Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Hãy nhớ lại câu chuyện trong bóng đá cách đây hơn 10 năm khi CLB Chelsea thuộc về những ông chủ giàu có người Nga, họ đã vung tiền mạnh tay đến mức khiến người khác phải khó chịu, người ta gọi họ một cách mỉa mai là “gã nhà giàu mới nổi”.
Oppo là một cái tên mới trong làng điện thoại di động, so với những hãng khác như Nokia, Samsung, Apple thì tiếng tăm hầu như chưa có. Nhưng từ năm 2014 trở lại đây, họ đã chi rất mạnh tay cho quảng cáo, với cái cách tung tiền mạnh bạo như vậy, Oppo đang khiến cho mọi người nghĩ rằng họ chính là “gã nhà giàu mới nổi”.
Quảng cáo ở khắp mọi nơi
Không khó để nhận ra Oppo đã bỏ hàng đống tiền như thế nào, từ những bộ phim như Chàng trai năm ấy (Sơn Tùng MTP sau đó nhận đóng quảng cáo cho Oppo luôn), rồi ra mắt phim Transformer của CGV, ra mắt rạp IMAX. Sau đó là một loạt những chương trình hot trên VTV như là The Remix, Táo Quân (quảng cáo một cách lộ liễu lố bịch), rồi Bố ơi mình đi đâu thế, rồi Điệp vụ bí ẩn, rồi mới nhất là The Voice, và cả những hoạt động bên ngoài như là Color me run.
Oppo luôn chiếm sóng ở giờ đẹp nhất với những chương trình hot nhất, mà cái giá để xuất hiện vài chục giây như thế không hề rẻ, khoảng vài chục đến trên một trăm triệu đồng cho 15 - 30 giây. Từ đó ta có thể ước tính được chi phí quảng cáo cho những phần này lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Tất nhiên, chi phí quảng cáo được tính trong giá bán sản phẩm.
Hướng đến đối tượng ít hiểu biết công nghệ
Một hình thức quảng cáo khác cũng được Oppo ưa chuộng là dùng bảng quảng cáo trên những cửa hàng bán điện thoại di động, từ cửa hàng lớn đến cửa hàng nhỏ, đâu đâu cũng có bảng quảng cáo của Oppo ở trên đầu, với màu xanh lá rất dễ nhận biết. Từ thành thị đến nông thôn, chỗ nào cũng thấy những bảng quảng cáo kiểu này. Vậy là người đi ngoài đường đi ngang ai cũng nhìn thấy, kẹt xe chả biết làm gì nhìn quanh quất cũng thấy.
Với cách quảng cáo “đập vào mặt” như vậy, Oppo đang hướng đến đối tượng người dùng là những người không rành về công nghệ, mua hàng theo cảm tính, thấy cái nào quảng cáo nhiều là mua, nhất là những người nông dân ở miền quê nào đó. Việc mời những gương mặt đang thu hút giới trẻ như Sơn Tùng hay Tóc Tiên cũng là một trong những bước đi hợp lý phục vụ cho mục đích “PR khắp mọi nơi” của Oppo.
Nhưng quảng cáo nhiều gây hiệu ứng ngược, phản cảm
Còn nhớ hồi Táo Quân mới phát sóng, rất nhiều ý kiến tiêu cực đã xuất hiện khi quảng cáo lố bịch và lộ liễu. Ngoài ra, việc phát sóng quá nhiều quảng cáo Oppo cũng khiến nó trở nên nhàm chán và phản cảm. Từ phản cảm dẫn đến tâm lý tẩy chay là một bước không quá xa.
Hãy nhớ lại câu chuyện quảng cáo của Samsung trước đây, cũng bởi quảng cáo nhiều trên cộng đồng những người yêu công nghệ mà đã tạo ra không ít antifan. Còn Oppo đi theo con đường khác, hướng tới đối tượng người dùng không rành công nghệ chứ không chú trọng vào những đánh giá của những chuyên gia, những nhận xét của người dùng, nhiều khả năng cũng tạo nên một số phản ứng nhất định. Ai cũng biết sức mạnh của cộng đồng mạng lớn như thế nào, nhất là những người có hiểu biết, có uy tín, có tiếng nói.
“Iu em anh dzám hok”
Oppo là nhà sản xuất thiết bị điện tử Trung Quốc, có trụ sở đặt tại Đông Hoản, Quảng Đông. OPPO cung cấp một số sản phẩm chính như máy nghe nhạc MP3, Tivi LCD, eBook, DVD/Blu-ray và smartphone. Thành lập năm 2004, chủ yếu nổi tiếng với sản phẩm đầu DVD và đầu HD, vài năm gần đây lấn sân sang thị trường smartphone.
Ai cũng đặt câu hỏi về nguồn lực tài chính mạnh mẽ mà những hãng điện thoại danh tiếng khác như Sony, HTC, Microsoft Lumia tại thị trường Việt nam cũng không theo kịp khi chi cho quảng cáo. Khác với Samsung có công ty mẹ hùng mạnh, Oppo không phải là một công ty lớn ở Trung Quốc, so với Lenovo hay Huewei hoặc Xiaomi.
Đương nhiên, khi nhắc đến Trung Quốc thì vẫn còn những tâm lý e ngại nhất định, dù là cái điện thoại chả liên quan gì đến thực phẩm độc hại hay giàn khoan ngoài biển Đông. Nhưng nó cũng ảnh hưởng một phần đến tâm lý người dùng, có những người tiêu cực còn tuyên bố “hạn chế mua hàng Trung Quốc, không góp tiền để chúng cướp biển đảo”, tất nhiên là những người đấy không nhiều.
Smartphone Oppo về thiết kế cũng khá đẹp, mỏng, chắc chắn, cấu hình cũng không thua kém những hãng khác là mấy nhưng có mức giá không phải là quá đắt. Quảng cáo nhiều để phát triển thương hiệu là một điều tốt, nhưng quảng cáo quá nhiều dễ gây phản cảm, và đặc biệt, chất lượng sản phẩm phải đi đôi với những gì quảng cáo, nếu không hậu quả sẽ khó lường.
Oppo là một cái tên mới trong làng điện thoại di động, so với những hãng khác như Nokia, Samsung, Apple thì tiếng tăm hầu như chưa có. Nhưng từ năm 2014 trở lại đây, họ đã chi rất mạnh tay cho quảng cáo, với cái cách tung tiền mạnh bạo như vậy, Oppo đang khiến cho mọi người nghĩ rằng họ chính là “gã nhà giàu mới nổi”.
Quảng cáo ở khắp mọi nơi
Không khó để nhận ra Oppo đã bỏ hàng đống tiền như thế nào, từ những bộ phim như Chàng trai năm ấy (Sơn Tùng MTP sau đó nhận đóng quảng cáo cho Oppo luôn), rồi ra mắt phim Transformer của CGV, ra mắt rạp IMAX. Sau đó là một loạt những chương trình hot trên VTV như là The Remix, Táo Quân (quảng cáo một cách lộ liễu lố bịch), rồi Bố ơi mình đi đâu thế, rồi Điệp vụ bí ẩn, rồi mới nhất là The Voice, và cả những hoạt động bên ngoài như là Color me run.
Oppo luôn chiếm sóng ở giờ đẹp nhất với những chương trình hot nhất, mà cái giá để xuất hiện vài chục giây như thế không hề rẻ, khoảng vài chục đến trên một trăm triệu đồng cho 15 - 30 giây. Từ đó ta có thể ước tính được chi phí quảng cáo cho những phần này lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Tất nhiên, chi phí quảng cáo được tính trong giá bán sản phẩm.
Hướng đến đối tượng ít hiểu biết công nghệ
Một hình thức quảng cáo khác cũng được Oppo ưa chuộng là dùng bảng quảng cáo trên những cửa hàng bán điện thoại di động, từ cửa hàng lớn đến cửa hàng nhỏ, đâu đâu cũng có bảng quảng cáo của Oppo ở trên đầu, với màu xanh lá rất dễ nhận biết. Từ thành thị đến nông thôn, chỗ nào cũng thấy những bảng quảng cáo kiểu này. Vậy là người đi ngoài đường đi ngang ai cũng nhìn thấy, kẹt xe chả biết làm gì nhìn quanh quất cũng thấy.
Với cách quảng cáo “đập vào mặt” như vậy, Oppo đang hướng đến đối tượng người dùng là những người không rành về công nghệ, mua hàng theo cảm tính, thấy cái nào quảng cáo nhiều là mua, nhất là những người nông dân ở miền quê nào đó. Việc mời những gương mặt đang thu hút giới trẻ như Sơn Tùng hay Tóc Tiên cũng là một trong những bước đi hợp lý phục vụ cho mục đích “PR khắp mọi nơi” của Oppo.
Nhưng quảng cáo nhiều gây hiệu ứng ngược, phản cảm
Còn nhớ hồi Táo Quân mới phát sóng, rất nhiều ý kiến tiêu cực đã xuất hiện khi quảng cáo lố bịch và lộ liễu. Ngoài ra, việc phát sóng quá nhiều quảng cáo Oppo cũng khiến nó trở nên nhàm chán và phản cảm. Từ phản cảm dẫn đến tâm lý tẩy chay là một bước không quá xa.
Hãy nhớ lại câu chuyện quảng cáo của Samsung trước đây, cũng bởi quảng cáo nhiều trên cộng đồng những người yêu công nghệ mà đã tạo ra không ít antifan. Còn Oppo đi theo con đường khác, hướng tới đối tượng người dùng không rành công nghệ chứ không chú trọng vào những đánh giá của những chuyên gia, những nhận xét của người dùng, nhiều khả năng cũng tạo nên một số phản ứng nhất định. Ai cũng biết sức mạnh của cộng đồng mạng lớn như thế nào, nhất là những người có hiểu biết, có uy tín, có tiếng nói.
“Iu em anh dzám hok”
Oppo là nhà sản xuất thiết bị điện tử Trung Quốc, có trụ sở đặt tại Đông Hoản, Quảng Đông. OPPO cung cấp một số sản phẩm chính như máy nghe nhạc MP3, Tivi LCD, eBook, DVD/Blu-ray và smartphone. Thành lập năm 2004, chủ yếu nổi tiếng với sản phẩm đầu DVD và đầu HD, vài năm gần đây lấn sân sang thị trường smartphone.
Ai cũng đặt câu hỏi về nguồn lực tài chính mạnh mẽ mà những hãng điện thoại danh tiếng khác như Sony, HTC, Microsoft Lumia tại thị trường Việt nam cũng không theo kịp khi chi cho quảng cáo. Khác với Samsung có công ty mẹ hùng mạnh, Oppo không phải là một công ty lớn ở Trung Quốc, so với Lenovo hay Huewei hoặc Xiaomi.
Đương nhiên, khi nhắc đến Trung Quốc thì vẫn còn những tâm lý e ngại nhất định, dù là cái điện thoại chả liên quan gì đến thực phẩm độc hại hay giàn khoan ngoài biển Đông. Nhưng nó cũng ảnh hưởng một phần đến tâm lý người dùng, có những người tiêu cực còn tuyên bố “hạn chế mua hàng Trung Quốc, không góp tiền để chúng cướp biển đảo”, tất nhiên là những người đấy không nhiều.
Smartphone Oppo về thiết kế cũng khá đẹp, mỏng, chắc chắn, cấu hình cũng không thua kém những hãng khác là mấy nhưng có mức giá không phải là quá đắt. Quảng cáo nhiều để phát triển thương hiệu là một điều tốt, nhưng quảng cáo quá nhiều dễ gây phản cảm, và đặc biệt, chất lượng sản phẩm phải đi đôi với những gì quảng cáo, nếu không hậu quả sẽ khó lường.
Bùi An phân tích bình luận
[email protected]
[email protected]