Angus_Bert
Film critic
Đầu tiên cho những ai đã mò vào bài viết này một chút cảnh báo. Đây chỉ là một bài hướng đến những người mới bắt đầu đi theo con đường nhiếp ảnh đầy đau khổ hay từ thú vui tao nhã sang nghiệp bấm chuyên nghiệp. Tuy vậy tác giả bài viết này hi vọng rằng sẽ nhận được nhiều ủng hộ từ mọi tầng lớp n'hiếp ảnh gia. Chém thôi!
Nhiều năm trước, khi mà tôi mới bắt đầu lon ton bước vào môn nghệ thuật hình ảnh, một trong những câu hỏi đầu tiên mà tôi tự đặt ra cho mình đó là, "Những bức ảnh của mình nên có phong cách nào nhỉ?" Tôi chưa bao giờ thôi suy nghĩ về chuyện những tấm ảnh của mình nên có một phong cách nhất định; hay là nó nên hướng theo thế nào.
Bạn biết đấy, tại thời điểm đó thì nó trông có vẻ rất quan trọng khi những bức hình của tôi được nhận ra ngay tức khắc như là dấu ấn của riêng mình vậy. Khi mà phong cách trở thành một trào lưu mới của những công việc sáng tạo, thì vấn đề thẩm mỹ không còn quá nặng nề nữa, câu chuyện hướng sang việc xây dựng một thương hiệu. Thương hiệu của riêng tôi.
Tất nhiên, tôi cũng có rất nhiều người bạn cũng bước vào con đường nhiếp ảnh cùng thời điểm với mình, hay là trước đó một chút, và rất nhiều trong số những tấm ảnh của họ đều có một phong cách riêng, vậy sao tôi lại không có??
Sau một chút thử nghiệm - ý thử nghiệm ở đây là tôi mày mò chỉnh chọt tất cả mọi thứ hay blend màu từ bất kì preset Lightroom nào tôi tìm được (vâng, tôi trẻ người non dạ lắm) - tôi vẫn không thể bằng lòng với kết quả mình đạt được. Hi vọng lắm, thất vọng cũng nhiều.
Vậy là tôi quay về với ý muốn thôi thúc tôi tìm ra phong cách nhiếp ảnh: những tấm ảnh của bọn bạn tôi.
Một trong những người đầu tiên tôi nghiền ngẫm là Gracie bạn tôi, từ Gracie Blue Photography, dân chuyên về chụp ảnh đám cưới và đời thường cùng với mấy bộ ảnh boudoir. Những bức ảnh của cô ấy đều là những tấm chân dung các đôi yêu nhau trong ánh sáng tự nhiên và tông màu chân thật nhất, thể hiện rõ nét sự trong sáng và thuần khiết ở hình ảnh.
Đơn giản thôi, nhưng hình cô ấy chụp như là vẽ ra từ tưởng tượng vậy.
Rồi tôi chuyển sang một nhiếp ảnh anh gia mà tôi cũng là bạn của hắn, nhưng tay này thì đa dạng phong cách hơn, Darius Soodmand. Những bức chân dung của hắn đều có độ tương phản ảm đạm và vùng tối dày đặc, vẽ nên những khuôn mặt với tâm trạng u ám.
Trong khi đó, những bức ảnh đường phố hắn chụp lại có màu sắc nhợt nhạt hơn, nhưng không quá tay, chỉ đủ để nhấn mạnh những đường nét và mang đến từng khoảnh khắc hắn ghi lại một nét 'cổ điển'. Để ý rằng có hai kiểu nhiếp ảnh khác nhau mà hắn thể hiện và chúng không cùng một phong cách thật sự khiến đầu óc ngây thơ của tôi bị choáng váng.
Tôi tiếp tục quay sang tay phó nháy Dustin Chambers, một trong những thằng bạn thân nhất và là niềm cảm hứng đích thực khi tôi nhắc đến nghệ thuật nhiếp ảnh.
Khi tôi nhìn vào những gì hắn đã chụp, tôi để ý rằng gần như không có bức ảnh nào của hắn có một phong cách cố định cả, nhưng mà chúng đều rất đẹp và thể hiện rõ ràng con mắt nhìn đời độc đáo của hắn.
Chỉ khi tôi nhìn ngắm những tấm ảnh của Dustin tôi mới nhận ra rằng phong cách không quá quan trọng. Nhìn quanh bạn bè tôi thì điều này có vẻ rõ ràng: họ không hề chọn phong cách cho bản thân, phong cách đã chọn họ. Thông qua cách nhìn chủ thể, họ tự nhiên tạo được một phong cách khác lạ và thể hiện được thế mạnh của họ trong nghề nhiếp ảnh.
Gracie yêu thích vẻ đẹp của chân dung và tình yêu, thêm nữa cô ấy sử dụng ánh sáng tự nhiên vì những lợi thế mà nó mang lại. Ngoài ra sử dụng ánh sáng tự nhiên giúp cô bạn của tôi được giải phóng khỏi đống đèn đóm và dụng cụ lỉnh kỉnh và cho phép cô ấy nắm bắt khoảnh khắc, hiểu được thế giới của chủ thể và ghi lại những khoảnh khắc còn ẩn chứa trước mặt mình.
Cô ấy không hề né tránh sử dụng đèn studio không phải bởi vì đó là phong cách của cô ấy, cô ấy né tránh nó vì đó không phải là phương pháp hay cho những gì cô ấy đang cố gắng làm. Nói cách khác, phong cách mà tôi thấy trong những tấm ảnh của Gracie được tạo nên từ cách mà cô ấy dùng để tạo ra những bức ảnh đẹp nhất có thể.
Tương tự với Darius khi nắm bắt khoảnh khắc, cách của hắn thì lại là những mảng màu tối và tương phản cao để tô đậm chủ thể của mình. Nhưng hắn chỉ làm thế khi nó thật sự phù hợp, chứ không phải cứng nhắc áp dụng nó cho tất cả mọi thứ.
Dustin thì thích được kể câu chuyện một cách thuần khiết và chân thật nhất, cận cảnh, khi mà chúng đang xảy ra, và để cho phong cách phù hợp nhất quyết định kết quả của tấm ảnh. Điều này khiến cho những tấm ảnh của hắn có sự thống nhất dù không dựa vào kiểu màu sắc hay ánh sáng cụ thể nào cả. Hắn ta chỉ đơn giản là chỉnh sửa và cải tiến nó thành những khung hình đẹp nhất có thể.
Sau những giác ngộ này thì cuối cùng tôi cũng cảm thấy nhẹ nhõm để tập trung vào bất kì thứ gì tôi muốn và để cho những bức ảnh dẫn lối đến bất kì phong cách nào hay ho mà tôi có thể nghĩ ra. Khi trải qua giai đoạn như đã chia sẻ thì tôi đã rút ra được 3 câu hỏi đơn giản để chất vấn khi sửa ảnh và áp dụng 'phong cách'.
Một, nó có phù hợp với chủ thể không?
Bạn chắc chắn không muốn sự buồn bã và đau khổ trong ảnh đám cưới, hay là ảnh chân dung HDR. Và nếu như có làm, thì tại sao? Nếu như bạn có câu trả lời hay mục đích thỏa đáng thì hãy thử làm theo chúng một cách chủ đích. Hãy bắt đầu với câu chuyện của chủ thể và cách truyền tải mà bạn định làm ở bước đầu tiên.
Thứ hai, nó có phù hợp con người bạn không?
Mặc dù tôi không ủng hộ ý tưởng "xây dựng cho mình một thương hiệu" (không phải vì làm thương hiệu là xấu, mà vì nếu cứ nghĩ theo lối này thường khiến bạn ra quyết định rất sai lầm, nhưng tôi đã nói ở trên), chúng ta phải chân thành về chuyện nhiếp ảnh cũng thể hiện con người đằng sau chiếc máy và cách nhìn của họ với thế giới thông qua những gì họ thấy phía trước chiếc camera.
Cuối cùng thì nhiếp ảnh cũng là một môn nghệ thuật, và nghệ thuật thì đều chỉ là cách truyền tải thế giới thông qua con mắt của người nghệ sĩ. Bức ảnh sẽ phản ánh cách nhìn của bạn và lột tả thế giới quan đó.
Và cuối cùng, liệu nó làm ảnh đẹp hơn?
Câu hỏi cuối này, đối với tôi, là quyền phủ quyết tối thượng. Bất kể góc nhìn của bạn hay chủ thể như thế nào, nếu như sự thay đổi mà bạn đang làm trong như một cái thứ gì đó nhập nhằng, vậy thì sao phải làm? Tôi đã từng rất phân vân khi chép một tấm ảnh vào máy khi bản thân cảm thấy nó đã được chụp hoàn hảo, nhưng lại thấy khó mà nói nó đã 'hòan hảo' khi chưa edit nó.
Mặc dù đúng là gần như bức ảnh nào cũng sẽ hay hơn nếu có tinh chỉnh, nhưng điều đó không có nghĩa bạn cần phải thay đổi nó chỉ vì thấy ngứa ngáy nếu chỉ để nguyên nó như thế. Một lần nữa, mọi thứ khi làm đều phải có mục đích đằng sau đó. Nếu có một điều đọng lại khi bạn đọc qua bài này, thì nó chính là đây.
Đọc lại câu chuyện ở trên làm tôi khá xấu hổ. Nó tràn ngập những sự ngây ngô bồng bột của thời non trẻ mà chúng ta đang cố giấu đi, và giả vờ chưa từng trải qua. Tôi sẽ để bài này lên trang chủ để bạn có thể để ý đến nó, giúp bạn tìm được lối đi và sự tự do với phong cách nhiếp ảnh của bản thân. Chỉ vậy thôi, nếu như bạn cần <3
Nhiều năm trước, khi mà tôi mới bắt đầu lon ton bước vào môn nghệ thuật hình ảnh, một trong những câu hỏi đầu tiên mà tôi tự đặt ra cho mình đó là, "Những bức ảnh của mình nên có phong cách nào nhỉ?" Tôi chưa bao giờ thôi suy nghĩ về chuyện những tấm ảnh của mình nên có một phong cách nhất định; hay là nó nên hướng theo thế nào.
Bạn biết đấy, tại thời điểm đó thì nó trông có vẻ rất quan trọng khi những bức hình của tôi được nhận ra ngay tức khắc như là dấu ấn của riêng mình vậy. Khi mà phong cách trở thành một trào lưu mới của những công việc sáng tạo, thì vấn đề thẩm mỹ không còn quá nặng nề nữa, câu chuyện hướng sang việc xây dựng một thương hiệu. Thương hiệu của riêng tôi.
Tất nhiên, tôi cũng có rất nhiều người bạn cũng bước vào con đường nhiếp ảnh cùng thời điểm với mình, hay là trước đó một chút, và rất nhiều trong số những tấm ảnh của họ đều có một phong cách riêng, vậy sao tôi lại không có??
Sau một chút thử nghiệm - ý thử nghiệm ở đây là tôi mày mò chỉnh chọt tất cả mọi thứ hay blend màu từ bất kì preset Lightroom nào tôi tìm được (vâng, tôi trẻ người non dạ lắm) - tôi vẫn không thể bằng lòng với kết quả mình đạt được. Hi vọng lắm, thất vọng cũng nhiều.
Vậy là tôi quay về với ý muốn thôi thúc tôi tìm ra phong cách nhiếp ảnh: những tấm ảnh của bọn bạn tôi.
Một trong những người đầu tiên tôi nghiền ngẫm là Gracie bạn tôi, từ Gracie Blue Photography, dân chuyên về chụp ảnh đám cưới và đời thường cùng với mấy bộ ảnh boudoir. Những bức ảnh của cô ấy đều là những tấm chân dung các đôi yêu nhau trong ánh sáng tự nhiên và tông màu chân thật nhất, thể hiện rõ nét sự trong sáng và thuần khiết ở hình ảnh.
Đơn giản thôi, nhưng hình cô ấy chụp như là vẽ ra từ tưởng tượng vậy.
Rồi tôi chuyển sang một nhiếp ảnh anh gia mà tôi cũng là bạn của hắn, nhưng tay này thì đa dạng phong cách hơn, Darius Soodmand. Những bức chân dung của hắn đều có độ tương phản ảm đạm và vùng tối dày đặc, vẽ nên những khuôn mặt với tâm trạng u ám.
Trong khi đó, những bức ảnh đường phố hắn chụp lại có màu sắc nhợt nhạt hơn, nhưng không quá tay, chỉ đủ để nhấn mạnh những đường nét và mang đến từng khoảnh khắc hắn ghi lại một nét 'cổ điển'. Để ý rằng có hai kiểu nhiếp ảnh khác nhau mà hắn thể hiện và chúng không cùng một phong cách thật sự khiến đầu óc ngây thơ của tôi bị choáng váng.
Tôi tiếp tục quay sang tay phó nháy Dustin Chambers, một trong những thằng bạn thân nhất và là niềm cảm hứng đích thực khi tôi nhắc đến nghệ thuật nhiếp ảnh.
Khi tôi nhìn vào những gì hắn đã chụp, tôi để ý rằng gần như không có bức ảnh nào của hắn có một phong cách cố định cả, nhưng mà chúng đều rất đẹp và thể hiện rõ ràng con mắt nhìn đời độc đáo của hắn.
Chỉ khi tôi nhìn ngắm những tấm ảnh của Dustin tôi mới nhận ra rằng phong cách không quá quan trọng. Nhìn quanh bạn bè tôi thì điều này có vẻ rõ ràng: họ không hề chọn phong cách cho bản thân, phong cách đã chọn họ. Thông qua cách nhìn chủ thể, họ tự nhiên tạo được một phong cách khác lạ và thể hiện được thế mạnh của họ trong nghề nhiếp ảnh.
Gracie yêu thích vẻ đẹp của chân dung và tình yêu, thêm nữa cô ấy sử dụng ánh sáng tự nhiên vì những lợi thế mà nó mang lại. Ngoài ra sử dụng ánh sáng tự nhiên giúp cô bạn của tôi được giải phóng khỏi đống đèn đóm và dụng cụ lỉnh kỉnh và cho phép cô ấy nắm bắt khoảnh khắc, hiểu được thế giới của chủ thể và ghi lại những khoảnh khắc còn ẩn chứa trước mặt mình.
Cô ấy không hề né tránh sử dụng đèn studio không phải bởi vì đó là phong cách của cô ấy, cô ấy né tránh nó vì đó không phải là phương pháp hay cho những gì cô ấy đang cố gắng làm. Nói cách khác, phong cách mà tôi thấy trong những tấm ảnh của Gracie được tạo nên từ cách mà cô ấy dùng để tạo ra những bức ảnh đẹp nhất có thể.
Tương tự với Darius khi nắm bắt khoảnh khắc, cách của hắn thì lại là những mảng màu tối và tương phản cao để tô đậm chủ thể của mình. Nhưng hắn chỉ làm thế khi nó thật sự phù hợp, chứ không phải cứng nhắc áp dụng nó cho tất cả mọi thứ.
Dustin thì thích được kể câu chuyện một cách thuần khiết và chân thật nhất, cận cảnh, khi mà chúng đang xảy ra, và để cho phong cách phù hợp nhất quyết định kết quả của tấm ảnh. Điều này khiến cho những tấm ảnh của hắn có sự thống nhất dù không dựa vào kiểu màu sắc hay ánh sáng cụ thể nào cả. Hắn ta chỉ đơn giản là chỉnh sửa và cải tiến nó thành những khung hình đẹp nhất có thể.
Sau những giác ngộ này thì cuối cùng tôi cũng cảm thấy nhẹ nhõm để tập trung vào bất kì thứ gì tôi muốn và để cho những bức ảnh dẫn lối đến bất kì phong cách nào hay ho mà tôi có thể nghĩ ra. Khi trải qua giai đoạn như đã chia sẻ thì tôi đã rút ra được 3 câu hỏi đơn giản để chất vấn khi sửa ảnh và áp dụng 'phong cách'.
Một, nó có phù hợp với chủ thể không?
Bạn chắc chắn không muốn sự buồn bã và đau khổ trong ảnh đám cưới, hay là ảnh chân dung HDR. Và nếu như có làm, thì tại sao? Nếu như bạn có câu trả lời hay mục đích thỏa đáng thì hãy thử làm theo chúng một cách chủ đích. Hãy bắt đầu với câu chuyện của chủ thể và cách truyền tải mà bạn định làm ở bước đầu tiên.
Thứ hai, nó có phù hợp con người bạn không?
Mặc dù tôi không ủng hộ ý tưởng "xây dựng cho mình một thương hiệu" (không phải vì làm thương hiệu là xấu, mà vì nếu cứ nghĩ theo lối này thường khiến bạn ra quyết định rất sai lầm, nhưng tôi đã nói ở trên), chúng ta phải chân thành về chuyện nhiếp ảnh cũng thể hiện con người đằng sau chiếc máy và cách nhìn của họ với thế giới thông qua những gì họ thấy phía trước chiếc camera.
Cuối cùng thì nhiếp ảnh cũng là một môn nghệ thuật, và nghệ thuật thì đều chỉ là cách truyền tải thế giới thông qua con mắt của người nghệ sĩ. Bức ảnh sẽ phản ánh cách nhìn của bạn và lột tả thế giới quan đó.
Và cuối cùng, liệu nó làm ảnh đẹp hơn?
Câu hỏi cuối này, đối với tôi, là quyền phủ quyết tối thượng. Bất kể góc nhìn của bạn hay chủ thể như thế nào, nếu như sự thay đổi mà bạn đang làm trong như một cái thứ gì đó nhập nhằng, vậy thì sao phải làm? Tôi đã từng rất phân vân khi chép một tấm ảnh vào máy khi bản thân cảm thấy nó đã được chụp hoàn hảo, nhưng lại thấy khó mà nói nó đã 'hòan hảo' khi chưa edit nó.
Mặc dù đúng là gần như bức ảnh nào cũng sẽ hay hơn nếu có tinh chỉnh, nhưng điều đó không có nghĩa bạn cần phải thay đổi nó chỉ vì thấy ngứa ngáy nếu chỉ để nguyên nó như thế. Một lần nữa, mọi thứ khi làm đều phải có mục đích đằng sau đó. Nếu có một điều đọng lại khi bạn đọc qua bài này, thì nó chính là đây.
Đọc lại câu chuyện ở trên làm tôi khá xấu hổ. Nó tràn ngập những sự ngây ngô bồng bột của thời non trẻ mà chúng ta đang cố giấu đi, và giả vờ chưa từng trải qua. Tôi sẽ để bài này lên trang chủ để bạn có thể để ý đến nó, giúp bạn tìm được lối đi và sự tự do với phong cách nhiếp ảnh của bản thân. Chỉ vậy thôi, nếu như bạn cần <3
Theo PetaPixel