Khả năng khai thác độ phối hợp tuyến tính giữa hai driver cùng cấu trúc thùng loa độc đáo đã làm nên một ProAc K1 với khả năng trình diễn đầy bất ngờ, vượt lên những giới hạn thường thấy của thiết kế loa bookshelf.
Trong những năm qua, thương hiệu hi-end audio ProAc của Anh Quốc có thể nói đã giữ rất vững những thành công mà mình có được ở nhiều phân khúc và cấu hình loa khác nhau. Trong số các mẫu của dòng K series mà thương hiệu này chế tác thì K1 là mẫu loa nhỏ nhất sở hữu các driver mid/bass bằng chất liệu sợi Kevlar. Đây cũng là mẫu loa bookshelf duy nhất được chế tác đậm nét cổ điển và truyền thống, giữ một vị trí nhất định trong lòng các audiophile.
Thành công của thiết kế loa luôn đến từ việc hoàn thiện đầy đủ các yếu tố từ thùng loa, driver, bộ phân tần thậm chí cả phần chân đế. Khi có thể tối ưu về kỹ thuật cũng như hòa hợp các yếu tố đó một cách hoàn hảo và bạn sẽ có trong tay một tuyệt tác âm thanh. Đối với ProAc, có vẻ sự hứa hẹn về lượng âm trầm dồi dào là quá khó để cưỡng lại vì gần đây một nhà sản xuất từng chia sẻ rằng theo nghiên cứu thị trường của họ thì loa cột là thứ mà người chơi âm thanh quan tâm nhiều hơn hết.
Hãy bắt đầu bằng cách xem xét thiết kế chân đế có trọng lượng lớn của ProAc K1, vì ảnh hưởng của chúng đối với những gì bạn nghe được là một điều không nên xem nhẹ. Chân đế này có dạng module và được lắp ráp tổ hợp với nhau. Một miếng đế với chân đinh, kế đến sẽ là một miếng thép chắc chắn hơn đặt bên dưới loa và 2 tấm này kim loại này được cố định với độ cao được tính toán trước bằng ba chân hình ống màu đen. Người dùng có thể gia tăng trọng lượng của loa bằng cách đổ cát hoặc đạn chì vào bên trong các ống này. Đặc biệt, một chi tiết thiết kế độc đáo, tạo tính liền khối giữa loa K1 và chân đế đó chính là ống kim loại màu bạc bố trí ở đáy loa, được tính toán có vị trí trùng khớp với ống nhôm thứ 4 ở chân loa. Tất cả tạo nêm một ngoại hình liền lạc theo kiểu loa đính liền chân rất ấn tượng.
Bản thân các mẫu loa sẽ khó có thể gọi là hoản hảo nếu thiếu đi các phần hoàn thiện sau cùng. Bên ngoài, thùng loa K1 có lớp gỗ veneer bằng gỗ Tamo Ash đẹp mắt, bản thân vách thùng loa được cấu tạo từ các tấm HDF, tẩm bitumen chống rung bên trong với độ dày không đồng nhất ở các vị trí khác nhau. Khi nhìn thấy K1, hiển nhiên bạn sẽ chú ý vào phần chân được vát uốn cong trang nhã từ phía sau thùng loa, tạo ra khoảng trống đằng trước với một ống chân trụ có chung chất liệu nhôm với phần chân đế. Ngoài yếu tố tạo nên sự liền lạc với chấn đế, đây còn là một trong các đặc điểm kĩ thuật riêng của K1, cho phép tải lượng bass reflex thoát ra ngoài một cách đầy bí ẩn.
Thông thường loa có thiết kế thùng kích thước khá nhỏ gọn thế này được trang bị driver mid/bass mạnh mẽ bằng sợi Kevlar chạy trong khoảng dải tần trên dưới 3kHz thì việc làm cổng thoát hơi phía sau sẽ dễ dàng và đơn giản hơn cho công đoạn sản xuất rất nhiều nhưng lại gây khó khăn cho người dùng trường hợp họ cần thiết lập loa ở gần sát tường. Stewart Tyler, nhà sáng lập của ProAc, đã thiết kế phần bass được thoát hơi xuống dưới và đồng thời cố định lại trong khoảng không của cổng relfex này. Cho dù bạn bố trí loa cách tường sau bao nhiêu, thì khoảng cách tán âm trầm này không hề thay đổi. Đây là ưu điểm rất rõ ràng, giúp ProAc K1 dễ thích ứng với hầu như mọi điều kiện âm học và kích thước phòng nghe khác nhau.
K1 sở hữu dàn driver được đầu tư nghiêm túc và chỉn chu. Đôi loa sở hữu một driver mid/bass đường kính 165mm bằng vật liệu sợi Kevlar 165mm và một loa tweeter ribbon ProAc với nam châm Alnico nằm trong vỏ và có màng chắn được đánh giá là “Nhẹ như sợi tóc người”. Một vài năm trước, các driver bằng sợi Kevlar đã nổi tiếng về độ bền cao, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận hết ưu điểm của nó. Với ProAc K1, chúng ta sẽ có một củ loa mid-woofer hình nón vô cùng cứng, đặc biệt rất nhạy, với khả năng di chuyển nhanh và dừng một cách tức thì. Cùng với đó là một driver tweeter cũng siêu nhanh và chính xác, sự phối hợp này giúp cho K1 có khả năng tái tạo dải mid hoàn hảo, ít nhất là trên lý thuyết âm học.
Ở mức hiệu suất khoảng 90dB, trở kháng 8ohm, lời khuyên của chúng tôi là hãy dành cho ProAc K1 lượng công suất khuếch đại có chất lượng cao, khoẻ từ những ampli Class A hoặc Class AB nhưng bias thiên Class A để có thể khái thác hết chất liệu và hiệu quả trình diễn.
Trải nghiệm
Chúng tôi mất hơn một tuần để các driver của ProAc K1 dần trở nên "mềm mại" và linh hoạt hơn, cũng tương tự như một vận động viên thể thao cần thời gian khởi động làm nóng người để có thể có năng suất vận động tốt nhất. Vậy làm thế nào để biết được đôi K1 đã đủ "nóng", một mẹo nhỏ ở đây là đừng quá chú ý vào âm bass mà hãy theo dõi độ mở âm tổng thể về âm sắc hơn. Khi bạn "thấy" được một sân khấu rộng lớn trước mặt, tiếng trầm thả nhẹ nhàng nhưng rõ từng cú là lúc ProAc K1 có thể bắt đầu những màn trình diễn thực thụ của mình.
Việc sở hữu driver tweeter ribbon với khả năng tái tạo âm tần số cao vốn nổi tiếng của ProAc cũng cần được tính toán khi thiết lập vị trí nghe. Nếu bạn muốn có được một âm hình đầy đủ, rõ ràng và chi tiết thì nên để mặt loa thẳng, tuy nhiên, chúng tôi chọn một góc toe-in nhẹ để có thể tạo cảm giác người nghe là một phần của sân khấu trình diễn.
ProAc K1 là một ví dụ minh chứng cho triết lý của ProAc về một cấu trúc rất truyền thống kết hợp giữa thùng loa tốt, driver cao cấp và phân tần chính xác. Tuy nhiên, điều đáng nể nhất ở đôi bookshelf này không chỉ là khả năng tái tạo âm thanh chuẩn mà nó còn phát triển đến những giới hạn trình diễn của loa cột hi-end. Điều đầu tiên mà bạn có thể phải "giật mình" khi trải nghiệm đôi loa này chính là tốc độ đáp ứng dải trầm siêu nhanh. K1 không chỉ đạt được độ uy lực, độ nét quen thuộc của loa bookshelf ProAc, nó còn đáp ứng chính xác từng "flow", chắc gọn, nhịp nhàng với dynamic giữa bass âm lượng lớn và nhỏ hoàn toàn thuyết phục chúng tôi.
Thật không ngoa khi cho rằng ProAc K1 sẽ tái tạo âm bass rõ đến độ bạn sẽ cảm nhận được người chơi guitar bass như thế nào, đoạn nào bắt đầu và đoạn nào dừng lại. Nhưng không vì thế mà chúng ta lại có thể bỏ qua tweeter ribbon và bộ phân tần hoàn toàn "bắt nhịp" với sự kiểm soát của driver và thùng loa. Dải cao của K1 có sự tinh tế trong việc tái tạo độ bóng của âm sắc, khả năng kiểm soát và kết cấu chính xác. Dường như driver mid/bass chỉ việc "hát" còn phần đảm đương những thứ còn lại thuộc về driver tweeter ribbon này nhất là việc sắp xếp vị trí nhạc cụ, giọng hát rất rõ ràng. Mọi thứ diễn ra đều rất liền mạch, sự cân bằng giữa độ chính xác kĩ thuật của loa và xúc cảm trong album nhạc hòa làm một. Đây là một bức họa được vẽ bằng âm thanh và K1 như một cây cọ vẽ lướt đi đầy mỹ miều và tinh tế.
Kết luận
ProAc K1 đã vượt lên những giới hạn thường thấy của một đôi bookshelf phần lớn là nhờ trang bị một thùng loa yên tĩnh với cấu trúc thoát hơi độc đáo. Tất cả những ưu điểm chúng tôi đề cập bên trên đều rất ấn tượng, nhưng thành công nhất của đôi loa này lại nằm ở dải mid. Sự phối hợp quấ ấn tượng từ mid high - mid đến mid -low của hai driver với công nghệ khác nhau hoàn toàn này là một điều rất đáng khen. Những giọng vocal "tinh quái" nhất sẽ càng bật lên ấn tượng dưới dải mid rộng và tuyến tính của K1. Người nghe sẽ bất ngờ khi lần đầu tiên có thể dễ dàng chạm được những chi tiết micro ở dải trung. Thậm chí đôi bookshelf còn khiến chúng tôi đắm chìm hơn với thể loại nhạc piano độc tấu nhờ tạo được độ nổi bật của từng phím đàn. Chính những lúc như thế, mẫu loa của ProAc K1 chứng tỏ bản chất âm nhạc vốn có của nó bằng sự tinh tế, êm dịu và trang nhã nhưng đạt độ phân giải và tốc độ thượng thừa.
Giá tham khảo:
Loa ProAc K1: 238 triệu đồng
Chân loa ProAc K1: 33 triệu đồng
Trong những năm qua, thương hiệu hi-end audio ProAc của Anh Quốc có thể nói đã giữ rất vững những thành công mà mình có được ở nhiều phân khúc và cấu hình loa khác nhau. Trong số các mẫu của dòng K series mà thương hiệu này chế tác thì K1 là mẫu loa nhỏ nhất sở hữu các driver mid/bass bằng chất liệu sợi Kevlar. Đây cũng là mẫu loa bookshelf duy nhất được chế tác đậm nét cổ điển và truyền thống, giữ một vị trí nhất định trong lòng các audiophile.
Thành công của thiết kế loa luôn đến từ việc hoàn thiện đầy đủ các yếu tố từ thùng loa, driver, bộ phân tần thậm chí cả phần chân đế. Khi có thể tối ưu về kỹ thuật cũng như hòa hợp các yếu tố đó một cách hoàn hảo và bạn sẽ có trong tay một tuyệt tác âm thanh. Đối với ProAc, có vẻ sự hứa hẹn về lượng âm trầm dồi dào là quá khó để cưỡng lại vì gần đây một nhà sản xuất từng chia sẻ rằng theo nghiên cứu thị trường của họ thì loa cột là thứ mà người chơi âm thanh quan tâm nhiều hơn hết.
Hãy bắt đầu bằng cách xem xét thiết kế chân đế có trọng lượng lớn của ProAc K1, vì ảnh hưởng của chúng đối với những gì bạn nghe được là một điều không nên xem nhẹ. Chân đế này có dạng module và được lắp ráp tổ hợp với nhau. Một miếng đế với chân đinh, kế đến sẽ là một miếng thép chắc chắn hơn đặt bên dưới loa và 2 tấm này kim loại này được cố định với độ cao được tính toán trước bằng ba chân hình ống màu đen. Người dùng có thể gia tăng trọng lượng của loa bằng cách đổ cát hoặc đạn chì vào bên trong các ống này. Đặc biệt, một chi tiết thiết kế độc đáo, tạo tính liền khối giữa loa K1 và chân đế đó chính là ống kim loại màu bạc bố trí ở đáy loa, được tính toán có vị trí trùng khớp với ống nhôm thứ 4 ở chân loa. Tất cả tạo nêm một ngoại hình liền lạc theo kiểu loa đính liền chân rất ấn tượng.
Bản thân các mẫu loa sẽ khó có thể gọi là hoản hảo nếu thiếu đi các phần hoàn thiện sau cùng. Bên ngoài, thùng loa K1 có lớp gỗ veneer bằng gỗ Tamo Ash đẹp mắt, bản thân vách thùng loa được cấu tạo từ các tấm HDF, tẩm bitumen chống rung bên trong với độ dày không đồng nhất ở các vị trí khác nhau. Khi nhìn thấy K1, hiển nhiên bạn sẽ chú ý vào phần chân được vát uốn cong trang nhã từ phía sau thùng loa, tạo ra khoảng trống đằng trước với một ống chân trụ có chung chất liệu nhôm với phần chân đế. Ngoài yếu tố tạo nên sự liền lạc với chấn đế, đây còn là một trong các đặc điểm kĩ thuật riêng của K1, cho phép tải lượng bass reflex thoát ra ngoài một cách đầy bí ẩn.
Thông thường loa có thiết kế thùng kích thước khá nhỏ gọn thế này được trang bị driver mid/bass mạnh mẽ bằng sợi Kevlar chạy trong khoảng dải tần trên dưới 3kHz thì việc làm cổng thoát hơi phía sau sẽ dễ dàng và đơn giản hơn cho công đoạn sản xuất rất nhiều nhưng lại gây khó khăn cho người dùng trường hợp họ cần thiết lập loa ở gần sát tường. Stewart Tyler, nhà sáng lập của ProAc, đã thiết kế phần bass được thoát hơi xuống dưới và đồng thời cố định lại trong khoảng không của cổng relfex này. Cho dù bạn bố trí loa cách tường sau bao nhiêu, thì khoảng cách tán âm trầm này không hề thay đổi. Đây là ưu điểm rất rõ ràng, giúp ProAc K1 dễ thích ứng với hầu như mọi điều kiện âm học và kích thước phòng nghe khác nhau.
K1 sở hữu dàn driver được đầu tư nghiêm túc và chỉn chu. Đôi loa sở hữu một driver mid/bass đường kính 165mm bằng vật liệu sợi Kevlar 165mm và một loa tweeter ribbon ProAc với nam châm Alnico nằm trong vỏ và có màng chắn được đánh giá là “Nhẹ như sợi tóc người”. Một vài năm trước, các driver bằng sợi Kevlar đã nổi tiếng về độ bền cao, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận hết ưu điểm của nó. Với ProAc K1, chúng ta sẽ có một củ loa mid-woofer hình nón vô cùng cứng, đặc biệt rất nhạy, với khả năng di chuyển nhanh và dừng một cách tức thì. Cùng với đó là một driver tweeter cũng siêu nhanh và chính xác, sự phối hợp này giúp cho K1 có khả năng tái tạo dải mid hoàn hảo, ít nhất là trên lý thuyết âm học.
Ở mức hiệu suất khoảng 90dB, trở kháng 8ohm, lời khuyên của chúng tôi là hãy dành cho ProAc K1 lượng công suất khuếch đại có chất lượng cao, khoẻ từ những ampli Class A hoặc Class AB nhưng bias thiên Class A để có thể khái thác hết chất liệu và hiệu quả trình diễn.
Trải nghiệm
Chúng tôi mất hơn một tuần để các driver của ProAc K1 dần trở nên "mềm mại" và linh hoạt hơn, cũng tương tự như một vận động viên thể thao cần thời gian khởi động làm nóng người để có thể có năng suất vận động tốt nhất. Vậy làm thế nào để biết được đôi K1 đã đủ "nóng", một mẹo nhỏ ở đây là đừng quá chú ý vào âm bass mà hãy theo dõi độ mở âm tổng thể về âm sắc hơn. Khi bạn "thấy" được một sân khấu rộng lớn trước mặt, tiếng trầm thả nhẹ nhàng nhưng rõ từng cú là lúc ProAc K1 có thể bắt đầu những màn trình diễn thực thụ của mình.
Việc sở hữu driver tweeter ribbon với khả năng tái tạo âm tần số cao vốn nổi tiếng của ProAc cũng cần được tính toán khi thiết lập vị trí nghe. Nếu bạn muốn có được một âm hình đầy đủ, rõ ràng và chi tiết thì nên để mặt loa thẳng, tuy nhiên, chúng tôi chọn một góc toe-in nhẹ để có thể tạo cảm giác người nghe là một phần của sân khấu trình diễn.
ProAc K1 là một ví dụ minh chứng cho triết lý của ProAc về một cấu trúc rất truyền thống kết hợp giữa thùng loa tốt, driver cao cấp và phân tần chính xác. Tuy nhiên, điều đáng nể nhất ở đôi bookshelf này không chỉ là khả năng tái tạo âm thanh chuẩn mà nó còn phát triển đến những giới hạn trình diễn của loa cột hi-end. Điều đầu tiên mà bạn có thể phải "giật mình" khi trải nghiệm đôi loa này chính là tốc độ đáp ứng dải trầm siêu nhanh. K1 không chỉ đạt được độ uy lực, độ nét quen thuộc của loa bookshelf ProAc, nó còn đáp ứng chính xác từng "flow", chắc gọn, nhịp nhàng với dynamic giữa bass âm lượng lớn và nhỏ hoàn toàn thuyết phục chúng tôi.
Thật không ngoa khi cho rằng ProAc K1 sẽ tái tạo âm bass rõ đến độ bạn sẽ cảm nhận được người chơi guitar bass như thế nào, đoạn nào bắt đầu và đoạn nào dừng lại. Nhưng không vì thế mà chúng ta lại có thể bỏ qua tweeter ribbon và bộ phân tần hoàn toàn "bắt nhịp" với sự kiểm soát của driver và thùng loa. Dải cao của K1 có sự tinh tế trong việc tái tạo độ bóng của âm sắc, khả năng kiểm soát và kết cấu chính xác. Dường như driver mid/bass chỉ việc "hát" còn phần đảm đương những thứ còn lại thuộc về driver tweeter ribbon này nhất là việc sắp xếp vị trí nhạc cụ, giọng hát rất rõ ràng. Mọi thứ diễn ra đều rất liền mạch, sự cân bằng giữa độ chính xác kĩ thuật của loa và xúc cảm trong album nhạc hòa làm một. Đây là một bức họa được vẽ bằng âm thanh và K1 như một cây cọ vẽ lướt đi đầy mỹ miều và tinh tế.
Kết luận
ProAc K1 đã vượt lên những giới hạn thường thấy của một đôi bookshelf phần lớn là nhờ trang bị một thùng loa yên tĩnh với cấu trúc thoát hơi độc đáo. Tất cả những ưu điểm chúng tôi đề cập bên trên đều rất ấn tượng, nhưng thành công nhất của đôi loa này lại nằm ở dải mid. Sự phối hợp quấ ấn tượng từ mid high - mid đến mid -low của hai driver với công nghệ khác nhau hoàn toàn này là một điều rất đáng khen. Những giọng vocal "tinh quái" nhất sẽ càng bật lên ấn tượng dưới dải mid rộng và tuyến tính của K1. Người nghe sẽ bất ngờ khi lần đầu tiên có thể dễ dàng chạm được những chi tiết micro ở dải trung. Thậm chí đôi bookshelf còn khiến chúng tôi đắm chìm hơn với thể loại nhạc piano độc tấu nhờ tạo được độ nổi bật của từng phím đàn. Chính những lúc như thế, mẫu loa của ProAc K1 chứng tỏ bản chất âm nhạc vốn có của nó bằng sự tinh tế, êm dịu và trang nhã nhưng đạt độ phân giải và tốc độ thượng thừa.
Giá tham khảo:
Loa ProAc K1: 238 triệu đồng
Chân loa ProAc K1: 33 triệu đồng
Theo Nghe Nhìn