Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Nói về công nghệ hiển thị trên TV, chúng ta đã từng được biết đến LED LCD, Plasma, rồi sau đó là OLED và QLED. Nếu như Plasma đã ra đi để nhường chỗ lại cho các công nghệ màn hình còn lại, thì OLED và QLED - mỗi bên một vẻ với những ưu điểm vượt trội của mình lại đang cạnh tranh nhau một cách khốc liệt để chiếm lấy ngôi vương trên thị trường.
Năm 2018 với những sự thay đổi mạnh mẽ ngay từ bên trong, QLED hứa hẹn sẽ đem lại nhiều điều bất ngờ cho người tiêu dùng, quyết giành ưu thế vượt trội so với từ đối thủ OLED sừng sỏ.
Những thay đổi về công nghệ tấm nền – tăng cường chất lượng hình ảnh
Xét về đặc tính kỹ thuật, QLED với công nghệ Quantum Dots của mình sẽ tái tạo được màu sắc chính xác với độ bão hòa màu vô cùng cao, đó là kết quả đem lại bởi lớp phim chấm lượng tử được thêm vào giữa đèn nền và lớp lọc màu bên trên. Trong khi đó OLED lại cung cấp được màu đen sâu hơn bởi sự kiểm soát ánh sáng đến từng bóng nền.
QLED có rất nhiều ưu điểm về hiển thị khi nó có thể tái tạo dải màu lên đến 100%. Dẫn đầu về công nghệ này trên thị trường không ai xa lạ chính là gã khổng lồ về hiển thị Samsung. Thay vì sử dụng công nghệ OLED theo trào lưu trên thị trường, Samsung vẫn kiên định với lối đi độc đáo của mình. Xét về khả năng tái tạo màu đen sâu, QLED có thể ngang ngửa tiến gần bằng OLED. Nhưng về độ bão hòa màu, độ sáng và tái tạo màu sắc chính xác, QLED lại tỏ rõ sự vượt trội nếu so cùng với đối thủ OLED vốn dĩ theo thiên hướng nịnh mắt người dùng hơn.
Những sản phẩm TV QLED của hãng năm trước tuy phát huy được thế mạnh về độ bão hòa màu và độ sáng của tấm nền, nhưng đèn chiếu được trang bị phía sau chỉ là loại LED viền bởi những giới hạn về công nghệ. Tuy nhiên giới hạn đó giờ đã được phá bỏ! QLED đã được Samsung đưa lên một nấc thang mới về hiển thị với công nghệ cải tiến về chiếu sáng LED nền full-array (đèn LED trải dài trên toàn bộ tấm nền) trên tấm nền QLED. Điều này đã cho phép QLED 2018 hiển thị được màu sắc sống động hơn với khả năng kiểm soát chặt chẽ các mảng ánh sáng và độ làm mờ cục bộ (local dimming), trong khi đó vẫn giữ được độ sáng màn hình tối đa lên đến 2000 nit - một con số không tưởng đối với một thiết bị TV mà có mơ ước thì công nghệ tấm nền OLED cũng không thể với đến nổi.
Sự thay đổi về sự phân bổ ánh sáng đã giúp QLED thế hệ mới kiểm soát được màu đen tốt hơn trước rất nhiều, thêm vào đó hiện tượng hở sáng ở viền nhờ vậy đã được xử lý triệt để. Với QLED thế hệ mới, màu đen giờ đây được thể hiện sâu hơn, nhưng nếu so sánh 1 cách công bằng thì rõ ràng hai công nghệ hiển thị này giờ đây đã trở nên “bên tám lạng – người nửa cân”.
HDR tăng – hưởng lợi từ đèn LED nền full-array
Khi độ sáng được kiểm soát đến từng chi tiết nhỏ nhất, thì đó cũng chính là lúc HDR phát huy được thế mạnh của mình. Nhờ ánh sáng được trải đều và kiểm soát trên toàn tấm nền, màu sắc HDR giờ đây cũng có độ chuyển màu đều và ấn tượng hơn. Với QLED thế hệ mới, người dùng sẽ có một màn hình hiển thị có độ bão hòa cao, màu sắc tái tạo ấn tượng, độ sáng vượt trội và trên hết đó chính là HDR tô điểm lên những nội dung hiển thị. OLED với ưu điểm về màu đen và hiệu năng mid-tone giờ đây đã bị QLED vượt mặt trở thành một công nghệ tiên tiến hơn về hiển thị.
Với QLED, công nghệ này được sinh ra để đem những sắc màu cuộc sống một cách sinh động nhất đến tất thảy người tiêu dùng. Đó chính là khác biệt lớn nhất giữa hai loại công nghệ hiển thị hiện đang gây nên nhiều tranh cãi trên thị trường.
QLED TV sẽ thành công trong 2018
Có thể nói những nhược điểm trước đây về đèn nền đã làm lu mờ mất những thứ vốn là ưu điểm khó có thể chối cãi của QLED trên TV thế hệ trước. Tuy nhiên với cải tiến trong năm nay, các yếu điểm này đã dần biến mất, thay vào đó QLED lại phát huy được HDR và kiểm soát màu đen tốt hơn trên toàn khung hình.
QLED đã dần trở nên hoàn thiện hơn về công nghệ chế tạo và QLED TV chắc chắn sẽ là cái tên còn được nhắc nhiều trong 2018 khi loạt TV QLED 2018 của Samsung chính thức đổ bộ lên thị trường trong thời gian tới.
Năm 2018 với những sự thay đổi mạnh mẽ ngay từ bên trong, QLED hứa hẹn sẽ đem lại nhiều điều bất ngờ cho người tiêu dùng, quyết giành ưu thế vượt trội so với từ đối thủ OLED sừng sỏ.
Những thay đổi về công nghệ tấm nền – tăng cường chất lượng hình ảnh
Xét về đặc tính kỹ thuật, QLED với công nghệ Quantum Dots của mình sẽ tái tạo được màu sắc chính xác với độ bão hòa màu vô cùng cao, đó là kết quả đem lại bởi lớp phim chấm lượng tử được thêm vào giữa đèn nền và lớp lọc màu bên trên. Trong khi đó OLED lại cung cấp được màu đen sâu hơn bởi sự kiểm soát ánh sáng đến từng bóng nền.
QLED có rất nhiều ưu điểm về hiển thị khi nó có thể tái tạo dải màu lên đến 100%. Dẫn đầu về công nghệ này trên thị trường không ai xa lạ chính là gã khổng lồ về hiển thị Samsung. Thay vì sử dụng công nghệ OLED theo trào lưu trên thị trường, Samsung vẫn kiên định với lối đi độc đáo của mình. Xét về khả năng tái tạo màu đen sâu, QLED có thể ngang ngửa tiến gần bằng OLED. Nhưng về độ bão hòa màu, độ sáng và tái tạo màu sắc chính xác, QLED lại tỏ rõ sự vượt trội nếu so cùng với đối thủ OLED vốn dĩ theo thiên hướng nịnh mắt người dùng hơn.
Những sản phẩm TV QLED của hãng năm trước tuy phát huy được thế mạnh về độ bão hòa màu và độ sáng của tấm nền, nhưng đèn chiếu được trang bị phía sau chỉ là loại LED viền bởi những giới hạn về công nghệ. Tuy nhiên giới hạn đó giờ đã được phá bỏ! QLED đã được Samsung đưa lên một nấc thang mới về hiển thị với công nghệ cải tiến về chiếu sáng LED nền full-array (đèn LED trải dài trên toàn bộ tấm nền) trên tấm nền QLED. Điều này đã cho phép QLED 2018 hiển thị được màu sắc sống động hơn với khả năng kiểm soát chặt chẽ các mảng ánh sáng và độ làm mờ cục bộ (local dimming), trong khi đó vẫn giữ được độ sáng màn hình tối đa lên đến 2000 nit - một con số không tưởng đối với một thiết bị TV mà có mơ ước thì công nghệ tấm nền OLED cũng không thể với đến nổi.
Sự thay đổi về sự phân bổ ánh sáng đã giúp QLED thế hệ mới kiểm soát được màu đen tốt hơn trước rất nhiều, thêm vào đó hiện tượng hở sáng ở viền nhờ vậy đã được xử lý triệt để. Với QLED thế hệ mới, màu đen giờ đây được thể hiện sâu hơn, nhưng nếu so sánh 1 cách công bằng thì rõ ràng hai công nghệ hiển thị này giờ đây đã trở nên “bên tám lạng – người nửa cân”.
HDR tăng – hưởng lợi từ đèn LED nền full-array
Khi độ sáng được kiểm soát đến từng chi tiết nhỏ nhất, thì đó cũng chính là lúc HDR phát huy được thế mạnh của mình. Nhờ ánh sáng được trải đều và kiểm soát trên toàn tấm nền, màu sắc HDR giờ đây cũng có độ chuyển màu đều và ấn tượng hơn. Với QLED thế hệ mới, người dùng sẽ có một màn hình hiển thị có độ bão hòa cao, màu sắc tái tạo ấn tượng, độ sáng vượt trội và trên hết đó chính là HDR tô điểm lên những nội dung hiển thị. OLED với ưu điểm về màu đen và hiệu năng mid-tone giờ đây đã bị QLED vượt mặt trở thành một công nghệ tiên tiến hơn về hiển thị.
Với QLED, công nghệ này được sinh ra để đem những sắc màu cuộc sống một cách sinh động nhất đến tất thảy người tiêu dùng. Đó chính là khác biệt lớn nhất giữa hai loại công nghệ hiển thị hiện đang gây nên nhiều tranh cãi trên thị trường.
QLED TV sẽ thành công trong 2018
Có thể nói những nhược điểm trước đây về đèn nền đã làm lu mờ mất những thứ vốn là ưu điểm khó có thể chối cãi của QLED trên TV thế hệ trước. Tuy nhiên với cải tiến trong năm nay, các yếu điểm này đã dần biến mất, thay vào đó QLED lại phát huy được HDR và kiểm soát màu đen tốt hơn trên toàn khung hình.
QLED đã dần trở nên hoàn thiện hơn về công nghệ chế tạo và QLED TV chắc chắn sẽ là cái tên còn được nhắc nhiều trong 2018 khi loạt TV QLED 2018 của Samsung chính thức đổ bộ lên thị trường trong thời gian tới.