Panasonic Connect, một công ty con của Tập đoàn Panasonic Holdings của Nhật Bản, có kế hoạch rút khỏi lĩnh vực kinh doanh máy chiếu cao cấp và tập trung nguồn lực vào hệ thống chuỗi cung ứng kỹ thuật số.
Panasonic Connect là thương hiệu nổi tiếng trong thế giới máy chiếu cao cấp cho các địa điểm lớn và đã cung cấp máy chiếu cho các sự kiện toàn cầu như Thế vận hội Tokyo 2020.
Tập đoàn dịch vụ tài chính Nhật Bản Orix và ít nhất một quỹ đầu tư quốc tế đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua lại mảng kinh doanh này. Panasonic Connect sẽ quyết định người mua sớm nhất là vào tháng 6 và giá bán ước tính là 80 tỷ Yên (tương đương 13 nghìn tỷ Đồng).
Việc bán lại này sẽ gây quỹ để mở rộng hoạt động kinh doanh hệ thống kết nối của Panasonic, một lĩnh vực tăng trưởng quan trọng tập trung vào phát triển phần mềm chuỗi cung ứng Blue Yonder.
Panasonic Holdings đã mua lại Blue Yonder với giá hơn 7 tỷ USD (tương đương 178 nghìn tỷ Đồng) vào năm 2021 và số tiền thu được từ việc bán mảng kinh doanh máy chiếu sẽ được sử dụng để mua lại các nhà phát triển phần mềm chuỗi cung ứng khác.
Panasonic Holdings đang thúc đẩy chiến lược tăng trưởng ba hướng gồm pin xe điện, máy bơm nhiệt và quản lý chuỗi cung ứng. Công ty có kế hoạch đầu tư gần 600 tỷ yên (tương đương 97,5 nghìn tỷ Đồng) vào hoạt động kinh doanh pin xe điện trong 3 năm đến năm tài chính 2024.
Nhưng khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại và sự bất ổn gia tăng trong lĩnh vực pin, hoạt động kinh doanh hệ thống kết nối của Panasonic có thể trở thành yếu tố chính giúp tăng trưởng lợi nhuận của tập đoàn.
Theo Nghe Nhìn
Panasonic Connect là thương hiệu nổi tiếng trong thế giới máy chiếu cao cấp cho các địa điểm lớn và đã cung cấp máy chiếu cho các sự kiện toàn cầu như Thế vận hội Tokyo 2020.
Tập đoàn dịch vụ tài chính Nhật Bản Orix và ít nhất một quỹ đầu tư quốc tế đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua lại mảng kinh doanh này. Panasonic Connect sẽ quyết định người mua sớm nhất là vào tháng 6 và giá bán ước tính là 80 tỷ Yên (tương đương 13 nghìn tỷ Đồng).
Việc bán lại này sẽ gây quỹ để mở rộng hoạt động kinh doanh hệ thống kết nối của Panasonic, một lĩnh vực tăng trưởng quan trọng tập trung vào phát triển phần mềm chuỗi cung ứng Blue Yonder.
Panasonic Holdings đã mua lại Blue Yonder với giá hơn 7 tỷ USD (tương đương 178 nghìn tỷ Đồng) vào năm 2021 và số tiền thu được từ việc bán mảng kinh doanh máy chiếu sẽ được sử dụng để mua lại các nhà phát triển phần mềm chuỗi cung ứng khác.
Panasonic Holdings đang thúc đẩy chiến lược tăng trưởng ba hướng gồm pin xe điện, máy bơm nhiệt và quản lý chuỗi cung ứng. Công ty có kế hoạch đầu tư gần 600 tỷ yên (tương đương 97,5 nghìn tỷ Đồng) vào hoạt động kinh doanh pin xe điện trong 3 năm đến năm tài chính 2024.
Nhưng khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại và sự bất ổn gia tăng trong lĩnh vực pin, hoạt động kinh doanh hệ thống kết nối của Panasonic có thể trở thành yếu tố chính giúp tăng trưởng lợi nhuận của tập đoàn.
Theo Nghe Nhìn