đặc thể hiện rõ những chi tiết tí tách phía trong, ngoài ra thùng đàn guitar lại có sự đầy đặn và ấm áp mà khi ngắt QPoint lại có vẻ ồn ào và khô. Một điểm mà chúng tôi muốn thử QPoint với nhạc Việt chính là để quan sát sự cải thiện của giọng trung cao (high mid). Các bản thu nhạc Việt rất hay gặp vấn đề ở giọng cao của ca sĩ gây ra các hiện tượng chói gắt (sibilance) làm mất nhạc tính của bài hát và đặc biệt là với các hệ thống cao cấp. Sự xuất hiện của QPoint cho những hiệu quả rất tích cực về vấn đề này, giọng hát của Hiền Thục trở nên mượt mà, đầy đặn hơn. Các chi tiết lỗi thu âm gây gắt vẫn hiện diện nhưng do độ phân rã nhanh hơn tạo cảm giác rất nhẹ và dễ chịu. Ngoài ra, sự uyển chuyển và lên xuống của giọng hát giữa nền âm tĩnh lặng cũng là một trải nghiệm ấn tượng với QPoint. Ngoài các thiết bị chính trong hệ thống, chúng tôi còn thử nghiệm QPoint với rất nhiều thiết bị khác như router mạng và ổ cứng cho việc nghe nhạc số cũng như trên các máy nghe nhạc cao cấp và giải mã di động cho tai nghe. Các thử nghiệm này đều cho những kết quả rất khả quan về âm thanh đạt được mở ra nhiều hướng sử dụng dành cho sản phẩm này.
Lời kết
QPoint là một giải pháp mang tính đột phá, tiên phong của Nordost về xử lý nhiễu nội sinh trong thiết bị hi-end mà hiếm có sản phẩm nào trên thị trường hiện nay có nguyên lý hoạt động và hiệu quả có thể so sánh được. Với mức giá khoảng 18 triệu đồng, Nordost QPoint hoàn toàn là một sự bổ sung lý tưởng cho mọi hệ thống âm thanh với mức đầu tư có thể nói là khá “dễ thở” cho các audiophile.
Theo Nghe Nhìn