Những chiếc card RTX mới nhất của NVIDIA là dòng GPU đầu tiên có tính năng dò tia (ray-tracing) theo thời gian thực, một phần có thể giúp cho các tựa game trở nên đẹp hơn.
Tuy niên, không chỉ dừng lại ở đó, chúng cũng có nền tảng tính toán mạnh mẽ nhằm phục vụ cho sự phát triển AI. NVIDIA đã giới thiệu một ứng dụng AI mới từ những nhân Tensor có trong các chiếc card RTX, có tên là RTX Broadcast Engine. Và một trong những khả năng nổi bật của Broadcast Engine đó chính là có thể cắt phần nền ra khỏi video để tạo một "màn hình xanh lá" nhân tạo.
RTX Broadcast Engine hướng đến các game streamer và đi kèm với nhiều chức năng hữu ích. Dù vậy, RTX Greenscreen có lẽ mới là chức năng ấn tượng nhất. Bằng việc sử dụng sức mạnh tính toán có trên những chiếc card RTX, Broadcast Engine có thể xử lý video theo thời gian thực và nhận thức được phần nào là streamer, phần nào là hậu cảnh. Thế nên, bạn có thể thay thế nền phía sau bằng những cảnh khác nhau hoặc làm nó trong suốt đi khi stream.
RTX Greenscreen tương tự với những tính năng tích hợp trên một vài mẫu webcam như Logitech C922x hay Razer Stargazer, thế nhưng, giải phải của NVIDIA hoạt động với mọi nguồn video. Cũng phải thừa nhận, tính năng tùy chỉnh hay xóa bỏ hậu cảnh có trên những webcam này hoạt động không quá tốt. Nếu giải pháp của NVIDIA hoạt động ổn định, các thiết bị này nhiều khả năng sẽ bị gạt bỏ qua một bên.
RTX Broadcast Engine cũng đi kèm tính năng tăng cường thực tế (AR) theo dõi khuôn mặt, có tên là RTX AR. Nó nhận dạng đầy đủ chi tiết khuôn mặt của bạn để ánh xạ và render trên mô hình 3D. Tính năng này tương tự như những phần cứng chuyên dụng có trên iPhone. Chiếc smartphone này sử dụng các chấm hồng ngoại (IR) và những camera đặc biệt để ánh xạ khuôn mặt của bạn nhằm phục vụ cho FaceID hay cung cấp nhiều phiên bản khuôn mặt "Animoji". NVIDIA không cần những dữ liệu độ sâu thực sự bởi GPU có thể tận dụng AI cho mục đích này.
Cuối cùng là RTX Style Filters. Tính năng này sử dụng AI để đưa các bộ lọc vào toàn bộ video. Thực tế, bạn có thể sử dụng Broadcast Engine để giúp bạn có phong cách của một tựa game hay một artwork. Trong đoạn video demo, NVIDIA áp dụng bộ lọc "Starry Night" cho đoạn video theo thời gian thực. Chưa rõ họ sẽ làm như thế nào với các tựa game, nhưng điều này cũng khá thú vị bởi nó có thể tạo ra một số hiệu ứng thú vị trong quá trình streaming.
Các nhà phát triển có thể đăng ký truy cập sớm vào RTX Broadcast Engine ngay bây giờ trên trang web chính thức của NVIDIA. NVIDIA xác nhận họ cũng sẽ tung ra cho mọi người "trong vài tháng tới". Công ty này cũng đang hợp tác với công ty đứng đằng sau phần mềm streaming phổ biến nhất, OBS, để tích hợp tính năng RTX Greenscreen vào đó.
Tuy niên, không chỉ dừng lại ở đó, chúng cũng có nền tảng tính toán mạnh mẽ nhằm phục vụ cho sự phát triển AI. NVIDIA đã giới thiệu một ứng dụng AI mới từ những nhân Tensor có trong các chiếc card RTX, có tên là RTX Broadcast Engine. Và một trong những khả năng nổi bật của Broadcast Engine đó chính là có thể cắt phần nền ra khỏi video để tạo một "màn hình xanh lá" nhân tạo.
RTX Broadcast Engine hướng đến các game streamer và đi kèm với nhiều chức năng hữu ích. Dù vậy, RTX Greenscreen có lẽ mới là chức năng ấn tượng nhất. Bằng việc sử dụng sức mạnh tính toán có trên những chiếc card RTX, Broadcast Engine có thể xử lý video theo thời gian thực và nhận thức được phần nào là streamer, phần nào là hậu cảnh. Thế nên, bạn có thể thay thế nền phía sau bằng những cảnh khác nhau hoặc làm nó trong suốt đi khi stream.
RTX Greenscreen tương tự với những tính năng tích hợp trên một vài mẫu webcam như Logitech C922x hay Razer Stargazer, thế nhưng, giải phải của NVIDIA hoạt động với mọi nguồn video. Cũng phải thừa nhận, tính năng tùy chỉnh hay xóa bỏ hậu cảnh có trên những webcam này hoạt động không quá tốt. Nếu giải pháp của NVIDIA hoạt động ổn định, các thiết bị này nhiều khả năng sẽ bị gạt bỏ qua một bên.
RTX Broadcast Engine cũng đi kèm tính năng tăng cường thực tế (AR) theo dõi khuôn mặt, có tên là RTX AR. Nó nhận dạng đầy đủ chi tiết khuôn mặt của bạn để ánh xạ và render trên mô hình 3D. Tính năng này tương tự như những phần cứng chuyên dụng có trên iPhone. Chiếc smartphone này sử dụng các chấm hồng ngoại (IR) và những camera đặc biệt để ánh xạ khuôn mặt của bạn nhằm phục vụ cho FaceID hay cung cấp nhiều phiên bản khuôn mặt "Animoji". NVIDIA không cần những dữ liệu độ sâu thực sự bởi GPU có thể tận dụng AI cho mục đích này.
Cuối cùng là RTX Style Filters. Tính năng này sử dụng AI để đưa các bộ lọc vào toàn bộ video. Thực tế, bạn có thể sử dụng Broadcast Engine để giúp bạn có phong cách của một tựa game hay một artwork. Trong đoạn video demo, NVIDIA áp dụng bộ lọc "Starry Night" cho đoạn video theo thời gian thực. Chưa rõ họ sẽ làm như thế nào với các tựa game, nhưng điều này cũng khá thú vị bởi nó có thể tạo ra một số hiệu ứng thú vị trong quá trình streaming.
Các nhà phát triển có thể đăng ký truy cập sớm vào RTX Broadcast Engine ngay bây giờ trên trang web chính thức của NVIDIA. NVIDIA xác nhận họ cũng sẽ tung ra cho mọi người "trong vài tháng tới". Công ty này cũng đang hợp tác với công ty đứng đằng sau phần mềm streaming phổ biến nhất, OBS, để tích hợp tính năng RTX Greenscreen vào đó.
Theo Vn review