Nếu bạn để ý khi đặt vé xem phim Lion King 2019 thì bên cạnh tiêu đề phim có cụm từ "live-action". Vậy phim live action là gì?
Phim live action là thể loại phim "người đóng". Một bộ phim được xếp vào thể loại live action buộc phải có một diễn viên thực sự bằng xương bằng thịt được quay phim trực tiếp và xuất hiện trên khung hình (gọi là một cảnh ''frame to frame''), dù diễn viên đó là con người hay động vật. Khi công nghệ đồ họa ngày càng phát triển và những nhân vật ''ảo'' được vẽ trên máy tính bắt đầu linh hoạt và chân thực đến nỗi có thể diễn chung với người thật trong một khung hình thì ranh giới để phân biệt chúng bắt đầu mờ nhạt, những nhân vật ảo bắt đầu trông như thật.
Tuy nhiên, điều người xem không khỏi thắc mắc là tại sao Lion King thuộc thể loại live action trong khi không có nhân vật người, hoặc ít nhất động vật thật trong phim. Hãng Disney công bố gần như 100% The Lion King được thực hiện trên máy tính, từ đồng cỏ châu Phi cho tới hình ảnh sư tử, chim muông giống thật đến nỗi khán giả khó phân biệt được đâu là thật, đâu là kỹ xảo. Giám sát kỹ xảo của bộ phim là Rob Legato Legato cho biết ông không coi đây là một bộ phim hoạt hình mà giống với một tác phẩm phim người đóng hơn.
Có lẽ vì vậy mà Disney và những người làm phim Lion King khẳng định đây là phim live action, trong khi một số nguồn đánh giá phim tin cậy lại có cách gọi khác. Wikipedia mô tả Lion King 2019 là bộ phim "hoạt hình mô phỏng". Trang IDMB lại cho rằng Lion King là phim hoạt hình.
Sau khi ra rạp từ ngày 19/7 vừa qua, mặc dù nhận được nhiều lời chê hoặc tranh cãi từ các nhà phê bình phim, nhưng khán giả vẫn rần rần ủng hộ Lion King 2019, khen bộ phim thật như đang xem phim tư liệu về thế giới động vật trên kênh National Geographic.
Để làm được như vậy, các nhà làm phim đã cài đặt một hệ thống máy quay "bất khả xâm phạm" tại công viên hoang dã ở Mỹ nhằm ghi lại hành động của khoảng 75% loài động vật sẽ xuất hiện trong phim. Những hình ảnh thu được sau đó sẽ được sử dụng như một nguồn tư liệu tham khảo cho các họa sĩ tại MPC Film. Trước đó, họ đã tới Kenya (châu Phi), nơi có cùng một quần thể động thực vật phong phú để thực tế. Nhiệm vụ của đoàn làm phim là phải giữ cho mọi thứ một cách thật tự nhiên - từ các loài sinh vật, màu sắc của các tảng đá, ánh nắng mặt trời lúc bình minh hay hoàng hôn, bầu trời khi màn đêm buông xuống và cả các loài thực vật phù hợp.
Dự án Lion King khởi động từ năm 2016, bắt đầu sản xuất từ năm 2017. Giám sát kỹ xảo Rob Legato cho hay bộ phim sử dụng công cụ thực tế ảo để quay. Giám sát sản xuất thực tế ảo - Girish Balakrishnan – bổ sung các nhà làm phim gần như đều sử dụng công nghệ ghi hình chuyển động thực tế ảo VR/AR (Virtual Reality/Augmented Reality).
Phim live action là thể loại phim "người đóng". Một bộ phim được xếp vào thể loại live action buộc phải có một diễn viên thực sự bằng xương bằng thịt được quay phim trực tiếp và xuất hiện trên khung hình (gọi là một cảnh ''frame to frame''), dù diễn viên đó là con người hay động vật. Khi công nghệ đồ họa ngày càng phát triển và những nhân vật ''ảo'' được vẽ trên máy tính bắt đầu linh hoạt và chân thực đến nỗi có thể diễn chung với người thật trong một khung hình thì ranh giới để phân biệt chúng bắt đầu mờ nhạt, những nhân vật ảo bắt đầu trông như thật.
Tuy nhiên, điều người xem không khỏi thắc mắc là tại sao Lion King thuộc thể loại live action trong khi không có nhân vật người, hoặc ít nhất động vật thật trong phim. Hãng Disney công bố gần như 100% The Lion King được thực hiện trên máy tính, từ đồng cỏ châu Phi cho tới hình ảnh sư tử, chim muông giống thật đến nỗi khán giả khó phân biệt được đâu là thật, đâu là kỹ xảo. Giám sát kỹ xảo của bộ phim là Rob Legato Legato cho biết ông không coi đây là một bộ phim hoạt hình mà giống với một tác phẩm phim người đóng hơn.
Có lẽ vì vậy mà Disney và những người làm phim Lion King khẳng định đây là phim live action, trong khi một số nguồn đánh giá phim tin cậy lại có cách gọi khác. Wikipedia mô tả Lion King 2019 là bộ phim "hoạt hình mô phỏng". Trang IDMB lại cho rằng Lion King là phim hoạt hình.
Sau khi ra rạp từ ngày 19/7 vừa qua, mặc dù nhận được nhiều lời chê hoặc tranh cãi từ các nhà phê bình phim, nhưng khán giả vẫn rần rần ủng hộ Lion King 2019, khen bộ phim thật như đang xem phim tư liệu về thế giới động vật trên kênh National Geographic.
Để làm được như vậy, các nhà làm phim đã cài đặt một hệ thống máy quay "bất khả xâm phạm" tại công viên hoang dã ở Mỹ nhằm ghi lại hành động của khoảng 75% loài động vật sẽ xuất hiện trong phim. Những hình ảnh thu được sau đó sẽ được sử dụng như một nguồn tư liệu tham khảo cho các họa sĩ tại MPC Film. Trước đó, họ đã tới Kenya (châu Phi), nơi có cùng một quần thể động thực vật phong phú để thực tế. Nhiệm vụ của đoàn làm phim là phải giữ cho mọi thứ một cách thật tự nhiên - từ các loài sinh vật, màu sắc của các tảng đá, ánh nắng mặt trời lúc bình minh hay hoàng hôn, bầu trời khi màn đêm buông xuống và cả các loài thực vật phù hợp.
Dự án Lion King khởi động từ năm 2016, bắt đầu sản xuất từ năm 2017. Giám sát kỹ xảo Rob Legato cho hay bộ phim sử dụng công cụ thực tế ảo để quay. Giám sát sản xuất thực tế ảo - Girish Balakrishnan – bổ sung các nhà làm phim gần như đều sử dụng công nghệ ghi hình chuyển động thực tế ảo VR/AR (Virtual Reality/Augmented Reality).
Theo Vn review