Trong khi người tiêu dùng đang bị lu mờ bởi những hứa hẹn về tương lai OLED thì đối với giới chuyên môn, công nghệ QLED sẽ thống trị thị trường TV trong vòng 5 năm tới, còn TV OLED và LCD sẽ sớm lụi tàn.
TV QLED của Samsung.
Tại Hội nghị thượng đỉnh QLED và HDR10 diễn ra ở Los Angeles, ông Ross Young - nhà sáng lập kiêm CEO của DSCC đã đưa ra nhận định sắc sảo về tương lai của ngành công nghiệp hiển thị. Cụ thể, trong bài thuyết trình “Tổng quan Hiệu năng và Giá thành TV QLED và OLED”, ông cho biết: “Hiệu suất của tấm nền OLED là rất nhỏ, và đến năm 2021, nó sẽ nhỏ đến mức ngang bằng với hiệu suất của tấm nền LCD”.
TV QLED sẽ nuốt chửng thị phần TV OLED
Ngoài ra, trong những phân tích số liệu của DSCC còn cho thấy, trong giai đoạn 2016 - 2021, TV QLED sẽ có tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt mức 90%, doanh số đạt trên 100 triệu đơn vị và chiếm 34% thị phần.
Trong khi đó, TV OLED \ dần bị suy tàn với tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ đạt 49% và chỉ còn chiếm 4% thị phần vào năm 2021 mà thôi.
TV QLED sẽ nuốt hết thị phần của TV OLED (Nguồn DSCC).
Lý giải cho điều này, DSCC cho rằng các vấn đề trên công nghệ QLED sẽ sớm được giải quyết triệt để, và chi phí sản xuất ngày càng giảm xuống. Trong khi đó, TV OLED sẽ phải đối diện với hiện tượng lưu ảnh và độ sáng thấp do bản chất của vật liệu hữu cơ. Hơn nữa, giá thành của TV OLED vẫn sẽ rất đắt đỏ do tỉ lệ lỗi panel trên dây chuyền sản xuất sẽ khó cải thiện.
Theo DSCC, giá thành cao và áp lực giảm giá khiến cho OLED TV sẽ khó có thể lợi nhuận cho nhà sản xuất. Ngược lại, từ giờ đến năm 2021, hai công nghệ QLED mũi nhọn là QD Enhanced Film và QD Color Filter sẽ đạt năng suất cực cao và chi phí sản suất sẽ giảm nhanh chóng để mang đến nhiều lợi nhuận cho nhà sản xuất.
OLED gặp vấn đề với tấm nền cỡ lớn
Một khó khăn mà OLED phải đối diện đó là việc sản xuất tấm nền cỡ lớn. Hiện tại, tấm nền OLED chủ yếu được sản xuất chủ yếu trên dây chuyền 8.5G. Dây chuyền này phù hợp cho những màn hình kích thước 55 inc.
Thật không may là kích thước 55 inch thường là những model thấp nhất của các dòng TV cao cấp. Thị trường đang cho thấy sự chuyển dịch lên kích thước lên 65 inch và 75 inch của các dòng TV cao cấp. Các nhà sản xuất tấm nền OLED sẽ phải chịu áp lực rất lớn để chế tạo tấm nền với kích thước lớn như thế này.
OLED tập trung chủ yếu vào phân khúc TV dưới 65 inch, với sản lượng thấp (Nguồn DSCC).
QLED sẽ tập trung vào phân khúc TV kích thước lớn (Nguồn DCSS).
Theo nghiên cứu của DSCC, kỹ thuật sản xuất OLED đã bị tụt hậu so với QLED. Các dòng QLED được sản xuất với dây chuyền công nghệ gọi là 10.5G, và công nghệ này đi trước 2 năm so với công nghệ 10.5G trên dòng OLED.
Cả hai dây chuyền 10.5G của QLED và OLED đều dùng để sản xuất tấm nền kích thước trên 65 inch. Tuy nhiên, dây chuyền 10.5G của QLED sẽ chế tạo được 8 tấm nền 65 inch từ một tấm phôi duy nhất. Trong khi dây chuyền của OLED chỉ chỉ có thể tạo ra 3 màn hình mà thôi.
DSCC tin rằng ngay cả một chiếc QLED TV rẻ nhất cũng có thể dễ dàng đánh bại được OLED TV trong vài năm tới. Cụ thể, QLED TV sẽ có hiệu năng mạnh hơn, tiêu thụ điện năng ít hơn, cải thiện độ sáng cũng như góc nhìn, giúp người dùng có được trải nghiệm trọn vẹn nhất.
TV QLED của Samsung.
Tại Hội nghị thượng đỉnh QLED và HDR10 diễn ra ở Los Angeles, ông Ross Young - nhà sáng lập kiêm CEO của DSCC đã đưa ra nhận định sắc sảo về tương lai của ngành công nghiệp hiển thị. Cụ thể, trong bài thuyết trình “Tổng quan Hiệu năng và Giá thành TV QLED và OLED”, ông cho biết: “Hiệu suất của tấm nền OLED là rất nhỏ, và đến năm 2021, nó sẽ nhỏ đến mức ngang bằng với hiệu suất của tấm nền LCD”.
TV QLED sẽ nuốt chửng thị phần TV OLED
Ngoài ra, trong những phân tích số liệu của DSCC còn cho thấy, trong giai đoạn 2016 - 2021, TV QLED sẽ có tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt mức 90%, doanh số đạt trên 100 triệu đơn vị và chiếm 34% thị phần.
Trong khi đó, TV OLED \ dần bị suy tàn với tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ đạt 49% và chỉ còn chiếm 4% thị phần vào năm 2021 mà thôi.
TV QLED sẽ nuốt hết thị phần của TV OLED (Nguồn DSCC).
Lý giải cho điều này, DSCC cho rằng các vấn đề trên công nghệ QLED sẽ sớm được giải quyết triệt để, và chi phí sản xuất ngày càng giảm xuống. Trong khi đó, TV OLED sẽ phải đối diện với hiện tượng lưu ảnh và độ sáng thấp do bản chất của vật liệu hữu cơ. Hơn nữa, giá thành của TV OLED vẫn sẽ rất đắt đỏ do tỉ lệ lỗi panel trên dây chuyền sản xuất sẽ khó cải thiện.
Theo DSCC, giá thành cao và áp lực giảm giá khiến cho OLED TV sẽ khó có thể lợi nhuận cho nhà sản xuất. Ngược lại, từ giờ đến năm 2021, hai công nghệ QLED mũi nhọn là QD Enhanced Film và QD Color Filter sẽ đạt năng suất cực cao và chi phí sản suất sẽ giảm nhanh chóng để mang đến nhiều lợi nhuận cho nhà sản xuất.
OLED gặp vấn đề với tấm nền cỡ lớn
Một khó khăn mà OLED phải đối diện đó là việc sản xuất tấm nền cỡ lớn. Hiện tại, tấm nền OLED chủ yếu được sản xuất chủ yếu trên dây chuyền 8.5G. Dây chuyền này phù hợp cho những màn hình kích thước 55 inc.
Thật không may là kích thước 55 inch thường là những model thấp nhất của các dòng TV cao cấp. Thị trường đang cho thấy sự chuyển dịch lên kích thước lên 65 inch và 75 inch của các dòng TV cao cấp. Các nhà sản xuất tấm nền OLED sẽ phải chịu áp lực rất lớn để chế tạo tấm nền với kích thước lớn như thế này.
OLED tập trung chủ yếu vào phân khúc TV dưới 65 inch, với sản lượng thấp (Nguồn DSCC).
QLED sẽ tập trung vào phân khúc TV kích thước lớn (Nguồn DCSS).
Theo nghiên cứu của DSCC, kỹ thuật sản xuất OLED đã bị tụt hậu so với QLED. Các dòng QLED được sản xuất với dây chuyền công nghệ gọi là 10.5G, và công nghệ này đi trước 2 năm so với công nghệ 10.5G trên dòng OLED.
Cả hai dây chuyền 10.5G của QLED và OLED đều dùng để sản xuất tấm nền kích thước trên 65 inch. Tuy nhiên, dây chuyền 10.5G của QLED sẽ chế tạo được 8 tấm nền 65 inch từ một tấm phôi duy nhất. Trong khi dây chuyền của OLED chỉ chỉ có thể tạo ra 3 màn hình mà thôi.
DSCC tin rằng ngay cả một chiếc QLED TV rẻ nhất cũng có thể dễ dàng đánh bại được OLED TV trong vài năm tới. Cụ thể, QLED TV sẽ có hiệu năng mạnh hơn, tiêu thụ điện năng ít hơn, cải thiện độ sáng cũng như góc nhìn, giúp người dùng có được trải nghiệm trọn vẹn nhất.