Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Quentin Tarantino đã từng nói sẽ chỉ làm 10 phim trong sự nghiệp điện ảnh của mình, và Once upon a time in Hollywood là phim thứ 9, một sự trở lại sau 4 năm đằng đẳng mong chờ của giới mộ điệu từ Eighful Hate (2015). Tuy vậy, thật đáng tiếc phải nói đây là một phim khá thường, thường so với dáng vóc tầm cỡ của Tarantino cùng dàn sao Leonardo Dicaprio, Brad Pitt và Margot Robbie (yeh, bạn đúng rồi đó, chính là cô đào nóng bỏng trong The Woft of Wall Street, cũng Leonardo đóng vai chính).
Video Review cho ai lười đọc chữ:
Nhiều nhà phê bình của Việt Nam và cả thế giới đều sẽ nói phim này của Tarantino mang tính “cá nhân” nhất trong những phim của ông, mang đến nhiều suy ngẫm bla bla … Ở chiều ngược lại, bản thân mình dù rất thích Tarantino và Leonardo, nhưng phải thật lòng mà nhận định thì mình không thấy phim này hay. Nó giống như một hoài niệm, một chiêm nghiệm lại nghề nghiệp của chính Tarantino, về những thăng trầm, những góc khuất của Hollywood trong một góc nhìn thản nhiên tưng tửng không đầu không cuối như chính phong cách phim của vị đạo diễn này từ trước đến nay.
Khi đọc thông tin về việc Tarantino sẽ làm bộ phim này dựa trên câu chuyện có thật về vụ thảm sát kinh hoàng của băng cướp cuồng tín cực đoan The Manson với nữ diễn viên Sharon Tale (vợ của đạo diễn lừng danh và tai tiếng Roman Polanski), ai cũng nghĩ đây chính xác là phim phải do Quentin làm, Quentin làm mới ra chất máu lạnh kinh sợ được. Nhưng hỡi ôi, xem xong cứ phải hỏi, ủa máu đâu, giết đâu, khủng khiếp đâu, cái quái gì thế này, phim này là do Tarantino làm sao? Không đã, không phê, không sướng, không kích thích, không phấn kích từng khung cảnh, từng trường đoạn, không bất ngờ như các phim trước. Có lẽ, Tarantino cũng giống như anh chàng Rick Dalton trong phim, không muốn đóng khung, không muốn lặp lại, nên đã thay đổi, nhẹ nhàng, thi vị, châm biếm, lả lơi. Nhưng, nếu thế thì còn đâu ham muốn, còn đâu trải nghiệm giống như xem phim Tarantino trước đây nữa.
Once upon a time in Hollywood tái hiện chân thực khung cảnh thập niên 70 bằng những góc máy, thời trang, âm nhạc, không khí nhịp sống, con người ở Los Angeles, giấc mơ Mỹ… có thể nói là cực chuẩn, những chiếc TV đời cổ đang ra rả nói về chiến tranh Việt Nam, trong phim cũng có đoạn thoại nôm na “bọn diễn viên rởm đời bắn giết trên phim nhưng người ta đang chết thật trong cuộc chiến bên ngoài”. Nói chung, về kỹ thuật điện ảnh không có gì phải chê trách. Dù vậy, phim có nhịp chậm, đều đều, từ từ, thiên về thoại (Tarantino rất thích thoại) và ít cao trào kịch tính, nên ai không kiên nhẫn, đảm bảo sẽ bỏ về sau 30p, hoặc 60p hoặc 1h30p, thật đấy, xem đến 1h30 rồi vẫn đéo hiểu chuyện gì đang diễn ra. Tất cả chỉ tập trung trong 30p cuối phim, như một món quà cho ai cố gắng đợi, dù là quà này cũng không to lắm.
Leonardo Dicaprio, người ta nói anh là “ngôi sao cuối cùng của Hollywood”, bởi một mình anh có thể làm nên tất cả, không phải dựa vào những siêu anh hùng, hay đua xe giải cứu thế giới. Leonardo cũng chọn phim rất kỹ lưỡng, đạo diễn Quentin khi quyết định làm phim này cũng nghĩ ngay đến việc mời Leo vào vai chính, trước đó 2 người từng hợp tác rất ăn ý trong Django Unchained. Có thể nói là trong phim này Leo diễn quá tốt, quá đỉnh với sự chín muồi trong khả năng hóa thân, nó là sự kết hợp cách diễn của The Aviator, The Wolf of Wall Street và The Revenant. Chúng ta từng có những phim về diễn viên hết thời, như phim Birdman với diễn xuất xuất thần của Michael Keaton, và giờ là vai diễn Rick Dalton của Leo.
Nhưng sau tất cả, Brad Pitt mới chính là nhân vật chất nhất trong phim, anh đập Bruce Lee (Lý Tiểu Long) nhừ tử, một cách ẩn dụ chửi võ thuật Trung Hoa chỉ là thứ mèo quào của Tarantino. Cách Brad Pitt thể hiện nhân vật Booth rất lãng tử, mạnh mẽ, gai góc, chất chơi, đù má, dạng nhìn thấy là rụng trứng ngay ấy, dù Booth có tiền sử giết vợ. Có thể nói đây là vai diễn trở lại đầy xuất sắc của Brad Pitt, dù không phải vai chính, nhưng cũng có thể nói là ngang ngang như vai chính.
Còn Margot Robbie trong phim này đẹp, nhưng vai thì nhạt, nhờ nhờ lướt lướt, không đi đến đâu. Tiếc, tiếc cho một nhân vật Sharon Tale tiềm năng, và tiếc cho khả năng diễn xuất của Margot Robbie.
Nói chung có thể tóm tắt Once Upon A Time in Hollywood trong một từ “vụn”. Tarantino đã quyết định là một phim theo ý mình, theo cách nghĩ của mình, đậm chất tự sự và ẩn ý trong những chỉ tiết nhỏ, trong những tình tiết không đầu không cuối để phơi bày lồ lộ về Hollywood, về những diễn viên, người đóng thế, đạo diễn, sản xuất, về bọn Hippie … Nhưng ở câu chuyện lớn và bản sắc của chính mình lại hoàn toàn mờ nhạt.
Dù sao, mình khen hay chê thì những ai thích Tarantino, Leonardo và Brad Pitt đều sẽ ra rạp thôi. Nên đi xem sớm, vì với tình hình này, phim sẽ bị cắt xuất chiếu rất nhanh.
Video Review cho ai lười đọc chữ:
Nhiều nhà phê bình của Việt Nam và cả thế giới đều sẽ nói phim này của Tarantino mang tính “cá nhân” nhất trong những phim của ông, mang đến nhiều suy ngẫm bla bla … Ở chiều ngược lại, bản thân mình dù rất thích Tarantino và Leonardo, nhưng phải thật lòng mà nhận định thì mình không thấy phim này hay. Nó giống như một hoài niệm, một chiêm nghiệm lại nghề nghiệp của chính Tarantino, về những thăng trầm, những góc khuất của Hollywood trong một góc nhìn thản nhiên tưng tửng không đầu không cuối như chính phong cách phim của vị đạo diễn này từ trước đến nay.
Khi đọc thông tin về việc Tarantino sẽ làm bộ phim này dựa trên câu chuyện có thật về vụ thảm sát kinh hoàng của băng cướp cuồng tín cực đoan The Manson với nữ diễn viên Sharon Tale (vợ của đạo diễn lừng danh và tai tiếng Roman Polanski), ai cũng nghĩ đây chính xác là phim phải do Quentin làm, Quentin làm mới ra chất máu lạnh kinh sợ được. Nhưng hỡi ôi, xem xong cứ phải hỏi, ủa máu đâu, giết đâu, khủng khiếp đâu, cái quái gì thế này, phim này là do Tarantino làm sao? Không đã, không phê, không sướng, không kích thích, không phấn kích từng khung cảnh, từng trường đoạn, không bất ngờ như các phim trước. Có lẽ, Tarantino cũng giống như anh chàng Rick Dalton trong phim, không muốn đóng khung, không muốn lặp lại, nên đã thay đổi, nhẹ nhàng, thi vị, châm biếm, lả lơi. Nhưng, nếu thế thì còn đâu ham muốn, còn đâu trải nghiệm giống như xem phim Tarantino trước đây nữa.
Once upon a time in Hollywood tái hiện chân thực khung cảnh thập niên 70 bằng những góc máy, thời trang, âm nhạc, không khí nhịp sống, con người ở Los Angeles, giấc mơ Mỹ… có thể nói là cực chuẩn, những chiếc TV đời cổ đang ra rả nói về chiến tranh Việt Nam, trong phim cũng có đoạn thoại nôm na “bọn diễn viên rởm đời bắn giết trên phim nhưng người ta đang chết thật trong cuộc chiến bên ngoài”. Nói chung, về kỹ thuật điện ảnh không có gì phải chê trách. Dù vậy, phim có nhịp chậm, đều đều, từ từ, thiên về thoại (Tarantino rất thích thoại) và ít cao trào kịch tính, nên ai không kiên nhẫn, đảm bảo sẽ bỏ về sau 30p, hoặc 60p hoặc 1h30p, thật đấy, xem đến 1h30 rồi vẫn đéo hiểu chuyện gì đang diễn ra. Tất cả chỉ tập trung trong 30p cuối phim, như một món quà cho ai cố gắng đợi, dù là quà này cũng không to lắm.
Leonardo Dicaprio, người ta nói anh là “ngôi sao cuối cùng của Hollywood”, bởi một mình anh có thể làm nên tất cả, không phải dựa vào những siêu anh hùng, hay đua xe giải cứu thế giới. Leonardo cũng chọn phim rất kỹ lưỡng, đạo diễn Quentin khi quyết định làm phim này cũng nghĩ ngay đến việc mời Leo vào vai chính, trước đó 2 người từng hợp tác rất ăn ý trong Django Unchained. Có thể nói là trong phim này Leo diễn quá tốt, quá đỉnh với sự chín muồi trong khả năng hóa thân, nó là sự kết hợp cách diễn của The Aviator, The Wolf of Wall Street và The Revenant. Chúng ta từng có những phim về diễn viên hết thời, như phim Birdman với diễn xuất xuất thần của Michael Keaton, và giờ là vai diễn Rick Dalton của Leo.
Nhưng sau tất cả, Brad Pitt mới chính là nhân vật chất nhất trong phim, anh đập Bruce Lee (Lý Tiểu Long) nhừ tử, một cách ẩn dụ chửi võ thuật Trung Hoa chỉ là thứ mèo quào của Tarantino. Cách Brad Pitt thể hiện nhân vật Booth rất lãng tử, mạnh mẽ, gai góc, chất chơi, đù má, dạng nhìn thấy là rụng trứng ngay ấy, dù Booth có tiền sử giết vợ. Có thể nói đây là vai diễn trở lại đầy xuất sắc của Brad Pitt, dù không phải vai chính, nhưng cũng có thể nói là ngang ngang như vai chính.
Còn Margot Robbie trong phim này đẹp, nhưng vai thì nhạt, nhờ nhờ lướt lướt, không đi đến đâu. Tiếc, tiếc cho một nhân vật Sharon Tale tiềm năng, và tiếc cho khả năng diễn xuất của Margot Robbie.
Nói chung có thể tóm tắt Once Upon A Time in Hollywood trong một từ “vụn”. Tarantino đã quyết định là một phim theo ý mình, theo cách nghĩ của mình, đậm chất tự sự và ẩn ý trong những chỉ tiết nhỏ, trong những tình tiết không đầu không cuối để phơi bày lồ lộ về Hollywood, về những diễn viên, người đóng thế, đạo diễn, sản xuất, về bọn Hippie … Nhưng ở câu chuyện lớn và bản sắc của chính mình lại hoàn toàn mờ nhạt.
Dù sao, mình khen hay chê thì những ai thích Tarantino, Leonardo và Brad Pitt đều sẽ ra rạp thôi. Nên đi xem sớm, vì với tình hình này, phim sẽ bị cắt xuất chiếu rất nhanh.