pegasus3390
Well-Known Member
Trên thị trường mặc dù một phần lớn các mẫu TV hiện nay sử dụng nền tảng LCD truyền thống, tuy nhiên ngày càng nhiều các nhà sản xuất đưa thêm công nghệ màn hình OLED vào sản phẩm của mình nhằm tăng chất lượng sản phẩm đặc biệt là ở phân khúc cao cấp.
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với LG bởi hãng hiện đang thành công với việc sử dụng công nghệ OLED cho các sản phẩm màn hình phẳng UHD TV của mình. Sony cũng giới thiệu rằng hãng sẽ tung ra những mẫu TV OLED trong năm nay, nhưng Sony lại mua tấm nền OLED từ LG Display (một công ty độc lập trực thuộc LG). Thực tế, LG Display hiện là công ty duy nhất trên thế giới sản xuất tấm nền OLED cho TV phổ thông. LG trước đây cũng cạnh tranh với Samsung trong việc sản xuất tấm nền OLED cho màn hình điện thoại, nhưng trong vài năm trở lại đây hãng quyết định chiếm lĩnh thị trường TV OLED, ít nhất là tại thời điểm hiện tại
Các công ty khác cũng đang quảng bá về các TV OLED, tuy nhiên độ phủ không rộng và tất cả các nhà sản xuất sử dụng tấm nền OLED này đều lấy nguồn hàng từ LG Display. Nhưng điều đó không có nghĩa là những mẫu TV này đều giống nhau, thực tế là mỗi nhà sản xuất đều sử dụng hệ thống điện tử và xử lý hình ảnh khác nhau.
Phillips:
Công ty Hà Lan này đã cố gắng nhiều năm để mở rộng độ phủ sản phẩm của mình nhưng kết quả đạt được rất hạn chế. Các TV 4K thương hiệu Phillips hiện nay đang được bán ra tại Mỹ thông qua việc cấp quyền cho công ty Nhật Bản là Funai và chủ yếu hướng đến phân khúc giá rẻ.
Nhưng Phillips vẫn đang cố gắng giới thiệu các TV của hãng ra bên ngoài với tính năng đặc trưng là "Ambilight". Tính năng này sẽ phản chiếu 1 phần hình ảnh trên màn hình lên bức tường phía sau thông qua hiệu ứng đèn mặc dù không phải lúc nào chúng cũng hoạt động tốt, đặc biệt là khi phòng được đặt trong bóng tôi hoàn toàn.
Chúng ta từng nghe nói về chiếc TV OLED của Phillips hồi đầu năm nay tại sự kiện CES, tuy nhiên có vẻ như đây chỉ nhằm mục đích quảng bá bởi CES là sự kiện thu hút truyền thông từ khắp nơi trên thế giới. Công ty này hiện tại chỉ cung cấp một mẫu TV OLED duy nhất kích thước 55 inch và phân phối ở một số thị trường mà hãng còn đang kinh doanh tốt.
Toshiba:
Khi nói đến TV, Toshiba là một trường hợp đáng buồn. Đây từng là một trong những công ty rất đột phá trên thị trường khi lần đầu tiên tung ra máy chiếu tầm gần 40 inch tỷ lệ 16:9 độ phân giải 480i cùng với việc tối ưu hóa tăng cường hình ảnh từ DVD trước khi các TV HD xuất hiện. Và khoảng 10 năm trước đây, hãng còn tung ra công nghệ rất hứa hẹn gọi là SED (Bề mặt bán dẫn hiển thị). Được phát triển bởi Canon nhằm tận dụng những ưu điểm của TV CRT lên màn hình phẳng (màu đen tốt, chuyển động mượt mà, góc nhìn rộng). Tuy nhiên công nghệ này khá đắt đỏ và vấn đề về tranh chấp với Canon dẫn đến nó bị xếp xó.
Sau đó là cuộc chiến về định dạng HD khi mà Toshiba lại thua cuộc với định dạng đĩa HD DVD trước Blu-ray của Sony. Chính vì điều đó mà thương hiệu Toshiba bị lu mờ đi ở Mỹ nhưng vẫn còn hiện diện ở Châu Âu và Anh. Hầu hết các công nghệ của hãng vẫn được phát triển ở trụ sở ở Mỹ nhưng họ lại đặt nhà máy sản xuất ở nước khác như Thổ Nhĩ kỳ.
Công ty này cũng tạo ra một mẫu TV 65 inch OLED 65X9763, và mặc dù là sản phẩm khá tốt nhưng nó lại bị kéo lùi bởi những người lên kế hoạch. Mẫu TV 4K này có màu sắc tốt tuy nhiên lại thiếu đi tính năng quan trọng đó là HDR. Một quyết định thiếu sáng suốt.
Sharp
Đây là công ty lẩn quẩn nhất trong tất cả các nhà sản xuất TV lớn. Họ từng thống trị thị trường với TV Aquos và thời điểm đó một chiếc TV 50 inch của hãng có giá tối thiểu là $10.000. Mặc dù họ vẫn giữ một vị trí lớn ở Nhật Bản ngay cả khi giá đã xuống thấp, nhưng thị trường của hãng ở nước ngoài chỉ còn vụn vặt.
Nỗ lực đáng chú ý nhất của hãng là khởi động lại cái tên Pioneer Elite thông qua việc xây dựng thương hiệu Sharp Elite. Theo nhiều tin đồn thời điểm đó rằng các kỹ sư hình ảnh từ Pioneer đã chuyển sang Sharp làm việc sau khi Pioneer không còn sản xuất plasma nữa. Dòng Sharp Elite không phải là TV Plasma, chúng là những mẫu TV LCD/LED với khả năng làm tối cục bộ tốt nhất. Nhưng vấn đề là những mẫu này rất đắt tiền và chúng cũng không đạt được chất lượng như TV Plasma Pioneer Elite từng có.
Vài năm sau đó Sharp bán đi quyền sử dụng thương hiệu ở Mỹ của mình cho công ty Trung Quốc là Hisense. Đến thời gian gần đây Sharp đang muốn lấy lại quyền bán TV ở Mỹ do vấn đề là Hisense sử dụng tên thương hiệu này cho các mẫu TV giá rẻ chất lượng thấp. Tuy vậy chính bản thân Sharp cũng đã bị bán lại cho gã khổng lồ Trung Quốc là Foxconn và công ty này đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất tấm nền dưới tên Sharp và nhà máy này sẽ đặt ở Nhật Bản hoặc Trung Quốc thì vẫn chưa biết được.
Việc sản xuất tấm nền OLED sẽ phục vụ cho cả màn hình điện thoại (hiện đang bị Samsung thống trị) và màn hình TV (LG là nhà cung cấp duy nhất). Nếu điều này có thể thực hiện được (trong 2-3 năm tới) thì họ có khả năng chiếm lĩnh thị trường khi nó được mở rộng, đặc biệt là nếu Sharp có thể bán tấm nền này cho các nhà sản xuất khác và cạnh tranh với LG Display.
Panasonic
Panasonic cũng từng là một đối thủ lớn trên thị trường HDTV, nhưng họ đã đánh mất sự thu hút sau khi dừng sản xuất TV plasma. Và đó cũng là thời điểm chúng ta thấy thị trường chuyển dịch sang chuẩn 4K mới. Mặc dù chúng ta vẫn chưa nói chắc chắn nhưng một trong những lý do plasma dừng sản xuất là bởi vì các điểm ảnh plasma đơn giản là không thể làm nhỏ hơn để hỗ trợ 4K trên các mẫu TV phổ biến, hoặc ít nhất là chi phí có thể phù hợp để đưa ra thị trường. Và tất nhiên một lý do khác nữa là LCD đã bỏ xa rất nhiều về doanh số.
Tuy nhiên nó không đồng nghĩa với việc Panasonic biến mất. Họ vẫn đang bán sản phẩm trên nhiều nơi trên thế giới và không phải TV plasma mà là LCD. Nhưng hiện tại, hãng cũng đang sản xuất 2 mẫu OLED, mỗi mẫu có 2 kích thước gồm TX65EZ952B (55 và 65 inch) và mẫu TX-65EZ1002B (65 và 77 inch). Và theo nhiều đánh giá, chất lượng của chúng rất tốt, có thể là những TV OLED tốt nhất trên thị trường nhưng cơ bản là chúng không phổ biến, những mẫu TV OLED của hãng này đều chỉ hỗ trợ HDR10 mà không có Dolby Vision HDR.
Loewe:
Loewe là cái tên khá lạ với nhiều người nhưng đây là công ty Đức được thành lập từ năm 1923 và nổi tiếng ở Châu Âu. Hiện nhà sản xuất TV cao cấp này đã chuyển gần như toàn bộ các dòng TV của mình sang tấm nền OLED (tất nhiên cũng mua từ LG) và kết hợp thêm với hệ thống soundbar đặc biệt chỉ được đưa ra khi bật TV thôi.
Các nhà sản xuất Trung Quốc.
Hisense và TCL là hai thương hiệu Trung Quốc được biết đến nhiều nhất mặc dù vẫn còn nhiều thương hiệu khác phổ biến khác nữa trong nội địa tuy nhiên hiện tại chúng ta vẫn chưa thấy các mẫu TV OLED từ nhà sản xuất Trung Quốc. Tuy nhiên khi mà Sharp do Foxconn chủ quản đồng thời với việc nâng cấp chất lượng hình ảnh thì không lạ nếu chúng ta thấy TV OLED mới từ Trung Quốc.