Ðề: Panasonic ngừng sản xuất tấm nền TV LCD - thêm một gã khổng lồ gục ngã
Văn hóa đồ công nghiệp của Nhật đã quá in sâu sau một thời gian dài, dẫn đến việc dần dần giá sản phẩm của họ được xếp ngang hàng với châu Âu và Mỹ. Ngoài ra ở nhiều quốc gia trong thời gian này, phải gia đình khá giả một chút hay giàu có mới dám sở hữu đồ điện từ Nhật hay châu Âu. Nhưng bước sang nữa cuối thập niên 90 thì tình hình bắt đầu thay đổi, tầng lớp người nghèo tại các nước bắt đầu khá lên, họ cũng muốn sở hữu tivi, tủ lạnh, máy giặt… như những người khá giả và giàu có khác. Samsung và LG nổi lên như là người hùng đối với tầng lớp này bởi giá bán quá tốt so với đồ của Nhật (Made in China, Malaysia). Sản phẩm của Nhật bắt đầu gặp hai vấn đề: những khách hàng trung thành của họ vẫn đang sở hữu mọi thiết bị do họ làm ra mà vẫn không muốn đổi cái mới do hoàn toàn không bị hư hại gì, tầng lớp khá giả chiếm số đông nhất; sản phẩm Nhật Bản cho dù lắp ráp ở đâu cũng phải không quá chênh lệch về chất lượng so với lắp ráp trong nước, nên giá thành vẫn rất cao nếu so với Samsung, LG hay của Đài Loan dành cho người nghèo.
Vấn đề phát sinh từ đây: người nghèo không mua đồ của họ do quá mắt so với Samsung hay LG; một lượng lớn người khá giả không mua đồ của họ do các sản phẩm trong nhà vẫn còn hoạt động tốt; người giàu có thì vẫn chiếm số ít trong xã hội, ngoài ra Nhật còn phải cạnh tranh với châu Âu ở thị trường cho người giàu. Vậy là có một đoạn thời gian khoảng 5-7 năm trong giai đoạn trước và sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Nhật xuất khẩu rất nhiều nhưng bán không bao nhiêu so với năm năm trước đó, cũng may những ngành công nghiệp khác như ô tô, semiconductor hay công nghiệp nặng vẫn phát triển mạnh nên sự trì trệ này cũng không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Nhật.
Khủng hoảng tài chính xảy ra khiến mọi người tại các nước châu Á giàu có bao gồm cả Nhật bắt đầu giảm chi tiêu, người Nhật bắt đầu có thói quen mua đồ rẻ tiền. Không chỉ châu Á, không khí u ám này cũng ảnh hưởng tới Mỹ và châu Âu do kinh tế Nhật suy yếu. Người người bắt đầu bỏ thói quen mua đồ tốt, bền có giá khá mắc của Nhật, họ quay sang các nhãn hiệu của Hàn Quốc nổi tiếng với chất lượng chấp nhận được mà kiểu dáng khá bắt mắt cùng giá thành rẻ hơn so với Sony hay Panasonic. Bởi thời đại dùng đồ đạc lúc này không còn chú trọng đến “bền bỉ“, mọi người chấp nhận một món đồ chỉ sử dụng trong hai, ba năm mà không cần phải trên mười năm như xưa, đổi lại họ có thể hưởng được các công nghệ mới trong thời gian ngắn hơn. Đến lúc các hãng điện tử lớn của Nhật nhận ra thói quen dùng đồ của mọi người đã thay đổi thì họ cũng không kịp chuyển hướng kinh doanh của mình cho phù hợp tình hình này, mặc dù họ đã cố gắng đem hầu hết dây chuyền sản xuất ra nước ngoài nhằm giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành. Trong lúc loay hoay không tìm được hướng đi mới, thì các đối thủ nước láng giềng Hàn Quốc bắt đầu tăng tốc tấn công mọi thị trường của Nhật. Họ không ảnh hưởng gì so với các hãng nước láng giềng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính do được chính phủ bảo trợ phía sau. Họ đánh đúng vào tâm lý của tầng lớp nghèo với các sản phẩm rẻ tương đương Trung Quốc nhưng chất lượng tốt hơn nhiều; các dịch vụ khuyến mãi cùng mẫu mã chất lượng được nâng cao mà lại rẻ hơn của Nhật đã đánh đúng tâm lý của tầng lớp khá giả. Ngoài ra sự khác biệt chính là Samsung và LG không quá chăm chú vào một sản phẩm bất kỳ, họ đoán đúng thời điểm thói quen thích thay đổi công nghệ mới trong thời gian ngắn của mọi người, cùng lợi thế giá thành nhân công và giá thành linh kiện không hãng Nhật nào cạnh tranh lại, họ sản xuất ra sản phẩm mới liên tục trong thời gian ngắn nhất mỗi khi trên thế giới có một công nghệ gì mới ra. Đài Loan và sau này là Trung Quốc đã thành công khi áp dụng theo Hàn Quốc.
Quả thật các hãng điện tử Nhật Bản đã không thích ứng kịp tình trạng thay đổi của người tiêu dùng trong thế kỷ 21 này. Họ bắt buộc phải chuyển hướng hợp tác liên doanh với người láng giềng Hàn Quốc hay Đài Loan, Trung Quốc nhằm có được giá thành sản phẩm tương đương với đối thủ trong cạnh tranh. Đây là cơ hội trời cho đối với Hàn Quốc, điển hình là Samsung với việc liên doanh S-LCD cùng Sony. Hiện tại nhìn lại liên doanh này, chỉ có thể nói là “thất bại ê chề” dành cho Sony, còn Samsung thì “thành công rực rỡ“. Trước khi có liên doanh này, Samsung vẫn là một hãng lớn về LCD, nhưng chất lượng hình ảnh chưa được đặt ngang hàng với Sony, Toshiba, Panasonic. Tuy nhiên, chỉ sau hai năm, chất lượng của Samsung đã cải tiến triệt để cùng việc kinh doanh thuận lợi của họ đã giúp Samsung đứng đầu về thị phần từ 2006 đến nay. Hiện nay chất lượng tivi của cả Samsung lẫn LG đều 8.5 -10 đối với Sony hay Panasonic. Không ai phủ nhận những nổ lực cải tiến chất lượng của Samsung hay LG trong lĩnh vực này, nhưng nếu không có sự “cẩu thả” trong kinh doanh cùng các vấn đề liên doanh của các hãng điện tử Nhật, thì hai người khổng lồ Hàn Quốc không thể nhanh chóng qua mặt họ như vậy.
Một dẫn chứng khác chính là tấm nền công nghệ IPS của Hitachi. Họ là hãng phát minh ra công nghệ này, sau đó LG đã liên doanh với Hitachi nhằm mở rộng thị trường cho IPS. Kết quả thì hiện tại ai cũng chỉ biết IPS là do LG làm, còn cái tên Hitachi gần như chỉ ai hiểu rõ về thời điểm IPS được phát minh ra mới biết được. Hiện tại Hitachi “ôm đầu máu” tuyên bố sẽ không tham gia sản xuất tấm nền cho LCD nữa do sự thua lỗ của họ. Còn LG thì là ông vua sản xuất IPS LCD cho mọi mặt hàng điện tử. Tương tự với IPS chính là Oled, trước khi Samsung tham gia vào sản xuất Oled thì Sony, Pioneer của Nhật là hai hãng chính sản xuất ra sản phẩm thương mại sử dụng màn hình này. Nếu bạn còn nhớ những năm cuối thập niên 90, những dàn âm thanh trên xe ô tô đều có một màn hình điện tử chói mắt sáng rực, đó đều là màn hình Oled thế hệ đầu, hầu hết đều do Pioneer và Sony sản xuất ra. Do Pioneer đồng thời nghiên cứu màn hình Plasma với Panasonic nên họ đã bán lại công nghệ này cho các nhà sản xuất màn hình của Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc (Samsung và LG). Sony một lần nữa lại hợp tác (không phải liên doanh) với Samsung cùng một vài hãng sản xuất màn hình của Đài Loan nhằm đưa Oled vào màn hình tivi. Năm 2007 họ đã thành công khi là hãng đầu tiên chế tạo được tivi Oled thương mại, còn Samsung và LG chỉ có sản phẩm mẫu ở phòng trưng bày và thông báo trên báo chí là họ làm ra tv Oled, chứ chưa hề có tivi Oled nào của họ bán ra thời điểm đó cho tới hiện tại. Nhưng Sony lại dâng toàn bộ thành quả công nghệ Oled của họ cho các hãng này. Chúng ta chỉ có thể nói các hãng điện tử Nhật thời điểm cuối năm 90 đến hiện tại đã “sai lầm không thể chữa” trong các vấn đề về hợp tác kinh doanh.
Đến đây xin trả lời câu hỏi bên trên về việc do đâu cùng lấy tấm nền LCD chung một nguồn là S-LCD, nhưng Sony và Panasonic lại không bán được như Samsung. Do hai nguyên nhân:
Sony hay Panasonic lấy tấm nền do S-LCD tại Hàn Quốc gởi qua vô tình họ mất một khoảng chi phí vận chuyển. Công nghệ LCD trên đó vẫn là công nghệ thô, Sony, Panasonic phải đem vào công xưởng nghiên cứu của mình để thêm bớt vào đó tùy theo công nghệ riêng của họ mới ra thành phẩm. Một số sẽ được lắp ráp tại Nhật cho các tivi cao cấp, còn lại sẽ chuyển ra các công ty gia công lắp ráp khác như Foxconn tại Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia hay Thái Lan. Samsung cũng phải tự nghiên cứu ra công nghệ riêng trên LCD, nhưng họ không tốn một xu vận chuyển mà trực tiếp nghiên cứu, lắp ráp và đóng gói ngay tại chỗ. Mà việc nghiên cứu R&D tại Nhật luôn mắc hơn Hàn Quốc, kỹ sư Nhật tại R&D của các hãng lớn trung bình lương giờ tệ nhất cũng 15-20$ trong các khâu bình thường, các khâu quan trọng lương gần gấp đôi hay gấp ba con số trên. Vì vậy các hãng này vẫn không thể tìm ra đáp án làm cách nào có thể bán ra sản phẩm chất lượng hơn đối thủ mà giá thành tương đương.
Hiện tại năm 2016 này, bạn thấy tivi Sony hay Samsung có giá như không chênh lệch mấy nhưng sao Sony vẫn lỗ khi họ vẫn là hãng chiếm thị phần thứ ba? Panasonic cũng tương tự? Do vấn đề về tỷ giá xuất khẩu mà các hãng này phải chịu lỗ nhằm cạnh tranh thị phần hoặc thu vô không đủ lời trong khi tiền marketing lại quá lớn. Và để có thể trung hòa các yếu tố này, họ phải hy sinh vấn đề marketing. Thời đại thế kỷ 21 này, nếu marketing không tốt thì bạn sẽ không thể bán được nhiều sản phẩm. Trong khi các hãng Nhật Bản càng thu hẹp khoảng marketing thì Samsung và LG bành trướng rộng lớn hơn trong các khoảng chi về marketing. Tại Mỹ từ hơn ba, bốn năm nay các quảng cáo lớn hay poster của Samsung và LG treo mọi nơi, quảng cáo trên báo hay tivi cũng nhiều hơn hẳn so với Sony hay Panasonic. Còn Sharp và Hitachi gần như “lặn mất tiêu”.
Vậy là đối với một khách hàng bình thường không quá khắt khe về chất lượng sản phẩm, họ sẽ chọn Samsung hay LG do giá cả rẻ hơn, mẫu mã bắt mắt hơn mà chất lượng không hề thua sút các hãng của Nhật như đồ của Trung Quốc. Xin nêu ví dụ cho bạn dễ hiểu: anh A sẵn sàng bỏ ra $800 mua LCD của Samsung hay LG tại thời điểm năm 2009, anh A cũng chấp nhận LCD đó sẽ gặp vấn đề về chất lượng hình ảnh sau hai, ba năm sử dụng, bởi anh A dự tính sẽ mua một LCD công nghệ mới hơn sau hai, ba năm đó cũng với giá tiền tương đương hay thậm chí rẻ hơn, chỉ có Samsung hay LG mới đáp ứng được yêu cầu này. Còn Sony hay bất kỳ hãng nào của Nhật đều không làm được. Cùng thời điểm năm 2009 để có được một LCD như Samsung hay LG của Sony, anh A phải bỏ thêm $100-250 mới mua được, dễ dàng nhận ra được tâm lý của anh A sẽ dao động mạnh với số tiền bỏ ra để mua tivi Sony này. Anh A cũng rất “ngại” việc hai, ba năm sau phải đổi cái tivi Sony hoàn toàn còn hoạt động tốt để mua tivi công nghệ mới khác. Thời điểm nước Mỹ và châu Âu rơi vào khủng hoảng tín dụng năm 2008, tình hình kinh tế khó khăn càng khiến những người cùng suy nghĩ như anh A chọn mua Samsung và LG hơn là các hãng điện tử Nhật Bản.