Apple đứng trước nguy cơ phải thu hồi tất cả iPhone 12 tại Pháp và bị cấm bán trên toàn Châu Âu.
Các cơ quan quản lý của Pháp hôm thứ Ba đã ra lệnh cho Apple ngừng bán iPhone 12 vì phát ra quá nhiều bức xạ điện từ và yêu cầu họ sửa các thiết bị hiện có.
Cơ quan quản lý tần số vô tuyến của Pháp, ANFR, cho biết sau khi thử nghiệm, họ đã "ra lệnh cho Apple rút iPhone 12 khỏi thị trường Pháp từ ngày 12 tháng 9" do cho chỉ số SAR (Specific Absorption Rate, là chỉ số dùng để đo mức độ hấp thụ sóng radio của cơ thể người) của iPhone 12 cao hơn so với mức cho phép.
ANFR cho biết: "Về những chiếc điện thoại đã được bán ra, Apple phải trong thời gian ngắn nhất có thể, thực hiện các biện pháp khắc phục để làm cho những chiếc điện thoại bị ảnh hưởng trở nên phù hợp với quy định. Nếu không, Apple sẽ phải thu hồi chúng."
Thứ trưởng Pháp về kinh tế kỹ thuật số Jean-Noel Barrot nói với tờ báo Le Parisien rằng một bản cập nhật phần mềm sẽ đủ để khắc phục các vấn đề bức xạ liên quan đến chiếc điện thoại mà công ty Mỹ đã bán từ năm 2020.
ANFR đã phát hiện phần thân máy của iPhone 12 có chỉ số SAR ở mức 5,74 watt/kg trong các thử nghiệm mô phỏng khi điện thoại được cầm trên tay hoặc để trong túi.
Tiêu chuẩn của Châu Âu là 4,0 watt/kg trong các thử nghiệm như vậy.
Biểu đồ nhiệt so sánh giữa việc không nghe điện thoại (trái) và nghe điện thoại trong 15 phút (phải). Vùng màu vàng và màu đỏ miêu tả tác động của nhiệt gây ra từ bức xạ điện thoại, có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
"Apple phải phản hồi trong vòng hai tuần. Nếu họ không làm như vậy, tôi sẵn sàng ra lệnh thu hồi tất cả iPhone 12 đang lưu hành. Quy tắc này không ngoại lệ đối với bất cứ ai, kể cả những gã khổng lồ kỹ thuật số", Barrot nói.
Liên minh Châu Âu đã đặt ra giới hạn an toàn cho các chỉ số SAR liên quan đến việc tiếp xúc với điện thoại, thứ có thể làm tăng nguy cơ mắc một số dạng ung thư, theo các nghiên cứu khoa học.
Cơ quan giám sát của Pháp sẽ chuyển những thông tin cho các cơ quan quản lý ở các quốc gia thành viên EU khác. Barrot cho biết: "Quyết định này có thể tạo ra hiệu ứng quả cầu tuyết".
Năm 2020, Pháp mở rộng quy định yêu cầu các công ty ghi rõ giá trị bức xạ của sản phẩm trên bao bì, không chỉ đối với điện thoại di động, mà bao gồm cả máy tính bảng và các thiết bị điện tử khác.
ANFR cho biết cơ quan sẽ giám sát để đảm bảo rằng các mẫu iPhone 12 không còn được bán ở Pháp nữa, bắt đầu từ thứ Tư.
Khi được hãng tin AFP liên hệ, Apple khẳng định họ tuân thủ các giới hạn phơi nhiễm và sẽ tiếp tục hợp tác với cơ quan quản lý của Pháp để chứng minh điều đó.
Các cơ quan quản lý của Pháp hôm thứ Ba đã ra lệnh cho Apple ngừng bán iPhone 12 vì phát ra quá nhiều bức xạ điện từ và yêu cầu họ sửa các thiết bị hiện có.
Cơ quan quản lý tần số vô tuyến của Pháp, ANFR, cho biết sau khi thử nghiệm, họ đã "ra lệnh cho Apple rút iPhone 12 khỏi thị trường Pháp từ ngày 12 tháng 9" do cho chỉ số SAR (Specific Absorption Rate, là chỉ số dùng để đo mức độ hấp thụ sóng radio của cơ thể người) của iPhone 12 cao hơn so với mức cho phép.
ANFR cho biết: "Về những chiếc điện thoại đã được bán ra, Apple phải trong thời gian ngắn nhất có thể, thực hiện các biện pháp khắc phục để làm cho những chiếc điện thoại bị ảnh hưởng trở nên phù hợp với quy định. Nếu không, Apple sẽ phải thu hồi chúng."
Thứ trưởng Pháp về kinh tế kỹ thuật số Jean-Noel Barrot nói với tờ báo Le Parisien rằng một bản cập nhật phần mềm sẽ đủ để khắc phục các vấn đề bức xạ liên quan đến chiếc điện thoại mà công ty Mỹ đã bán từ năm 2020.
ANFR đã phát hiện phần thân máy của iPhone 12 có chỉ số SAR ở mức 5,74 watt/kg trong các thử nghiệm mô phỏng khi điện thoại được cầm trên tay hoặc để trong túi.
Tiêu chuẩn của Châu Âu là 4,0 watt/kg trong các thử nghiệm như vậy.
Biểu đồ nhiệt so sánh giữa việc không nghe điện thoại (trái) và nghe điện thoại trong 15 phút (phải). Vùng màu vàng và màu đỏ miêu tả tác động của nhiệt gây ra từ bức xạ điện thoại, có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Liên minh Châu Âu đã đặt ra giới hạn an toàn cho các chỉ số SAR liên quan đến việc tiếp xúc với điện thoại, thứ có thể làm tăng nguy cơ mắc một số dạng ung thư, theo các nghiên cứu khoa học.
Cơ quan giám sát của Pháp sẽ chuyển những thông tin cho các cơ quan quản lý ở các quốc gia thành viên EU khác. Barrot cho biết: "Quyết định này có thể tạo ra hiệu ứng quả cầu tuyết".
Năm 2020, Pháp mở rộng quy định yêu cầu các công ty ghi rõ giá trị bức xạ của sản phẩm trên bao bì, không chỉ đối với điện thoại di động, mà bao gồm cả máy tính bảng và các thiết bị điện tử khác.
ANFR cho biết cơ quan sẽ giám sát để đảm bảo rằng các mẫu iPhone 12 không còn được bán ở Pháp nữa, bắt đầu từ thứ Tư.
Khi được hãng tin AFP liên hệ, Apple khẳng định họ tuân thủ các giới hạn phơi nhiễm và sẽ tiếp tục hợp tác với cơ quan quản lý của Pháp để chứng minh điều đó.
Theo Genk