Ðề: Power đa kênh dùng hay không dùng
Có lẽ cần viết vài dòng để anh em dễ thảo luận.
- AV Receiver bản thân là một amply tích hợp, có 2 phần: phần 1 là phần giải mã âm thanh từ digital ra analogue nôm na gọi là Pre-Amp, phần 2 là mạch công suất, có nhệm vụ khuếch đại âm thanh analogue được tạo ra từ pre-Amp, để đưa ra loa, phần này gọi là power-amp.
Vậy tại sao đã tích hợp rồi, lại còn phải cần tới power? có phải Power chỉ đơn thuần là tăng công suất (hiểu nôm na là tiếng to hơn) hay còn gì khác nửa? Trả lời cho câu hỏi này, tức là giúp các bạn chọn lựa mua hay không mua thêm Power cho dàn HT của mình.
Thật ra chất âm thanh từ loa phát ra nó được quyết định bởi cả 2 phần:
- Phần pre-amp, liên quan đến chất lượng của các DAC và processor, các AV receiver càng gấu thì số lượng DAC càng nhiều và chất lượng DAC càng cao, cái này đồng nghĩa với số tiền bỏ ra càng lớn. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh như vũ bảo của công nghệ, các DAC đời sau càng chất hơn, tốc độ nhanh hơn, khả năng xử lý đa dạng hơn và quan trọng là rẽ hơn. Chính vì vậy mà các AV receiver đời càng về sau, hiệu ứng âm thanh càng hay hơn và rẽ hơn đời trước, và đây cũng là lý do làm cho ngươời tiêu dùng chúng ta cứ phải thay mới AV receiver (giống như thay mới PC).
- Phần power-amp: âm thanh ban đầu khi được khuếch đại, không ít thì nhiều sẽ bị méo tiếng, không còn giống chất âm ban đầu nửa, khuếch đại càng lớn thì độ méo càng lớn. Các mạch công suất analogue thì lại chậm phát triển hơn bên digital, đã nhiều chụn năm, quanh đi quẩn lại vẫn chi có vài mạch công suất như class A, class B, class H.. và gần đây là class D. Trong các mạch này thì mạch class A cho âm thanh gần giống với âm thanh ban đầu nhất, nhưng kẹt cái là hiệu suất quá thấp, chỉ khoảng 20%, nghĩa là xài 100w đện class A, thì chỉ xuất được 20w ra loa, 80w còn lại sinh ra nhiệt, do vậy ít có amply nào xài class A đơn thuần. Kế tiếp phải kể đến mạch class D: khuếch đại âm thanh theo dạng số hóa, từ khi nhận âm thanh ban đầu đến tận điểm cuối quá trình khuếch đại đều là số hóa, chỉ đến khi xuất ra loa mới quay về dạng analogue: ưu điểm là hiệu suất rất cao, 90-100%, gần như không sinh nhiệt, khuyết điểm là rất mắc tiền nếu muốn xài bền. Các mạch class B và H thì có hiệu suất cao, rẽ tiền, nhưng méo tiếng rất nhiều. Phần lớn các AV receiver đều dùng class B hoặc Class A+B.
Để giảm việc méo tiếng, các nhà sản xuất có thể gắn thêm các tụ nắn sóng (kiểu như equalizer) để nắn các sóng âm thanh quay về lại định dạng ban đầu, số lượng và chất lượng các tụ này cũng quyết định giá thàh sàn phẩm.
Quay trở về với AV receiver, phần lớn các AV receiver tập trung đầu tư ở phần Digital-phần pre-amp, trong khi họ đầu tư ít hơn ở phần power-amp nhằm làm giảm giá thành, cho nên âm thanh ở các AV receiver thường không hay lắm và từ đó mới có nhu cầu mua thêm power cho AV receiver là vậy.