terabyte
Banned
Đêm trước khi bộ phận ATAP (Advanced Technology and Projects) của Google chính thức giới thiệu bản prototype duy nhất có thể hoạt động được của Project Ara, một người đã đánh rơi và làm vỡ màn hình của nó. Nếu là sản phẩm bình thường, đây có lẽ là một bi kịch không gì tồi tệ hơn. Nhưng đối với Google, điều đó lại là cơ hội để làm thay đổi cả ngành công nghiệp smartphone chỉ trong vòng 1 năm.
Project Ara đem ý tưởng một chiếc điện thoại modular (hay gọi một cách bình dân là điện thoại xếp hình trở thành hiện thực), điều mà có lẽ tưởng chừng như vừa được bước ra từ bộ phim The Lego Movie đình đám cách đây không lâu. Về mặt thiết kế, phiên bản prototype của Ara sở hữu bộ khung xương bằng kim loại và có những slot cho phép thay thế các bộ phận (module) có kiểu dáng hình ô vuông. Nếu nhìn từ phía sau, chắc hẳn không ít người sẽ cho rằng nó lấy cảm hứng từ phong cách tile khá quen thuộc của Windows Phone.
Mỗi module có thể được tích hợp các bộ phận giúp chiếc điện thoại của bạn có thể hoạt động (bao gồm bộ xử lý, Ram, Wifi, cổng nguồn, modem mạng, màn hình, pin,…) cũng như những thành phần phụ khác như camera, loa hay bộ nhớ. Để kết hợp chúng với nhau, Google sử dụng kết nối không dây từ tính, kích thước nhỏ hơn phần lớn các loại kết nối dạng pin hiện tại. Lực hút từ tính không chỉ giúp giữ cố định các module, nó còn cho phép sử dụng như một công tắc giúp bạn có thể dễ dàng tắt mở module đó (chẳng hạn như bạn vì một lý do gì đó mà muốn vô hiệu hóa bộ phận định vị GPS của máy). Dĩ nhiên, đến lúc này thì chắc có lẽ bạn cũng đoán được là tất cả các module của Project Ara đều có thể thay đổi phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng. ATAP lên kế hoạch sẽ tung ra 3 phiên bản Ara với kích thước khác nhau, từ dòng nhỏ nhất chỉ hỗ trợ 6 module cho đến ngoại hạng cùng số lượng module cao hơn.
Với những hứa hẹn trên, có thể không ít người sẽ nghĩ rằng Project Ara chỉ thực sự hấp dẫn các tay mê công nghệ, thích tự tạo chiếc điện thoại riêng cho mình (dân ráp máy tính chắc hiểu điều này nhất). Tuy nhiên, ATAP khẳng định Ara sẽ biến đổi thị trường các nước đang phát triển, đặc biệt là 5 tỷ người trên thế giới vẫn đang sử dụng điện thoại phổ thông (hay nói một cách trắng trợn là điện thoại không được thông minh) nhưng không đủ tiền để thay đổi. Mới đây, ATAP công bố rằng sẽ lên kế hoạch tung ra thị trường chiếc điện thoại “Grey Phone”, chỉ đơn giản là một thiết bị bao gồm màn hình, bộ xử lý và bộ phận thu tín hiệu Wifi. Từ đó, người dùng sẽ dễ dàng bổ sung hay gỡ bỏ các bộ phận theo ý muốn của mình. Để có thể tiếp cận những người hầu bao giới hạn, sản phẩm này được cho là khá rẻ và chỉ tiêu tốn Google khoảng 50 USD để sản xuất. Với phong cách “phá giá” khá nổi tiếng của Google, chúng ta cũng có thể hi vọng rằng giá bán lẻ của nó cũng không quá cao. Điểm quan trọng nhất là đối với những người có khả năng tài chính giới hạn, họ có thể thoải mái nâng cấp khi có điều kiện chứ không phải trả cả cục tiền khổng lồ cho một chiếc điện thoại như hiện nay.
Thời gian tồn tại cũng là yếu tố hứa hẹn sẽ đem lại sức hút cho Ara. Với công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, cứ nửa năm là nhà sản xuất lại đưa ra một model mới. Điều này khiến chỉ khoảng chừng 2 năm là chiếc điện thoại “đời mới” của bạn trở nên lỗi thời. Trong khi đó, ATAP được thiết kế với mục tiêu giúp nó tồn tại trong nhiều năm (nhờ có thể thay đổi các module để bắt kịp trào lưu của giới công nghệ). Nếu xét về đường dài, đầu tư vào Ara sẽ giảm được khá nhiều chi phí và hạn chế số lượng điện thoại bị… quăng vào sọt rác vì quá lỗi thời.
Bên cạnh đó, ATAP còn cho biết thiết bị như Ara cũng sẽ đem sức mạnh của sự lựa chọn đến tay khách hàng. Thông thường, mua smartphone vào thời điểm hiện tại có thể xem là một canh bạc. Khi không có bất kỳ thiết bị nào hoàn hảo, bạn sẽ buộc phải hi sinh khi chọn bất kỳ sản phẩm nào, dù nó có là dòng đầu bảng đi chăng nữa.Trong khi đó, với Ara, người dùng có thể chọn chính xác tất cả những tính mà mình mong muốn. Nói một cách đơn giản, Google có vẻ như đang hi vọng có thể lật đổ các thương hiệu sản xuất điện thoại truyền thống (Samsung, HTC, Sony, LG,…) cũng như nhà mạng. Bởi lẽ nếu thành công, người tiêu dùng chỉ cần đi theo Google là quá đủ.
Dĩ nhiên, chúng ta phải thừa nhận một thực tế rằng để Project Ara thành công thì Google vẫn còn một chặng đường dài và đầy khó khăn phía trước. Yếu tố quan trọng nhất để đạt được điều này chính là bản thân các module. ATAP hiện tại đã bắt đầu cung cấp các bộ phát triển dành cho những người muốn chế tạo module của riêng mình. Chính sự phong phú của các module sẽ quyết định đến khả năng thành bại của Ara. Dân nhiếp ảnh có thể hướng đến một loại module camera với cảm biến khổng lồ với ống kính chất lượng cao, thậm chí là có thể đổi nếu muốn. Trong khi đó dân thể thao cuối cùng cũng có thể biến giấc mơ thành hiện thực khi có một module chuyên theo dõi quá trình luyện tập của mình. Ý tưởng của con người là vô hạn và module của Ara cũng tương tự.
Mặc dù rất triển vọng, tuy nhiên chúng ta cũng phải nhìn vào thực tế rằng Ara vẫn còn khá nhiều nhược điểm cần phải khắc phục. Đầu tiên là dù ATAP đã rất cố gắng, Ara vẫn to, dày và nặng hơn hầu hết smartphone trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, thời lượng sự dụng pin cũng là vấn đề cần quan tâm (cho dù việc có thể thay đổi pin vẫn giúp được phần nào). Đội ngũ phát triển của ATAP hiểu rất rõ những hạn chế trên sẽ khiến rất nhiều người ngần ngại tiếp cận thiết bị này và hi vọng rằng sẽ có thể khắc phục chúng trong phiên bản prototype tiếp theo, dự kiến sẽ trình làng cuối năm nay.
Theo lộ trình ban đầu, Project Ara đã đi được một nửa chặng đường phát triển 2 năm của mình. Không như phong cách của người Việt Nam, các nhà phát triển của Ara đều quyết tâm đạt mục tiêu của mình trong kỳ hạn được đặt ra. Điều này khiến mọi chuyện trở nên thú vị vì chắc chắn thành quả của Ara sẽ được trình làng giới công nghệ ngay vào thời điểm này năm sau. Chẳng những ATAP phải diện với thời gian đang cạn dần, danh sánh công việc mà họ cần phải làm cũng khá ư là hoành tráng: phải thu hút nhà phát triển, thực hiện các cuộc trình diễn để thuyết phục những nhà phân phối và tạo được lòng tin cho người dùng. Hành trình này tuy không dễ nhưng hứa hẹn sẽ có rất nhiều thú vị.
Project Ara đem ý tưởng một chiếc điện thoại modular (hay gọi một cách bình dân là điện thoại xếp hình trở thành hiện thực), điều mà có lẽ tưởng chừng như vừa được bước ra từ bộ phim The Lego Movie đình đám cách đây không lâu. Về mặt thiết kế, phiên bản prototype của Ara sở hữu bộ khung xương bằng kim loại và có những slot cho phép thay thế các bộ phận (module) có kiểu dáng hình ô vuông. Nếu nhìn từ phía sau, chắc hẳn không ít người sẽ cho rằng nó lấy cảm hứng từ phong cách tile khá quen thuộc của Windows Phone.
Mỗi module có thể được tích hợp các bộ phận giúp chiếc điện thoại của bạn có thể hoạt động (bao gồm bộ xử lý, Ram, Wifi, cổng nguồn, modem mạng, màn hình, pin,…) cũng như những thành phần phụ khác như camera, loa hay bộ nhớ. Để kết hợp chúng với nhau, Google sử dụng kết nối không dây từ tính, kích thước nhỏ hơn phần lớn các loại kết nối dạng pin hiện tại. Lực hút từ tính không chỉ giúp giữ cố định các module, nó còn cho phép sử dụng như một công tắc giúp bạn có thể dễ dàng tắt mở module đó (chẳng hạn như bạn vì một lý do gì đó mà muốn vô hiệu hóa bộ phận định vị GPS của máy). Dĩ nhiên, đến lúc này thì chắc có lẽ bạn cũng đoán được là tất cả các module của Project Ara đều có thể thay đổi phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng. ATAP lên kế hoạch sẽ tung ra 3 phiên bản Ara với kích thước khác nhau, từ dòng nhỏ nhất chỉ hỗ trợ 6 module cho đến ngoại hạng cùng số lượng module cao hơn.
Với những hứa hẹn trên, có thể không ít người sẽ nghĩ rằng Project Ara chỉ thực sự hấp dẫn các tay mê công nghệ, thích tự tạo chiếc điện thoại riêng cho mình (dân ráp máy tính chắc hiểu điều này nhất). Tuy nhiên, ATAP khẳng định Ara sẽ biến đổi thị trường các nước đang phát triển, đặc biệt là 5 tỷ người trên thế giới vẫn đang sử dụng điện thoại phổ thông (hay nói một cách trắng trợn là điện thoại không được thông minh) nhưng không đủ tiền để thay đổi. Mới đây, ATAP công bố rằng sẽ lên kế hoạch tung ra thị trường chiếc điện thoại “Grey Phone”, chỉ đơn giản là một thiết bị bao gồm màn hình, bộ xử lý và bộ phận thu tín hiệu Wifi. Từ đó, người dùng sẽ dễ dàng bổ sung hay gỡ bỏ các bộ phận theo ý muốn của mình. Để có thể tiếp cận những người hầu bao giới hạn, sản phẩm này được cho là khá rẻ và chỉ tiêu tốn Google khoảng 50 USD để sản xuất. Với phong cách “phá giá” khá nổi tiếng của Google, chúng ta cũng có thể hi vọng rằng giá bán lẻ của nó cũng không quá cao. Điểm quan trọng nhất là đối với những người có khả năng tài chính giới hạn, họ có thể thoải mái nâng cấp khi có điều kiện chứ không phải trả cả cục tiền khổng lồ cho một chiếc điện thoại như hiện nay.
Thời gian tồn tại cũng là yếu tố hứa hẹn sẽ đem lại sức hút cho Ara. Với công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, cứ nửa năm là nhà sản xuất lại đưa ra một model mới. Điều này khiến chỉ khoảng chừng 2 năm là chiếc điện thoại “đời mới” của bạn trở nên lỗi thời. Trong khi đó, ATAP được thiết kế với mục tiêu giúp nó tồn tại trong nhiều năm (nhờ có thể thay đổi các module để bắt kịp trào lưu của giới công nghệ). Nếu xét về đường dài, đầu tư vào Ara sẽ giảm được khá nhiều chi phí và hạn chế số lượng điện thoại bị… quăng vào sọt rác vì quá lỗi thời.
Bên cạnh đó, ATAP còn cho biết thiết bị như Ara cũng sẽ đem sức mạnh của sự lựa chọn đến tay khách hàng. Thông thường, mua smartphone vào thời điểm hiện tại có thể xem là một canh bạc. Khi không có bất kỳ thiết bị nào hoàn hảo, bạn sẽ buộc phải hi sinh khi chọn bất kỳ sản phẩm nào, dù nó có là dòng đầu bảng đi chăng nữa.Trong khi đó, với Ara, người dùng có thể chọn chính xác tất cả những tính mà mình mong muốn. Nói một cách đơn giản, Google có vẻ như đang hi vọng có thể lật đổ các thương hiệu sản xuất điện thoại truyền thống (Samsung, HTC, Sony, LG,…) cũng như nhà mạng. Bởi lẽ nếu thành công, người tiêu dùng chỉ cần đi theo Google là quá đủ.
Dĩ nhiên, chúng ta phải thừa nhận một thực tế rằng để Project Ara thành công thì Google vẫn còn một chặng đường dài và đầy khó khăn phía trước. Yếu tố quan trọng nhất để đạt được điều này chính là bản thân các module. ATAP hiện tại đã bắt đầu cung cấp các bộ phát triển dành cho những người muốn chế tạo module của riêng mình. Chính sự phong phú của các module sẽ quyết định đến khả năng thành bại của Ara. Dân nhiếp ảnh có thể hướng đến một loại module camera với cảm biến khổng lồ với ống kính chất lượng cao, thậm chí là có thể đổi nếu muốn. Trong khi đó dân thể thao cuối cùng cũng có thể biến giấc mơ thành hiện thực khi có một module chuyên theo dõi quá trình luyện tập của mình. Ý tưởng của con người là vô hạn và module của Ara cũng tương tự.
Mặc dù rất triển vọng, tuy nhiên chúng ta cũng phải nhìn vào thực tế rằng Ara vẫn còn khá nhiều nhược điểm cần phải khắc phục. Đầu tiên là dù ATAP đã rất cố gắng, Ara vẫn to, dày và nặng hơn hầu hết smartphone trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, thời lượng sự dụng pin cũng là vấn đề cần quan tâm (cho dù việc có thể thay đổi pin vẫn giúp được phần nào). Đội ngũ phát triển của ATAP hiểu rất rõ những hạn chế trên sẽ khiến rất nhiều người ngần ngại tiếp cận thiết bị này và hi vọng rằng sẽ có thể khắc phục chúng trong phiên bản prototype tiếp theo, dự kiến sẽ trình làng cuối năm nay.
Theo lộ trình ban đầu, Project Ara đã đi được một nửa chặng đường phát triển 2 năm của mình. Không như phong cách của người Việt Nam, các nhà phát triển của Ara đều quyết tâm đạt mục tiêu của mình trong kỳ hạn được đặt ra. Điều này khiến mọi chuyện trở nên thú vị vì chắc chắn thành quả của Ara sẽ được trình làng giới công nghệ ngay vào thời điểm này năm sau. Chẳng những ATAP phải diện với thời gian đang cạn dần, danh sánh công việc mà họ cần phải làm cũng khá ư là hoành tráng: phải thu hút nhà phát triển, thực hiện các cuộc trình diễn để thuyết phục những nhà phân phối và tạo được lòng tin cho người dùng. Hành trình này tuy không dễ nhưng hứa hẹn sẽ có rất nhiều thú vị.
Theo Engadget