Phần mềm MIUI hoạt động thiếu ổn định và nhất quán

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Nếu không thể đồng nhất trải nghiệm của người dùng với các phiên bản MIUI khác nhau trên các model smartphone của hãng và các thương hiệu phụ, Xiaomi có thể sẽ đánh mất sự hài lòng của khách hàng.

2078688.jpg


Quý đầu tiên của năm 2021 có thể coi như một quý thành công của Xiaomi. Nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ ba về doanh số bán smartphone toàn cầu.

Đây chắc chắn là một tin đáng mừng cho Xiaomi, đặc biệt là sau những khởi đầu khiêm tốn với tư cách là một nhà phát triển ROM. Cho đến nay ROM MIUI của Xiaomi đã và đang xuất hiện trên các sản phẩm của hãng.

Từ những ngày đầu xuất hiện, MIUI nổi tiếng là một bản sao của iOS do các biểu tượng sao chép và thiếu ngăn kéo ứng dụng. Tuy nhiên nó đã biến đổi trở nên hữu ích và độc đáo hơn trên smartphone Android. Những nét tương đồng với iOS đã được lược bỏ dần mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về MIUI.

Xiaomi đã đưa vô số tính năng thú vị hoặc tiện dụng lên MIUI, ví dụ như tùy chọn hỗ trợ tiếp cận nhanh Quick Ball, chủ đề hệ thống có thể tải xuống, ứng dụng quản lý hệ thống (để dọn dẹp bộ nhớ, v.v.), ứng dụng kép và chế độ một tay. Gần đây hơn là Super Wallpapers, Magic Clone trong ứng dụng camera và một vài tính năng bảo mật như bảo vệ khay nhớ tạm, chia sẻ ảnh an toàn.

Tuy nhiên, có một vấn đề lớn mà Xiaomi cần giải quyết với giao diện dựa trên nền tảng Android, đó là sự thiếu nhất quán của MIUI giữa các sản phẩm của hãng và các thương hiệu phụ.

MIUI bị "phân mảnh" trên chính các thiết bị của Xiaomi và thương hiệu phụ

Cây viết C Scott Brown đến từ trang Android Authority đã đánh giá Poco F3 cách đây hơn một tháng và anh ấy cho biết, MIUI trên các dòng máy của Poco khá "lỗi" và "lộn xộn". Những vấn đề mà annh gặp phải đặc biệt đáng báo động đối với một chiếc smartphone ra mắt vào năm 2021.

Scott giải thích: "Tôi đã gặp tất cả các vấn đề bao gồm khởi động lại ngẫu nhiên, thông báo biến mất/xuất hiện lại và thậm chí là chuyển đổi không mong muốn từ tần số quét 120Hz sang 60Hz". Một số lỗi khác mà Scott cũng gặp phải như hoạt ảnh chập chờn, ứng dụng bị lỗi và nút văn bản thông báo tự mở thông báo thay vì gắn nhãn trên nút. Đó là còn chưa tính tới bloatware và quảng cáo. Ngay cả khi cập nhật phiên bản mới nhất qua OTA, mọi thứ vẫn chưa được giải quyết trên Poco F3.

2194902.jpg


Trước đây một số lỗi phát sinh có thể xử lý được thông qua bản cập nhật. Đơn cử như trường hợp của Mi 9T Pro. Cây viết Tristan Rayner của trang Android Authority đã có dịp trải nghiệm chiếc máy này và thấy nó có khá nhiều lỗi vặt. Nhưng sau bản cập nhật MIUI, mọi thứ đã được khắc phục.

Thật không may, sự mâu thuẫn chung này vẫn ảnh hưởng đến một số dòng máy thuộc thương hiệu phụ của Xiaomi.

MIUI không có sự đồng đều về hiệu suất giữa các dòng máy khác nhau do Xiaomi sản xuất. Điều đáng buồn là lỗi xuất hiện trên cả những chiếc điện thoại Xiaomi có giao diện MIUI tương đối bóng bẩy và đẹp mắt. Các reviewer từ trang Android Authority, Eric Zeman và Dhruv Bhutani đã ca ngợi rất nhiều về Xiaomi Mi 11, Mi 11 Ultra, Mi 10, Poco X3 và Poco M3. Nhưng vấn đề xảy ra sau đó thì không ai lường trước được.

Không rõ điều gì gây ra sự thiếu nhất quán này nhưng nó có thể liên quan gì đến sức mạnh phần cứng. Poco F3 sở hữu cấu hình khá tốt so với tầm giá nhưng vẫn gặp một số vấn đề. Nhưng khi các cây viết của trang Android Authority thử nghiệm trên chiếc Redmi Note 10 giá rẻ, họ phát hiện ra rằng, máy được tối ưu hóa khá tốt và họ không gặp phải bất kỳ lỗi hoặc vấn đề lớn nào.

Cho dù đó lý do là việc Xiaomi ít quan tâm đến phản hồi của người dùng, tối ưu hóa chưa đủ hay một yếu tố khác, có lẽ đã đến lúc Xiaomi cần nhất quán trải nghiệm người dùng trên toàn bộ nền tảng của hãng. Thực tế cho thấy, Xiaomi có khả năng mang lại trải nghiệm tương đối mượt mà và không có lỗi.

2194905.jpg


Trải nghiệm không nhất quán này xuất hiện khi các OEM khác bắt đầu đẩy mạnh cuộc chơi phần mềm. Ngay cả những OEM không mấy nổi tiếng về khả năng làm phần mềm cũng đã có những bước nhảy vọt ngày càng tiến bộ trong vài năm qua, chẳng hạn như Oppo và Vivo. Chính vì vậy, Xiaomi không được phép tự đắc.

Điều này cũng xuất phát từ việc ngày càng nhiều hãng tăng mức độ cam kết cập nhật dài hạn. Gần đây, LG và HMD thông báo cập nhật phiên bản lên đến ba năm cho điện thoại của họ. Nhưng Samsung là OEM Android lớn đầu tiên không phải Google tuyên bố cam kết sẽ cập nhật hệ điều hành trong 3 năm, đây là điều Xiaomi nên lo lắng.

Việc Samsung cam kết cập nhật tới 3 năm cho các dòng smartphone hàng đầu và giá rẻ của hãng, kể cả Galaxy S10 và Note 10 chắc chắn sẽ lôi kéo thêm nhiều khách hàng lựa chọn thương hiệu của Samsung để đảm bảo được hỗ trợ lâu dài. Điều này sẽ khiến Xiaomi khó tiếp cận khách hàng hơn.

Mặc dù Xiaomi có cung cấp các bản cập nhật MIUI cho các thiết bị cũ hơn nhưng các bản cập nhật này thường không đi kèm với việc nâng cấp hệ điều hành Android, dẫn tới nguy cơ gặp sự cố về tương thích ứng dụng.

Dù bằng cách nào, Xiaomi rõ ràng có thể mang lại trải nghiệm mượt mà, đáng tin cậy trên Android. Đã đến lúc công ty phải đảm bảo rằng họ đang cung cấp trải nghiệm giống nhau này trên toàn bộ các thiết bị của hãng trong thời gian dài.

Theo VN review​
 
Bên trên