Nhà phát triển OpenAI thông báo dịch vụ hỏi đáp tương tác chatbot được trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) ChatGPT của công ty đã gặp sự cố ngừng hoạt động và bị rò rỉ thông tin người dùng vào ngày 20/3 vừa qua.
Theo một thông báo trên trang web chính thức của công ty vào ngày 24/3, OpenAI giải thích dịch vụ này đã bị tạm ngưng hoạt động vào ngày 20/3 để xử lý lỗi hệ thống cho phép một vài người sử dụng nhìn thấy thông tin cá nhân của những người dùng khác.
Thông tin vô tình hiển thị bao gồm tên người dùng đang hoạt động, địa chỉ email, địa chỉ thanh toán, bốn chữ số cuối của số thẻ tín dụng và ngày hết hạn của thẻ tín dụng. Thông báo của công ty cũng trấn an với khách hàng rằng toàn bộ thông tin thẻ tín dụng không bị lộ.
Sau đó, OpenAI cam kết thực hiện một loạt các giải pháp để cải thiện tính an toàn của hệ thống nhằm ngăn chặn bất kỳ sự cố nào tiếp theo.
Trong một dòng trạng thái đăng tải trên Twitter ngày 22/3, Giám đốc điều hành Sam Altman cho biết công ty cảm thấy rất tiếc vì sự cố này.
OpenAI cho biết sự cố hiển thị thông tin thanh toán chỉ ảnh hưởng đến 1,2% số người đăng ký ChatGPT Plus đang hoạt động và sự cố rò rỉ chỉ kéo dài 9 tiếng.
Mặc dù 1,2% nghe qua có vẻ là một tỷ lệ nhỏ nhưng dịch vụ ChatGPT đã đạt 100 triệu người dùng vào tháng 2 vừa qua, lập kỷ lục về phần mềm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về người dùng. Hiện OpenAI vẫn chưa tiết lộ con số chính xác về số lượng tài khoản đăng ký trả tiền bị rò rỉ thông tin.
Trước đó, các chuyên gia an ninh mạng nhiều lần cảnh cáo những rủi ro liên quan đến ChatGPT. Trong một bài viết cuối tháng 2, nhà nghiên cứu M.H. Homaei gọi nguy cơ rò rỉ dữ liệu là một trong những mối quan tâm bảo mật chính đối với ChatGPT. Trong khi đó, Specops Software cảnh báo ChatGPT có thể đối mặt với rủi ro an ninh mạng lớn hơn lợi ích thực tế.
Sau khi ra mắt vào tháng 11 năm ngoái, ChatGPT đã nhanh chóng hấp dẫn người dùng như một công cụ AI có khả năng cao. Phần mềm này thậm chí còn vượt qua kỳ thi đại học ở Mỹ để đạt điểm cao đủ để vào trường luật và trường kinh doanh. Sau màn ra mắt thành công của ChatGPT, một loạt ông lớn công nghệ trên thế giới cũng tham gia vào cuộc đua AI, tìm ra đối thủ xứng tầm. Tỷ phú Elon Musk được cho là đang tìm cách phát triển một công cụ AI tương tự của riêng mình. Trong khi Google đã ra mắt phần mềm Bard với tính năng giống ChatGPT trong tuần trước.
Theo một thông báo trên trang web chính thức của công ty vào ngày 24/3, OpenAI giải thích dịch vụ này đã bị tạm ngưng hoạt động vào ngày 20/3 để xử lý lỗi hệ thống cho phép một vài người sử dụng nhìn thấy thông tin cá nhân của những người dùng khác.
Thông tin vô tình hiển thị bao gồm tên người dùng đang hoạt động, địa chỉ email, địa chỉ thanh toán, bốn chữ số cuối của số thẻ tín dụng và ngày hết hạn của thẻ tín dụng. Thông báo của công ty cũng trấn an với khách hàng rằng toàn bộ thông tin thẻ tín dụng không bị lộ.
Sau đó, OpenAI cam kết thực hiện một loạt các giải pháp để cải thiện tính an toàn của hệ thống nhằm ngăn chặn bất kỳ sự cố nào tiếp theo.
Trong một dòng trạng thái đăng tải trên Twitter ngày 22/3, Giám đốc điều hành Sam Altman cho biết công ty cảm thấy rất tiếc vì sự cố này.
OpenAI cho biết sự cố hiển thị thông tin thanh toán chỉ ảnh hưởng đến 1,2% số người đăng ký ChatGPT Plus đang hoạt động và sự cố rò rỉ chỉ kéo dài 9 tiếng.
Mặc dù 1,2% nghe qua có vẻ là một tỷ lệ nhỏ nhưng dịch vụ ChatGPT đã đạt 100 triệu người dùng vào tháng 2 vừa qua, lập kỷ lục về phần mềm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về người dùng. Hiện OpenAI vẫn chưa tiết lộ con số chính xác về số lượng tài khoản đăng ký trả tiền bị rò rỉ thông tin.
Trước đó, các chuyên gia an ninh mạng nhiều lần cảnh cáo những rủi ro liên quan đến ChatGPT. Trong một bài viết cuối tháng 2, nhà nghiên cứu M.H. Homaei gọi nguy cơ rò rỉ dữ liệu là một trong những mối quan tâm bảo mật chính đối với ChatGPT. Trong khi đó, Specops Software cảnh báo ChatGPT có thể đối mặt với rủi ro an ninh mạng lớn hơn lợi ích thực tế.
Sau khi ra mắt vào tháng 11 năm ngoái, ChatGPT đã nhanh chóng hấp dẫn người dùng như một công cụ AI có khả năng cao. Phần mềm này thậm chí còn vượt qua kỳ thi đại học ở Mỹ để đạt điểm cao đủ để vào trường luật và trường kinh doanh. Sau màn ra mắt thành công của ChatGPT, một loạt ông lớn công nghệ trên thế giới cũng tham gia vào cuộc đua AI, tìm ra đối thủ xứng tầm. Tỷ phú Elon Musk được cho là đang tìm cách phát triển một công cụ AI tương tự của riêng mình. Trong khi Google đã ra mắt phần mềm Bard với tính năng giống ChatGPT trong tuần trước.
Theo Genk