Tần Thủy Hoàng xưa xây Vạn Lý Trường Thành ngăn giặc ngoại xâm đến Trung Quốc, giờ Samsung xây trường thành 500 USD ngăn smartphone Trung Quốc bành trướng ra thị trường toàn cầu.
Những người đã quen với Samsung ngạo mạn của ngày cũ chắc chắn sẽ phải thấy bất ngờ khi diện kiến Galaxy A80. Trong một sự kiện không tổ chức tại New York hay London mà là tại Bangkok, gã khổng lồ từ Hàn Quốc đã khiến tất cả các fan bất ngờ khi ra mắt cơ chế camera vừa thò thụt vừa xoay 180 độ. Cơ chế "nhào lộn" này chưa từng có mặt trên một chiếc Galaxy nào trước đó, bao gồm tất cả các mẫu S và Note.
Nhờ vào cơ chế camera mới, Galaxy A80 cũng là mẫu smartphone "toàn màn hình" thực thụ đầu tiên của Samsung, nói không cả với "tai thỏ", "giọt nước" hay "lỗ khuyên" như trên Galaxy S10. Cấu hình của dòng tầm trung tiến sát đến đầu bảng hơn bao giờ hết với chip Snapdragon 730G, RAM 8GB và bộ nhớ trong 128GB. Để thu hút sự chú ý, Samsung còn mời cả Blackpink – nhóm nhạc K-pop có lẽ là "hot" nhất hiện nay đến diễn tại sự kiện vén màn A80.
Với một loạt những tính năng mới mẻ và một sự kiện hoành tráng với trọng tâm đặt vào các quốc gia đang phát triển, Galaxy A80 trở thành viên gạch vững chắc tiếp theo của Samsung trong khung giá 500 - 700 USD. Trước đó, Samsung đã vén màn Galaxy S10e ở mức giá 750 USD. "Em út" trong nhà S10 có vi xử lý Snapdragon 855/Exynos 9820 và chỉ thua kém đàn anh Galaxy S10/S10+ về kích cỡ màn hình hay số lượng camera.
Đối thủ của những mẫu "cận đầu bảng" này là ai? Là smartphone đầu bảng từ Trung Quốc. Bên lề ra mắt sự kiện P30 Pro, gã khổng lồ số 1 Trung Quốc là Huawei cũng khoe đã bán được 10 triệu mẫu Mate 20 trong vòng 5 tháng. Trước đó, P20/P20 Pro cũng đạt được con số tương tự trong cùng một khung thời gian. Dù giá trung bình chưa đến 260 USD, Huawei vẫn muốn lột xác để trở thành một đối thủ mới trong khung giá trên mức trung bình, nhưng lại chưa chạm đến siêu cấp nghìn đô của Apple và Samsung.
Những tên tuổi Trung Quốc khác cũng mang một tham vọng tương tự. Xiaomi vừa qua dám thách thức Samsung, vén màn Mi 9 cùng một ngày với Galaxy S10 và trước đó cũng đã bán được 6 triệu đơn vị Mi 8 trong vòng 4 tháng đầu ra mắt. Theo chân người anh em OnePlus, 2 thương hiệu khác của nhà BKK là OPPO và Vivo năm ngoái cũng tiến thẳng vào khung giá cận cao cấp với các mẫu NEX hay Find X đình đám. Mới đây, OPPO còn ra mắt thương hiệu mới Reno với ống zoom 10X và camera thò thụt dạng "vây cá mập", dùng hẳn Snapdragon 855.
Huawei P30, OPPO Reno hay Xiaomi Mi 9 có 1 điểm chung đặc biệt: khung giá cao vọt lên khỏi ấn tượng gắn với thương hiệu. P30 bản thường có giá từ 600 USD. Reno khởi điểm chỉ ngang P30 nhưng bản cao nhất cũng có giá lên tới 700 USD. Người mua Mi 9 bản thường chỉ 500 USD, nhưng nếu bỏ ra khoảng 750 USD là đã có bản mặt lưng trong suốt. Tất cả những đòn đánh quan trọng nhất đều được tập trung vào chính khung giá của Galaxy S10e và Galaxy A80.
Nhìn vào Xiaomi và Huawei, bạn có thể hiểu vì sao các hãng Trung Quốc lại phải nỗ lực đến vậy. Xiaomi trước IPO còn khẳng khái tuyên bố sẽ không bao giờ ăn lãi quá 5% để rồi chứng kiến lợi nhuận hoạt động bốc hơi tới 90%. Ngược lại, cứ nỗ lực tiến lên cao cấp thì sẽ có trái ngọt: Huawei dù giá bán trung bình chưa đến 260 USD nhưng vẫn tăng được đáng kể lợi nhuận bằng cách đẩy mạnh các dòng Mate và P.
Gắn bó với giá rẻ cũng đồng nghĩa với ngừng bành trướng. Năm 2018, Trung Quốc chứng kiến lượng smartphone xuất xưởng suy giảm ở mức 2 chữ số: Viện Thông tin Liên lạc Trung Quốc đưa ra con số 15,5%, Reuters nói 17% còn Canalys nói 12%. Mảnh đất từng được coi là thiên đường cho smartphone (giá rẻ) tăng trưởng nay đã trở nên cằn cỗi – và sớm hay muộn Ấn Độ hay Đông Âu cũng sẽ theo sau. Bài toán mở rộng trở lại thành bài toán nâng cấp, bởi các thị trường màu mỡ như Mỹ, Nhật hay Tây Âu đều nói không với smartphone giá rẻ.
Ngay lúc này đây, các tên tuổi Trung Quốc phải tìm mọi cách để tiến vào sân nhà của Samsung. Nhưng Samsung cũng đã kịp xây dựng một bức tường thành vững chắc hơn bao giờ hết: chưa bao giờ Samsung lại sẵn lòng tung 2 mẫu "cận đầu bảng" rất gần nhau. Không hề có sản phẩm tiền nhiệm, Galaxy A80 và Galaxy S10e là những con át hoàn toàn mới mẻ để đón đầu những đòn đánh từ Trung Quốc. Chúng nằm ở khung giá rất gần với các mẫu "đầu bảng tầm trung" từ Huawei, OPPO và Xiaomi.
Ai sẽ là kẻ chiến thắng? Câu trả lời là người tiêu dùng. Sự nỗ lực của Trung Quốc là quá rõ ràng, nhưng cũng chưa bao giờ Samsung quyết liệt đến vậy. Trong vòng 2 năm tới, hãy chờ đợi những sáng tạo độc đáo hơn nữa từ cả Huawei, OPPO, Xiaomi và Samsung trong khúc giá đến từ 500 - 700 USD.
Những người đã quen với Samsung ngạo mạn của ngày cũ chắc chắn sẽ phải thấy bất ngờ khi diện kiến Galaxy A80. Trong một sự kiện không tổ chức tại New York hay London mà là tại Bangkok, gã khổng lồ từ Hàn Quốc đã khiến tất cả các fan bất ngờ khi ra mắt cơ chế camera vừa thò thụt vừa xoay 180 độ. Cơ chế "nhào lộn" này chưa từng có mặt trên một chiếc Galaxy nào trước đó, bao gồm tất cả các mẫu S và Note.
Nhờ vào cơ chế camera mới, Galaxy A80 cũng là mẫu smartphone "toàn màn hình" thực thụ đầu tiên của Samsung, nói không cả với "tai thỏ", "giọt nước" hay "lỗ khuyên" như trên Galaxy S10. Cấu hình của dòng tầm trung tiến sát đến đầu bảng hơn bao giờ hết với chip Snapdragon 730G, RAM 8GB và bộ nhớ trong 128GB. Để thu hút sự chú ý, Samsung còn mời cả Blackpink – nhóm nhạc K-pop có lẽ là "hot" nhất hiện nay đến diễn tại sự kiện vén màn A80.
Với một loạt những tính năng mới mẻ và một sự kiện hoành tráng với trọng tâm đặt vào các quốc gia đang phát triển, Galaxy A80 trở thành viên gạch vững chắc tiếp theo của Samsung trong khung giá 500 - 700 USD. Trước đó, Samsung đã vén màn Galaxy S10e ở mức giá 750 USD. "Em út" trong nhà S10 có vi xử lý Snapdragon 855/Exynos 9820 và chỉ thua kém đàn anh Galaxy S10/S10+ về kích cỡ màn hình hay số lượng camera.
Đối thủ của những mẫu "cận đầu bảng" này là ai? Là smartphone đầu bảng từ Trung Quốc. Bên lề ra mắt sự kiện P30 Pro, gã khổng lồ số 1 Trung Quốc là Huawei cũng khoe đã bán được 10 triệu mẫu Mate 20 trong vòng 5 tháng. Trước đó, P20/P20 Pro cũng đạt được con số tương tự trong cùng một khung thời gian. Dù giá trung bình chưa đến 260 USD, Huawei vẫn muốn lột xác để trở thành một đối thủ mới trong khung giá trên mức trung bình, nhưng lại chưa chạm đến siêu cấp nghìn đô của Apple và Samsung.
Những tên tuổi Trung Quốc khác cũng mang một tham vọng tương tự. Xiaomi vừa qua dám thách thức Samsung, vén màn Mi 9 cùng một ngày với Galaxy S10 và trước đó cũng đã bán được 6 triệu đơn vị Mi 8 trong vòng 4 tháng đầu ra mắt. Theo chân người anh em OnePlus, 2 thương hiệu khác của nhà BKK là OPPO và Vivo năm ngoái cũng tiến thẳng vào khung giá cận cao cấp với các mẫu NEX hay Find X đình đám. Mới đây, OPPO còn ra mắt thương hiệu mới Reno với ống zoom 10X và camera thò thụt dạng "vây cá mập", dùng hẳn Snapdragon 855.
Huawei P30, OPPO Reno hay Xiaomi Mi 9 có 1 điểm chung đặc biệt: khung giá cao vọt lên khỏi ấn tượng gắn với thương hiệu. P30 bản thường có giá từ 600 USD. Reno khởi điểm chỉ ngang P30 nhưng bản cao nhất cũng có giá lên tới 700 USD. Người mua Mi 9 bản thường chỉ 500 USD, nhưng nếu bỏ ra khoảng 750 USD là đã có bản mặt lưng trong suốt. Tất cả những đòn đánh quan trọng nhất đều được tập trung vào chính khung giá của Galaxy S10e và Galaxy A80.
Nhìn vào Xiaomi và Huawei, bạn có thể hiểu vì sao các hãng Trung Quốc lại phải nỗ lực đến vậy. Xiaomi trước IPO còn khẳng khái tuyên bố sẽ không bao giờ ăn lãi quá 5% để rồi chứng kiến lợi nhuận hoạt động bốc hơi tới 90%. Ngược lại, cứ nỗ lực tiến lên cao cấp thì sẽ có trái ngọt: Huawei dù giá bán trung bình chưa đến 260 USD nhưng vẫn tăng được đáng kể lợi nhuận bằng cách đẩy mạnh các dòng Mate và P.
Gắn bó với giá rẻ cũng đồng nghĩa với ngừng bành trướng. Năm 2018, Trung Quốc chứng kiến lượng smartphone xuất xưởng suy giảm ở mức 2 chữ số: Viện Thông tin Liên lạc Trung Quốc đưa ra con số 15,5%, Reuters nói 17% còn Canalys nói 12%. Mảnh đất từng được coi là thiên đường cho smartphone (giá rẻ) tăng trưởng nay đã trở nên cằn cỗi – và sớm hay muộn Ấn Độ hay Đông Âu cũng sẽ theo sau. Bài toán mở rộng trở lại thành bài toán nâng cấp, bởi các thị trường màu mỡ như Mỹ, Nhật hay Tây Âu đều nói không với smartphone giá rẻ.
Ngay lúc này đây, các tên tuổi Trung Quốc phải tìm mọi cách để tiến vào sân nhà của Samsung. Nhưng Samsung cũng đã kịp xây dựng một bức tường thành vững chắc hơn bao giờ hết: chưa bao giờ Samsung lại sẵn lòng tung 2 mẫu "cận đầu bảng" rất gần nhau. Không hề có sản phẩm tiền nhiệm, Galaxy A80 và Galaxy S10e là những con át hoàn toàn mới mẻ để đón đầu những đòn đánh từ Trung Quốc. Chúng nằm ở khung giá rất gần với các mẫu "đầu bảng tầm trung" từ Huawei, OPPO và Xiaomi.
Ai sẽ là kẻ chiến thắng? Câu trả lời là người tiêu dùng. Sự nỗ lực của Trung Quốc là quá rõ ràng, nhưng cũng chưa bao giờ Samsung quyết liệt đến vậy. Trong vòng 2 năm tới, hãy chờ đợi những sáng tạo độc đáo hơn nữa từ cả Huawei, OPPO, Xiaomi và Samsung trong khúc giá đến từ 500 - 700 USD.
Theo Genk