Có một lý do quan trọng khiến bạn cần sắm ngay một tai nghe có dây nếu muốn tận hưởng âm thanh “đỉnh của đỉnh”.
Có khá nhiều tai nghe Bluetooth chất lượng cao trên thị trường. Một vài mẫu như AirPods Pro, Sony WF-1000XM4 và Jabra Elite Active 75t chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và thậm chí là thống trị cả thị trường earbud. Những tai nghe Bluetooth này, trong nhiều trường hợp, cho chất lượng âm thanh rất tốt, nhưng chúng sẽ không bao giờ tốt bằng tai nghe có dây. Tại sao vậy?
Các dịch vụ stream gần đây đã tung ra những bản cập nhật lớn nhằm cải thiện chất lượng âm thanh. Tidal là một trong những dịch vụ đầu tiên cung cấp nhạc lossless chuẩn FLAC chất lượng CD, và sau đó, các dịch vụ khác như Apple Music, Amazon Music, và Spotify cũng lần lượt cung cấp tính năng tương tự mà mức giá không hề thay đổi.
Định nghĩa “chất lượng âm thanh”
Nếu cụm từ này khiến bạn cảm thấy mơ hồ, thì đây là một cách giải thích dễ hiểu hơn: nhạc số, giống như mọi sản phẩm số khác, được cấu thành từ thông tin kỹ thuật số (các con số 1 và 0). Bạn càng đưa được nhiều thông tin vào một tập tin, âm thanh sẽ nghe càng hay. Thông thường, để tận hưởng được trọn vẹn trải nghiệm của một bài hát, bạn sẽ muốn “nhồi nhét” càng nhiều thông tin càng tốt vào tập tin bài hát đó.
Tuy nhiên, thông tin chiếm không gian lưu trữ; tập tin càng có nhiều thông tin, nó càng đòi hỏi nhiều bộ nhớ và việc stream nó cũng trở nên nặng nề hơn. Nhằm giải quyết vấn đề đó, các dịch vụ stream sẽ nén các tập tin, hoặc loại bỏ bớt thông tin. Quyết định ở đây thực sự rất khó đưa ra: làm sao có thể loại bỏ vừa đủ thông tin để giảm được kích cỡ tập tin, nhưng vẫn giữ vừa đủ thông tin để hầu hết mọi người không nhận ra chất lượng nhạc đang bị giảm đi.
Chúng ta đang nói về bitrate, tức lượng dữ liệu có thể được truyền tải với bất kỳ tập tin nào. Nếu một tập tin có bitrate cao, nó có thể truyền tải nhiều thông tin, dẫn đến chất lượng tốt hơn; nếu nó có bitrate thấp, nó truyền tải ít thông tin hơn, dẫn đến chất lượng kém hơn.
Mục tiêu của stream lossless là tránh việc nén tập tin để mang lại cho bạn trải nghiệm nghe gần với bản thu âm gốc nhất có thể. Và nay, khi mà hầu hết các dịch vụ stream phổ biến đều đã cung cấp trải nghiệm nghe lossless, bạn hẳn nghĩ rằng mình có thể tận hưởng âm nhạc đỉnh cao với bất kỳ cặp tai nghe nào, đúng không?
Tại sao tai nghe không dây không có cửa so với tai nghe có dây
Bluetooth, công nghệ dùng để kết nối tai nghe không dây với thiết bị bạn dùng để phát nhạc, bị giới hạn mức bitrate xử lý được. Không cần biết bạn thiết lập dịch vụ stream của mình, ví dụ như Apple Music, để chơi nhạc lossless hay không, mọi tập tin đều sẽ bị nén để khớp với khả năng xử lý của thiết bị Bluetooth đó.
Nói như vậy không có nghĩa nhạc phát ra sẽ tệ, thực tế là ngược lại. Ví dụ, Apple Music sử dụng codec Bluetooth AAC để phát nhạc đến tai nghe Bluetooth, vốn có bitrate là 256 kbps. Spotify có bitrate tối đa 320 kbps. Những mức bitrate này sẽ mang lại âm thanh tuyệt vời trên tai nghe Bluetooth của bạn.
Kể cả “con cưng” của Sony, tai nghe không dây WF-1000XM4, cũng chỉ có mức bitrate tối đa 990 kbps - gấp gần 3 lần bitrate của âm thanh Bluetooth truyền thống, nhưng vẫn chưa đủ cho lossless.
Mặc khác, tai nghe có dây không gặp vấn đề nén nhạc này. Chúng có thể xử lý trọn vẹn tín hiệu từ thiết bị phát nhạc của bạn, và trong một số trường hợp, những thiết bị phát nhạc có thể… không “gánh” nổi tai nghe. Một số tai nghe có dây cần thêm điện năng để phát huy tối đa sức mạnh của chúng.
Đó là lý do DAC ra đời - một thiết bị cung cấp thêm điện năng để hỗ trợ cho cả chất lượng của tập tin phát ra lẫn chất lượng của tai nghe. Ví dụ, bạn cần DAC để tận hưởng được âm thanh lossless ở bitrate cao nhất trên Apple Music, bất kể loại tai nghe có dây bạn đang dùng là gì.
Không phải tai nghe có dây nào cũng như nhau
Công bằng mà nói, có rất nhiều loại tai nghe có dây trên thị trường. Dù chúng đều có dây, không có nghĩa chúng sẽ có âm thanh tốt hơn AirPods của bạn.
Nhiều tai nghe không dây sở hữu những công nghệ khiến âm thanh của chúng cực kỳ ấn tượng; một cặp tai nghe có dây bình thường, rẻ tiền, có thể tiếp nhận tín hiệu lossless mà dịch vụ stream của bạn gửi ra, nhưng nhiều khả năng AirPods sẽ mang lại trải nghiệm âm thanh tốt hơn nhiều dù chỉ là định dạng nén. Không chỉ bitrate, cách mà tai nghe tạo ra âm thanh cũng quan trọng không kém.
Có lẽ một ngày nào đó, công nghệ không dây sẽ tiến triển đến mức chúng ta có thể tiếp nhận tín hiệu lossless trực tiếp vào tai mình. Nhưng hiện nay, công nghệ đó chỉ dành riêng cho tai nghe có dây mà thôi!
Có khá nhiều tai nghe Bluetooth chất lượng cao trên thị trường. Một vài mẫu như AirPods Pro, Sony WF-1000XM4 và Jabra Elite Active 75t chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và thậm chí là thống trị cả thị trường earbud. Những tai nghe Bluetooth này, trong nhiều trường hợp, cho chất lượng âm thanh rất tốt, nhưng chúng sẽ không bao giờ tốt bằng tai nghe có dây. Tại sao vậy?
Các dịch vụ stream gần đây đã tung ra những bản cập nhật lớn nhằm cải thiện chất lượng âm thanh. Tidal là một trong những dịch vụ đầu tiên cung cấp nhạc lossless chuẩn FLAC chất lượng CD, và sau đó, các dịch vụ khác như Apple Music, Amazon Music, và Spotify cũng lần lượt cung cấp tính năng tương tự mà mức giá không hề thay đổi.
Định nghĩa “chất lượng âm thanh”
Nếu cụm từ này khiến bạn cảm thấy mơ hồ, thì đây là một cách giải thích dễ hiểu hơn: nhạc số, giống như mọi sản phẩm số khác, được cấu thành từ thông tin kỹ thuật số (các con số 1 và 0). Bạn càng đưa được nhiều thông tin vào một tập tin, âm thanh sẽ nghe càng hay. Thông thường, để tận hưởng được trọn vẹn trải nghiệm của một bài hát, bạn sẽ muốn “nhồi nhét” càng nhiều thông tin càng tốt vào tập tin bài hát đó.
Tuy nhiên, thông tin chiếm không gian lưu trữ; tập tin càng có nhiều thông tin, nó càng đòi hỏi nhiều bộ nhớ và việc stream nó cũng trở nên nặng nề hơn. Nhằm giải quyết vấn đề đó, các dịch vụ stream sẽ nén các tập tin, hoặc loại bỏ bớt thông tin. Quyết định ở đây thực sự rất khó đưa ra: làm sao có thể loại bỏ vừa đủ thông tin để giảm được kích cỡ tập tin, nhưng vẫn giữ vừa đủ thông tin để hầu hết mọi người không nhận ra chất lượng nhạc đang bị giảm đi.
Chúng ta đang nói về bitrate, tức lượng dữ liệu có thể được truyền tải với bất kỳ tập tin nào. Nếu một tập tin có bitrate cao, nó có thể truyền tải nhiều thông tin, dẫn đến chất lượng tốt hơn; nếu nó có bitrate thấp, nó truyền tải ít thông tin hơn, dẫn đến chất lượng kém hơn.
Mục tiêu của stream lossless là tránh việc nén tập tin để mang lại cho bạn trải nghiệm nghe gần với bản thu âm gốc nhất có thể. Và nay, khi mà hầu hết các dịch vụ stream phổ biến đều đã cung cấp trải nghiệm nghe lossless, bạn hẳn nghĩ rằng mình có thể tận hưởng âm nhạc đỉnh cao với bất kỳ cặp tai nghe nào, đúng không?
Tại sao tai nghe không dây không có cửa so với tai nghe có dây
Bluetooth, công nghệ dùng để kết nối tai nghe không dây với thiết bị bạn dùng để phát nhạc, bị giới hạn mức bitrate xử lý được. Không cần biết bạn thiết lập dịch vụ stream của mình, ví dụ như Apple Music, để chơi nhạc lossless hay không, mọi tập tin đều sẽ bị nén để khớp với khả năng xử lý của thiết bị Bluetooth đó.
Nói như vậy không có nghĩa nhạc phát ra sẽ tệ, thực tế là ngược lại. Ví dụ, Apple Music sử dụng codec Bluetooth AAC để phát nhạc đến tai nghe Bluetooth, vốn có bitrate là 256 kbps. Spotify có bitrate tối đa 320 kbps. Những mức bitrate này sẽ mang lại âm thanh tuyệt vời trên tai nghe Bluetooth của bạn.
Kể cả “con cưng” của Sony, tai nghe không dây WF-1000XM4, cũng chỉ có mức bitrate tối đa 990 kbps - gấp gần 3 lần bitrate của âm thanh Bluetooth truyền thống, nhưng vẫn chưa đủ cho lossless.
Mặc khác, tai nghe có dây không gặp vấn đề nén nhạc này. Chúng có thể xử lý trọn vẹn tín hiệu từ thiết bị phát nhạc của bạn, và trong một số trường hợp, những thiết bị phát nhạc có thể… không “gánh” nổi tai nghe. Một số tai nghe có dây cần thêm điện năng để phát huy tối đa sức mạnh của chúng.
Đó là lý do DAC ra đời - một thiết bị cung cấp thêm điện năng để hỗ trợ cho cả chất lượng của tập tin phát ra lẫn chất lượng của tai nghe. Ví dụ, bạn cần DAC để tận hưởng được âm thanh lossless ở bitrate cao nhất trên Apple Music, bất kể loại tai nghe có dây bạn đang dùng là gì.
Không phải tai nghe có dây nào cũng như nhau
Công bằng mà nói, có rất nhiều loại tai nghe có dây trên thị trường. Dù chúng đều có dây, không có nghĩa chúng sẽ có âm thanh tốt hơn AirPods của bạn.
Nhiều tai nghe không dây sở hữu những công nghệ khiến âm thanh của chúng cực kỳ ấn tượng; một cặp tai nghe có dây bình thường, rẻ tiền, có thể tiếp nhận tín hiệu lossless mà dịch vụ stream của bạn gửi ra, nhưng nhiều khả năng AirPods sẽ mang lại trải nghiệm âm thanh tốt hơn nhiều dù chỉ là định dạng nén. Không chỉ bitrate, cách mà tai nghe tạo ra âm thanh cũng quan trọng không kém.
Có lẽ một ngày nào đó, công nghệ không dây sẽ tiến triển đến mức chúng ta có thể tiếp nhận tín hiệu lossless trực tiếp vào tai mình. Nhưng hiện nay, công nghệ đó chỉ dành riêng cho tai nghe có dây mà thôi!
Theo VN review