NVIDIA thất hứa, cơn ác mộng cáp nguồn nóng chảy lại xuất hiện trên RTX 5090

NhatTrungNguyen

Super Moderators
Thành viên BQT

Bất chấp lời đảm bảo của NVIDIA, sự cố cáp nguồn nóng chảy lại một lần nữa xuất hiện trên RTX 5090.​


Hai năm sau sự cố "nóng chảy" cáp nguồn trên dòng card đồ họa RTX 4090, NVIDIA lại một lần nữa đối mặt với tình trạng tương tự trên thế hệ card RTX 5090 mới nhất. Những hình ảnh về đầu nối nguồn bị cháy xém, thậm chí gây hư hại cho cả PSU, đang lan truyền chóng mặt trên các diễn đàn công nghệ, làm dấy lên lo ngại về chất lượng và độ an toàn của chuẩn kết nối 12VHPWR.

rtx-5090-temperature-hot-spot-data.jpg


Vấn đề được ghi nhận lần đầu tiên bởi một người dùng Reddit, sau khi nâng cấp từ RTX 4090 lên RTX 5090 và nhận thấy mùi khét khi chơi Battlefield 5. Kiểm tra hệ thống, anh phát hiện phần nhựa của đầu nối nguồn, cả ở phía PSU lẫn GPU, đều bị cháy. Điều đáng nói, người dùng này khẳng định đã cắm cáp "chắc chắn và nghe tiếng click" ở cả hai đầu. Cáp được sử dụng là loại do MODDIY, một nhà sản xuất cáp tùy chỉnh nổi tiếng, cung cấp.


NVIDIA thất hứa, cơn ác mộng cáp nguồn nóng chảy lại xuất hiện trên RTX 5090- Ảnh 1.
Cơn ác mộng cáp nguồn nóng chảy đã quay lại với RTX 5090





NVIDIA thất hứa, cơn ác mộng cáp nguồn nóng chảy lại xuất hiện trên RTX 5090- Ảnh 2.


Mặc dù có thể quy lỗi cho cáp MODDIY, nhưng một người dùng khác là YouTuber người Tây Ban Nha Toro Tocho cũng gặp phải tình trạng cháy cáp tương tự (cả ở đầu nối trên card lẫn trên nguồn) với một chiếc RTX 5090 Founders Edition, dù đã sử dụng cáp do chính nhà sản xuất nguồn FSP cung cấp. Nhựa cũng bị nóng chảy vào đầu nối nguồn PCIe 5.0 trên bộ nguồn.


NVIDIA đã giới thiệu cổng nguồn 12VHPWR trên dòng card RTX 40-series của họ, và các bộ nguồn hỗ trợ tiêu chuẩn mới này cũng ra đời. Phiên bản RTX 4090 Founders Edition có thể tiêu thụ đến 450W qua cổng 12VHPWR, trong khi RTX 5090 mới có thể lên tới 575W qua một sợi cáp chịu được tối đa 600W. Sau những vấn đề ban đầu với các đầu nối RTX 4090 nóng chảy, PCI-SIG, tổ chức tiêu chuẩn chịu trách nhiệm cho cổng 12VHPWR, đã cập nhật nó lên một cổng 12V-2x6 mới ở cả phía card đồ họa và trong nhiều trường hợp là phía nguồn.

Cổng 12V-2x6 có các đầu cảm biến ngắn hơn và các đầu dẫn dài hơn, nhằm cải thiện độ tin cậy. Corsair giải thích rằng sự khác biệt này tuy có vẻ không lớn nhưng nó rất quan trọng để đảm bảo cáp nguồn được kết nối đúng cách với thiết bị sẽ hút nguồn từ bộ nguồn.

NVIDIA sử dụng cổng 12V-2x6 trên các card RTX 50-series, nhưng người dùng vẫn có thể tiếp tục dùng cáp 12VHPWR cũ. Corsair cho biết đây không phải là một loại cáp mới mà chỉ là sự thay đổi về vị trí các chân cắm trong ổ cắm, được gọi là 12V-2x6. Các nhà sản xuất nguồn như Corsair và MSI đã áp dụng các mã màu trên cáp 12VHPWR của họ, sao cho nếu người dùng vẫn nhìn thấy các chân màu vàng hoặc xám thì có nghĩa là đầu cắm chưa được lắp chặt hoàn toàn.



NVIDIA thất hứa, cơn ác mộng cáp nguồn nóng chảy lại xuất hiện trên RTX 5090- Ảnh 3.
Đồng thời sự cố này còn làm hỏng cả bộ nguồn của PC



Mặc dù vậy, có vẻ như những cải tiến này vẫn chưa đủ để giải quyết triệt để vấn đề. Việc các sự cố tương tự tái diễn trên RTX 5090 cho thấy có thể tồn tại những vấn đề sâu xa hơn liên quan đến thiết kế hoặc chất lượng của đầu nối 12VHPWR. Việc NVIDIA im lặng trước những thông tin này càng khiến cộng đồng game thủ và giới công nghệ thêm phần lo lắng.

Mặc dù Intel và AMD đều là thành viên của nhóm PCI-SIG tham gia phát triển cổng nguồn 12VHPWR, nhưng hiện chỉ có NVIDIA áp dụng tiêu chuẩn này cho các card đồ họa người dùng. Ngay cả dòng Radeon RX 9070-series sắp tới của AMD cũng vẫn sử dụng các đầu nối PCIe 8 chân thông thường. AMD thậm chí còn ám chỉ cổng 12VHPWR là một mối nguy cơ cháy nổ vào cuối năm 2022, khi giám đốc tiếp thị gaming Sasa Marinkovic của hãng đăng tweet "Hãy an toàn trong mùa lễ hội này" kèm hình ảnh các đầu nối 8 chân.

Cổng 12VHPWR đã bị gắn mác "lò đốt rác" do những sai sót trong thiết kế khiến người dùng cuối dễ gắn cáp không chặt. Cablemod cũng đã buộc phải thu hồi các bộ chuyển đổi nguồn GPU 12VHPWR của họ năm ngoái sau khi xuất hiện báo cáo về các bộ chuyển bị nóng chảy.
 
Bên trên