Oswalsd Mills K3 - Mâm than siêu đắt, tonearm như cần trục, nguồn supply chạy bóng đèn

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Oswalsd Mills K3 có mức giá trọn bộ khoảng 5 tỉ đồng, là một dự án âm thanh kéo dài đến 7 năm, được nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ đặc biệt từ nhiều kỹ sư audio bậc thầy trên khắp thế giới.

k3_turntable_3451_ssib.jpg

Oswards Mill Audio, thương hiệu từng gây ấn tượng với những thiết kế loa dùng họng kèn gỗ độc lạ, đã kết hợp những công nghệ đặc biệt từ các chuyên gia hàng đầu thế giới, tạo nên một mẫu mâm than direct-drive có khả năng hoạt động chính xác với độ tĩnh tối ưu nhất. Khoa Kỹ thuật và Vật lý của Đại học Bucknell đã sử dụng công nghệ phân tích phần tử hữu hạn FEA để lên khuôn, chọn vật liệu và thiết kế riêng bộ chassis chống rung của Oswards Mill K3.

k3_turntable_3479_fqno.jpg

K3 không có các yếu tố ngoại lai, trang bị khung bằng gang tối giản các bộ phận. Chất liệu gang này được cấu tạo từ sắt xám có hàm lượng graphite cao, được đúc bên trong với các khoang rỗng chứa đầy chất lỏng và hạt đặc biệt để làm ẩm và hấp thụ các rung động. Không những thế chất liệu này cũng được sử dụng với phần đĩa platter và cả armboard. Hình dáng bên ngoài độc đáo của bộ khung chassis cho thấy quá trình đúc hoàn toàn trái ngược với tất cả các bộ mâm đĩa than khác chỉ được gia công từ một khối vật liệu rắn. Khung bằng gang được hoàn thiện, gia công và đánh bóng cùng với đĩa và amrboard được phủ một lớp hoàn thiện bằng gốm.

k3_turntable_3502_njyy.jpg


K3 được trang bị motor mạnh hơn bất cứ loại motor nào từng được sử dụng cho mâm than với độ chính xác hơn rất nhiều. Hãng đã chế tạo động cơ riêng bằng cách sử dụng các linh kiện đặc biệt vốn được dùng cho hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ, trên máy chế tạo nano và ảnh in thạch bản cũng như trên kính viễn vọng không gian. Phần motor trên mâm than K3 mới này có phần trục kích thước 25mm, chuyển động xoay bên trọng một thiết kế trục được ổn định rung chấn bằng dầu.

k3_turntable_3515_ooql.jpg

Thiết kế cơ khí của K3 là thành quả miệt mài của nhóm kĩ sư dẫn đầu là Richard Krebs ở New Zealand, người đứng đầu thế giới về công nghệ mâm than direct-drive, đã mất hơn 1100 giờ chỉ để lập trình hệ thống điếu tốc cực kỳ chính xác cho motor.

k3_turntable_3868a_osek.jpg


Kế đến tonearm K3, đây là sự sáng tạo của nhà chế tác tay cần nổi tiếng thế giới - Frank Schroder. Frank đã tạo ra tay cần K3 để phù hợp với tinh thần cách mạng về kỹ thuật và sáng tạo của dự án cũng như với vẻ ngoài táo bạo của nó. Đây là mẫu tay cần đầu tiên được chế tạo bằng quy trình in 3D được gọi là SLM (Selective Laser Melting), theo đó bột hợp kim nhôm sử dụng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ sẽ được laser nung chảy thành một hình dạng chắc chắn, không thể biến dạng.

Tỷ lệ giữa độ cứng uốn xoắn so với trọng lượng là cực kỳ cao, kể cả phần đối trọng khối lượng thấp của tonearm đã được tách rời bằng hệ thống treo/ổ bearing riêng, nhằm giúp tách nó ra khỏi tay đòn chính một cách hiệu quả và ngăn chặn bất kỳ sự tích tụ năng lượng nào trong phần đối trọng, giúp loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng đến độ tinh khiết của âm thanh.

k3_turntable_3669_gfgn.jpg


Oswards Mill Audio K3 được cấp nguồn đặc biệt bằng bộ power supply dùng đèn điện tử, có tùy chọn đi với chân đế riêng. Chân đế này cũng được tích hợp mạch phonostage PD2, trọn bộ mâm than này có giá dự kiến khoảng 5 tỉ đồng.

Theo Nghe Nhìn​
 
Bên trên