QNAP NASpedia : Bài 1 : Đăng nhập và giao diện desktop của QNAP QTS

Loạt bài QNAP NASpedia – Giải thích, thủ thuật về tất cả các thành phần của hệ điều hành QNAP QTS

Hệ điều hành QTS của QNAP là hệ điều hành khá dễ sử dụng nhờ giao diện desktop quen thuộc với phần lớn người dung Windows. Tuy nhiên cũng có nhiều phần nhỏ mà nếu không để ý sẽ không biết rõ hoặc những thủ thuật mà người dùng có thể bỏ qua. Loạt bài QNAP NASpedia dựa theo các video chính thức của QNAP về cách sử dụng cũng như các thủ thuật của hệ điều hành QTS. Các video gốc bằng tiếng Anh có thể xem tại link sau :


Bài 1 : Đăng nhập và giao diện desktop của QNAP QTS

Sau khi cài đặt QNAP QTS thông qua phần mềm QFinder, chúng ta có thể đăng nhập vào QNAP NAS thông qua IP mạng nội bộ của NAS. Khi đăng nhập, màn hình đăng nhập của NAS bao gồm phần nền chính được ghép từ nhiều hình nhỏ, các hình này có thể được thiết lập từ Photostation để sử dụng các hình trong NAS của bạn.

photolog-01.jpg


Ở bên tay là một dải màu tối trên đó có tên của NAS, lời chào từ QTS, nút Đăng nhập và một số biểu tượng khác.

Ngay dưới nút Đăng Nhập là 1 icon cho phép bạn truy cập nhanh 1 ứng dụng của QNAP QTS. Bạn có thể thiết lập ứng dụng nào cho truy cập nhanh

Ở phía dưới cùng bên tay trái là 3 nút hỗ trợ :

-Đầu tiên là nút nhấn cho phép bạn truy cập nhanh dịch vụ QNAP Cloud. Dịch vụ này nếu được thiết lập đúng sẽ cho phép bạn quản lý và truy cập NAS của bạn từ mọi nơi thông qua internet. Bạn có thể đăng nhập bằng ID của bạn và tất cả các NAS được đăng kí dưới ID đó đều có thể được quản lý và truy cập từ QNAP Cloud Link

EL66sPJ.jpg


-Tiếp theo là nút cho phép bạn cài đặt các ứng dụng kết nối với NAS như Qfile cho phép truy cập File Station, QPhoto cho Photo Station … Có tùy chọn cho thiết bị di động cũng như các máy bàn cố định dùng Windows, MAC và Linux. Cả hai lựa chọn đều dẫn tới trang web chính thức của QNAP.

8txrhyy.jpg


-Cuối cùng là nút cho phép tìm kiếm thông tin về QNAP QTS. Có ba lựa chọn rất hữu ích là QNAP Wiki, trang này có rất nhiều hướng dẫn được sắp xếp theo dạng trang Wikipedia. Tiếp theo là diễn đàn QNAP, tại đây có rất nhiều người dùng QNAP kinh nghiệp và sẵn sàng giải đáp, giúp đỡ tuy nhiên bạn cần hỏi bằng tiếng Anh. Lựa chọn cuối cùng là dịch vụ hỗ trợ chính thức của QNAP. Tại đây bạn có thể mở các ticket yêu cầu giải đáp, bảo hành … Thường thì các ticket sẽ được giải quyết, trả lời trong vòng 24h.

aYuFc2U.jpg


Đó là toàn bộ thông tin cơ bản về giao diện Đăng nhập. Chúng ta thường thì chỉ cần vào đây và nhân Đăng Nhập rồi qua đó chúng ta có thể gõ ID cũng như mật mã. Nếu chúng ta lựa chọn “Remember me”, trong vòng 24h từ sau khi đăng nhập, chúng ta sẽ không cần phải gõ lại mật mã khi đăng nhập qua đây.

EO667C6.jpg


Sau khi đăng nhập thành công, giao diện chính của QTS sẽ hiện ra. Giao diện khá giống các giao diện cơ bản của Windows và MAC. Đồng thời các yếu tố của Android như phân bố Desktop thành từng page

7UWh6RZ.jpg


Chúng ta có thể dễ dàng thay đổi ngôn ngữ của giao diên thông qua nút ấn bên phải trên cùng.

Ở đó chúng ta cũng có thể xem thông tin của hệ thống, Ở đây có đủ các thông tin và trạng thái của các thiết bị chính như CPU, RAM, Disks. Tốc độ mạng và phần trăm sử dụng của CPU, RAM cũng như nhiệt độ hệ thống và tốc độ quạt đều được hiện thị gọn trong khung Dashboard của Resource Monitor.

Phía dưới đó là các thông tin về dung lượng lưu trữ cũng như tình trạng các đĩa cứng

Phần dưới cùng là các thông báo hệ thống mới nhất, các tác vụ đã chạy gần đây cũng như danh sách người dùng đang đăng nhập.

06r8BBu.jpg


Chúng ta cũng có thể kéo thả từng phần của Dashboard ra nền màn hình để chúng luôn hiện thị ở trên nền màn hình giúp chúng ta có thể theo dõi các thông tin bất kể chúng ta bật phần mềm ứng dụng nào.

Với các bản QTS mới nhất, chúng ta sẽ thấy có 1 con robot ảo ở góc trái bên dưới. Đây là 1 ứng dụng cho phép dọn dẹp bộ nhớ và quản lý thời gian biểu sử dụng của các ứng dụng.

Ví dụ khi chúng ta nhấn vào thì một màn hình QBoost sẽ hiện lên. QBoost cho phép chúng ta tối ưu hóa sử dụng bộ nhớ, dọn dẹp các file rác, cũng như lên lịch làm việc cho các ứng dụng để chúng có thể chia sẽ tài nguyên hệ thống hợp lý hơn.

Ví dụ khi chúng ta muốn thiết lập 1 ứng dụng đồng bộ video để chúng chỉ đồng bộ hóa và sử dụng bộ nhớ hệ thống vào 1 số thời gian nhất định trong tuần.

Danh sách các ứng dụng sử dụng nhiều RAM nhất cũng cho phép chúng ta có thể biết được việc sử dụng tài nguyên của các phần mềm để có thể lên kế hoạch sử dụng/ nâng cấp NAS.

Khi ấn vào Optimize, QBoost sẽ tự động giải phóng bộ nhớ giúp chúng ta

Khi ấn vào Clean, QBoost sẽ xóa toàn bộ các file trong Recycle Bin và các file rác hệ thống.

Một điều nữa là con robot này trông cũng khá vui mắt :D

PNfeeGa.jpg


Có một số cách để mở các ứng dụng trong QTS. Hoặc chúng ta có thể nhấn vào App Center and nhấn vào biểu tượng của chương trình để mở nó. Hoặc có nút hình 3 vạch ngan ở góc trên bên trái, khi nhấn vào cũng cho chúng ta danh sách các phần mềm đang có trong QTS. Cuối cùng, chúng ta có thể sử dụng biểu tượng gọi tắt trên nền màn hình để mở chương trình. Biểu tượng gọi tắt có thể dễ dàng được tạo ra bằng cách kéo thả biểu tượng của chương trình trên nền màn hình. Cuối cùng thanh công cụ tìm kiến trên đỉnh màn hình cũng cho phép chúng ta tìm kiếm tên các chương trình và mở chúng thông qua kết quả tìm kiếm.

Giống như MAC hoặc Android, chúng ta cũng có thể kéo thả các icon trên nền màn hình để chúng tạo thành 1 icon của nhóm phần mềm.

mnfnLld.jpg


Nếu chúng ta muốn thu gọn màn hình, một nút vạch nhỏ ở trên cùng bên trái thanh công cụ cho phép chúng ta làm điều này với một nút nhấn, hoàn toàn giống ở Windows.

Tác vụ chính của NAS là thiết bị lưu trữ, vậy nên phần mềm hệ thống đầu tiên chúng ta cùng làm quen là File Station. Đây là nơi chúng ta có thể dễ dàng truy cập các file đang được lưu trữ trong NAS cũng như tạo đường dẫn chia sẻ. File Station khi ở chế độ giao diện Desktop làm việc tương đương với Explorer trên Windows hay Finder trên MAC OS.

Q0hPLOh.jpg


Các thư mục cũng có thể được tạo biểu tượng gọi tắt thông qua việc kéo thả ra nền màn hình.

QNAP đã thiết lập để trải nghiệm người dùng của File Station tương tự như trong Windows. Khi xóa file, các file có thể chọn xóa vào thùng rác hoặc xóa vĩnh viễn.

Biểu tượng thùng rác ở ngoài nền màn hình cũng tương tự Windows , cho biết hiện tại có các file đã xóa tạm hay không và cho phép hồi phục hoặc xóa luôn các file đó.

Ở phía dưới cùng của màn desktop là các biểu tượng gọi tắt giống của màn đăng nhập cùng nút gọi Help Desk, trợ giúp giải đáp thắc mắc
 

airport

Active Member
Mong tác giả sớm tiếp tục các bài viết như thế này để người dùng QNAP có thêm nhiều kiến thức trong quá trình sử dụng.
PS: Các ảnh đều không hiển thị, đề nghị bác update lại nhé.
Regards,
 
Mong tác giả sớm tiếp tục các bài viết như thế này để người dùng QNAP có thêm nhiều kiến thức trong quá trình sử dụng.
PS: Các ảnh đều không hiển thị, đề nghị bác update lại nhé.
Regards,
Cảm ơn bạn đã quan tâm, mình vừa up và check lại, bạn thử vào lại nhé :D
 
Bên trên