Trong một động thái cực kỳ yên ắng, LG thả nhẹ một chiếc clip với tên gọi khá hấp dẫn: Sự thật đằng sau OLED.
Mục đích của clip đơn giản là lý giải sự khác biệt của OLED và LED, đồng thời tôn lên ưu điểm của các công nghệ hình ảnh lên mà thôi. Đáng chú ý là trong clip lại có một khung hình nhắc đến QLED, chuyện này khiến không khí giữa các bên liên quan trở nên nóng hơn cả.
Với người tiêu dùng bình thường, các khái niệm như LED, OLED hay QLED có vẻ khá phức tạp. Cũng bởi vì ai cũng đều mong mua được một chiếc Tivi ổn định, dùng về lâu về dài.
Vậy thì, hãy cùng nhau bình luận phân tích về LED, OLED và QLED nhé.
Đau đầu vì LED, OLED và QLED?
LED là công nghệ hiển thị có từ lâu, sử dụng các đi-ốt phát quang để hiển thị hình ảnh. Có thể nói, LED là khởi nguồn của màn hình Tivi hiện nay.
Tivi LED đã có quá trình phát triển rất dài. Khi mà nhu cầu của người dùng không ngừng leo thang, các nhà sản xuất phải tìm cách cải thiện chất lượng hình ảnh trên Tivi của họ. Từ đây, OLED và QLED ra đời, kéo theo hai trường phái sản xuất màn hình Tivi.
OLED vốn vẫn được "ca ngợi" quá đà về chất lượng hình ảnh nhờ công nghệ mới với Đi-Ốt hữu cơ phát quang. Nhưng vì mang tính ‘hữu cơ’ nên hạn sử dụng bị rút ngắn đi đáng kể. Độ bền của TV OLED là chuyện khoa học đã chứng minh, không có gì phải bàn cãi, khi điểm ảnh màu xanh trong hệ RGB bị suy giảm rất nhanh so với 2 màu còn lại. Để giải quyết chuyện này, LG đã thêm vào điểm ảnh màu trắng, cùng với đó là lớp lọc màu thông qua điểm ảnh trắng, tức là thêm một bước trước khi phát quang ra màu sắc từng điểm ảnh. Ngoài ra, OLED bị một lỗi lớn cố hữu: hiện tượng burn-in, bóng mờ, khi một hình ảnh xuất hiện quá lâu và liên tục, cùng một vị trí trên màn OLED, như là logo của kênh truyền hình TV chẳng hạn, nó sẽ tạo ra một vệt hằn mờ trên đó.
QLED thì do Samsung độc quyền sáng chế. Chữ Q bắt nguồn từ Quantum, với bộ lọc lượng tử, nghe rất hot và thời thượng trong thời buổi hiện nay. QLED trội hơn ở chỗ sáng hơn nhiều và hoàn toàn không bị burn-in cho tới khi màn hư, đây là đặc trưng của công nghệ tấm nền màn hình.
Chọn OLED hay QLED?
Đây là một câu hỏi khó? Ưu và nhược của cả hai đều đã liệt kê ra ở trên rồi. Phần sau đây, có lẽ nên nói về đối tượng người dùng phù hợp hơn với từng loại Tivi.
OLED sẽ phù hợp với người dùng có điều kiện, dư dả về kinh tế; bởi, họ không màng đến chi phí và những lần thay màn sửa chữa nếu lỡ có bị burn-in (hiện tượng lưu ảnh), dùng 2 - 3 năm thì đổi TV mới như là một thú chơi.
Lỗi cố hữu này của OLED xuất hiện khi hợp chất phát quang mất đi khả năng ban đầu sau nhiều giờ phát sáng. Bù lại, OLED cho màu đen rất sâu, hoàn toàn trung thực vì khi đó hợp chất cũng tắt sáng chứ không ‘giả lập’ màu đen. Ngoài ra thì OLED cũng tận dụng sắc đen sâu để nới rộng dài màu động HDR. Đáng tiếc thay, OLED bị giới hạn ở độ sáng 1000 nits, tức khó xem ở ngoài trời sáng.
QLED sẽ phù hợp hơn với người dùng mong muốn sự ổn định. Lý do là vì QLED vẫn dùng LED truyền thống, không có sự can thiệp của điểm ảnh hữu cơ. QLED có độ sáng vượt trội hơn OLED. Đồng nghĩa, QLED sử dụng tốt ở phòng khách có nhiều đèn, mở cửa thoải mái hoặc đặt ngoài không gian thoáng đãng, trong điều kiện nhiều sáng.
Thêm nữa, QLED sẽ không gặp hiện tượng burn-in vì không có điểm ảnh hữu cơ. Cho nên, không gây cảm giác lo lắng về độ bền hay hiện tượng burn-in
OLED hay QLED: Vì đâu mà cứ đau đầu?
Vậy là chúng ta đã tường tận nguồn gốc, ưu-nhược của cả hai công nghệ OLED và QLED. Đây cũng là hai trường phái màn hình mà những nhà sản xuất Tivi đang theo đuổi.
OLED thì có Sony, LG… QLED thì có Samsung… LED thì trước đây có cả 3 thương hiệu này. Tuy nhiên, không hiểu vì sao mà trong clip, LG lại nhấn mạnh ưu điểm của OLED mà lại quên đi rằng họ cũng đã sản xuất rất nhiều màn hình LED. Giờ làm clip chê LED thì TV LED bán cho ai, nên đòn này của LG cũng hơi khó hiểu. Chỉ cần một lượt tìm kiếm trên Google thì chúng ta cũng thấy Tivi LED của LG sẽ nhiều đến thế nào. Không lẽ, ‘người chơi’ này đã không còn tự tin vào LED nữa mà chỉ đi theo OLED?
Lựa chọn trong tay người dùng
OLED và QLED là hai công nghệ đều có những điểm mạnh để đối đầu với những điểm yếu của bên còn lại. Như đã nói trên đây, lựa chọn màn OLED hay QLED đều không thành vấn đề, miễn là bạn hài lòng với lựa chọn cũng như mục đích sử dụng của mình.
Mục đích của clip đơn giản là lý giải sự khác biệt của OLED và LED, đồng thời tôn lên ưu điểm của các công nghệ hình ảnh lên mà thôi. Đáng chú ý là trong clip lại có một khung hình nhắc đến QLED, chuyện này khiến không khí giữa các bên liên quan trở nên nóng hơn cả.
Với người tiêu dùng bình thường, các khái niệm như LED, OLED hay QLED có vẻ khá phức tạp. Cũng bởi vì ai cũng đều mong mua được một chiếc Tivi ổn định, dùng về lâu về dài.
Vậy thì, hãy cùng nhau bình luận phân tích về LED, OLED và QLED nhé.
Đau đầu vì LED, OLED và QLED?
LED là công nghệ hiển thị có từ lâu, sử dụng các đi-ốt phát quang để hiển thị hình ảnh. Có thể nói, LED là khởi nguồn của màn hình Tivi hiện nay.
Tivi LED đã có quá trình phát triển rất dài. Khi mà nhu cầu của người dùng không ngừng leo thang, các nhà sản xuất phải tìm cách cải thiện chất lượng hình ảnh trên Tivi của họ. Từ đây, OLED và QLED ra đời, kéo theo hai trường phái sản xuất màn hình Tivi.
OLED vốn vẫn được "ca ngợi" quá đà về chất lượng hình ảnh nhờ công nghệ mới với Đi-Ốt hữu cơ phát quang. Nhưng vì mang tính ‘hữu cơ’ nên hạn sử dụng bị rút ngắn đi đáng kể. Độ bền của TV OLED là chuyện khoa học đã chứng minh, không có gì phải bàn cãi, khi điểm ảnh màu xanh trong hệ RGB bị suy giảm rất nhanh so với 2 màu còn lại. Để giải quyết chuyện này, LG đã thêm vào điểm ảnh màu trắng, cùng với đó là lớp lọc màu thông qua điểm ảnh trắng, tức là thêm một bước trước khi phát quang ra màu sắc từng điểm ảnh. Ngoài ra, OLED bị một lỗi lớn cố hữu: hiện tượng burn-in, bóng mờ, khi một hình ảnh xuất hiện quá lâu và liên tục, cùng một vị trí trên màn OLED, như là logo của kênh truyền hình TV chẳng hạn, nó sẽ tạo ra một vệt hằn mờ trên đó.
QLED thì do Samsung độc quyền sáng chế. Chữ Q bắt nguồn từ Quantum, với bộ lọc lượng tử, nghe rất hot và thời thượng trong thời buổi hiện nay. QLED trội hơn ở chỗ sáng hơn nhiều và hoàn toàn không bị burn-in cho tới khi màn hư, đây là đặc trưng của công nghệ tấm nền màn hình.
Chọn OLED hay QLED?
Đây là một câu hỏi khó? Ưu và nhược của cả hai đều đã liệt kê ra ở trên rồi. Phần sau đây, có lẽ nên nói về đối tượng người dùng phù hợp hơn với từng loại Tivi.
OLED sẽ phù hợp với người dùng có điều kiện, dư dả về kinh tế; bởi, họ không màng đến chi phí và những lần thay màn sửa chữa nếu lỡ có bị burn-in (hiện tượng lưu ảnh), dùng 2 - 3 năm thì đổi TV mới như là một thú chơi.
Lỗi cố hữu này của OLED xuất hiện khi hợp chất phát quang mất đi khả năng ban đầu sau nhiều giờ phát sáng. Bù lại, OLED cho màu đen rất sâu, hoàn toàn trung thực vì khi đó hợp chất cũng tắt sáng chứ không ‘giả lập’ màu đen. Ngoài ra thì OLED cũng tận dụng sắc đen sâu để nới rộng dài màu động HDR. Đáng tiếc thay, OLED bị giới hạn ở độ sáng 1000 nits, tức khó xem ở ngoài trời sáng.
QLED sẽ phù hợp hơn với người dùng mong muốn sự ổn định. Lý do là vì QLED vẫn dùng LED truyền thống, không có sự can thiệp của điểm ảnh hữu cơ. QLED có độ sáng vượt trội hơn OLED. Đồng nghĩa, QLED sử dụng tốt ở phòng khách có nhiều đèn, mở cửa thoải mái hoặc đặt ngoài không gian thoáng đãng, trong điều kiện nhiều sáng.
Thêm nữa, QLED sẽ không gặp hiện tượng burn-in vì không có điểm ảnh hữu cơ. Cho nên, không gây cảm giác lo lắng về độ bền hay hiện tượng burn-in
OLED hay QLED: Vì đâu mà cứ đau đầu?
Vậy là chúng ta đã tường tận nguồn gốc, ưu-nhược của cả hai công nghệ OLED và QLED. Đây cũng là hai trường phái màn hình mà những nhà sản xuất Tivi đang theo đuổi.
OLED thì có Sony, LG… QLED thì có Samsung… LED thì trước đây có cả 3 thương hiệu này. Tuy nhiên, không hiểu vì sao mà trong clip, LG lại nhấn mạnh ưu điểm của OLED mà lại quên đi rằng họ cũng đã sản xuất rất nhiều màn hình LED. Giờ làm clip chê LED thì TV LED bán cho ai, nên đòn này của LG cũng hơi khó hiểu. Chỉ cần một lượt tìm kiếm trên Google thì chúng ta cũng thấy Tivi LED của LG sẽ nhiều đến thế nào. Không lẽ, ‘người chơi’ này đã không còn tự tin vào LED nữa mà chỉ đi theo OLED?
Lựa chọn trong tay người dùng
OLED và QLED là hai công nghệ đều có những điểm mạnh để đối đầu với những điểm yếu của bên còn lại. Như đã nói trên đây, lựa chọn màn OLED hay QLED đều không thành vấn đề, miễn là bạn hài lòng với lựa chọn cũng như mục đích sử dụng của mình.