Đây sẽ là công cụ mạnh mẽ giúp người dùng và các nhà phát triển tận dụng sức mạnh của AI tạo sinh ngay trên máy tính của mình.
Giữa tháng 2 vừa qua, NVIDIA đã khiến người dùng bất ngờ khi giới thiệu chatbot AI của riêng mình có tên "Chat with RTX" – một ChatGPT có khả năng vận hành không cần internet khi chạy trực tiếp trên các máy tính Windows dùng GPU RTX 30 hoặc 40 series của công ty.
Theo NVIDIA, tất cả các GPU GeForce RTX 30 và 40 series với bộ nhớ ít nhất 8GB RAM đều hỗ trợ phần mềm này.
Việc chạy offline trên máy tính giúp người dùng cá nhân hóa được chatbot đó với các nội dung và lời nhắc riêng tư. Hơn thế nữa, việc vận hành và xử lý các ứng dụng ngay trên thiết bị thay vì gửi lên đám mây cũng giúp bảo vệ các dữ liệu nhạy cảm, làm chúng khó bị rò rỉ hơn khi được lưu trữ trên thiết bị.
Không chỉ bảo vệ quyền riêng tư, ưu thế về khả năng vận hành ngay trên thiết bị của "Chat with RTX" còn giúp chatbot này đánh bại ChatGPT ở nhiều khía cạnh khác nhau:
Với các dữ liệu riêng có trong thiết bị của bạn – bao gồm các tài liệu, video, và nhiều loại nội dung khác – bạn có thể huấn luyện một chatbot riêng cho mình, thay vì chia sẻ và dùng chung dữ liệu huấn luyện với những người khác.
Ưu thế vượt trội nhất chắc chắn là khả năng thực thi tác vụ. Các câu trả lời được đưa ra nhanh hơn nhiều so với khả năng xử lý trên đám mây. Tốc độ và hiệu năng xử lý chắc chắn sẽ là khía cạnh mà "Chat with RTX" dễ dàng đánh bại ChatGPT.
Tính năng nhận được câu trả lời từ YouTube: trong khi ChatGPT chỉ có khả năng truy cập hạn chế một số đường link, chatbot của NVIDIA thậm chí còn có thể truy cập YouTube và đưa ra câu trả lời liên quan đến nội dung trong clip. Công cụ này hỗ trợ nhiều định dạng file khác nhau và có sự hiểu biết sâu sắc về nội dung trong các clip.
Dữ liệu người dùng là mỏ vàng trong thời đại mới: với việc "Chat with RTX" có thể chạy offline ngay trên thiết bị, mà không cần đến kết nối internet, dữ liệu người dùng sẽ được lưu trữ ngay trên máy tính thay vì được chia sẻ với các nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Đây là điều mà ChatGPT không thể làm được.
Cá nhân hóa chatbot theo ý muốn của mình khi liên tục huấn luyện nó bằng các cập nhật của riêng mình
Hỗ trợ nhiều định dạng file khác nhau: đa dạng hơn ChatGPT, "Chat with RTX" hỗ trợ nhiều định dạng file khác nhau, bao gồm: .txt, .pdf, .doc, .docx, và .xml.
Tùy chỉnh chatbot: với phần mềm của NVIDIA, người dùng còn có thể tự tạo cho mình một chatbot tùy chỉnh riêng. Đây sẽ là tính năng rất cần thiết với các doanh nghiệp hoặc nhà phát triển khi họ có thể tự tạo một trợ lý ảo hữu dụng mà không phải lo lắng về việc rò rỉ dữ liệu ra bên ngoài.
Cho dù mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với ChatGPT, để sử dụng được "Chat with RTX", người dùng sẽ tốn khá nhiều chi phí cho việc sở hữu các GPU RTX đạt yêu cầu. Đây có thể là một rào cản đối với người dùng cá nhân hoặc các doanh nghiệp nhỏ. Bên cạnh đó, do hoạt động độc lập, chatbot của NVIDIA sẽ không được cập nhật dữ liệu và tính năng thường xuyên như ChatGPT.
Theo Genk
Giữa tháng 2 vừa qua, NVIDIA đã khiến người dùng bất ngờ khi giới thiệu chatbot AI của riêng mình có tên "Chat with RTX" – một ChatGPT có khả năng vận hành không cần internet khi chạy trực tiếp trên các máy tính Windows dùng GPU RTX 30 hoặc 40 series của công ty.
Theo NVIDIA, tất cả các GPU GeForce RTX 30 và 40 series với bộ nhớ ít nhất 8GB RAM đều hỗ trợ phần mềm này.
Việc chạy offline trên máy tính giúp người dùng cá nhân hóa được chatbot đó với các nội dung và lời nhắc riêng tư. Hơn thế nữa, việc vận hành và xử lý các ứng dụng ngay trên thiết bị thay vì gửi lên đám mây cũng giúp bảo vệ các dữ liệu nhạy cảm, làm chúng khó bị rò rỉ hơn khi được lưu trữ trên thiết bị.
Không chỉ bảo vệ quyền riêng tư, ưu thế về khả năng vận hành ngay trên thiết bị của "Chat with RTX" còn giúp chatbot này đánh bại ChatGPT ở nhiều khía cạnh khác nhau:
Với các dữ liệu riêng có trong thiết bị của bạn – bao gồm các tài liệu, video, và nhiều loại nội dung khác – bạn có thể huấn luyện một chatbot riêng cho mình, thay vì chia sẻ và dùng chung dữ liệu huấn luyện với những người khác.
Ưu thế vượt trội nhất chắc chắn là khả năng thực thi tác vụ. Các câu trả lời được đưa ra nhanh hơn nhiều so với khả năng xử lý trên đám mây. Tốc độ và hiệu năng xử lý chắc chắn sẽ là khía cạnh mà "Chat with RTX" dễ dàng đánh bại ChatGPT.
Tính năng nhận được câu trả lời từ YouTube: trong khi ChatGPT chỉ có khả năng truy cập hạn chế một số đường link, chatbot của NVIDIA thậm chí còn có thể truy cập YouTube và đưa ra câu trả lời liên quan đến nội dung trong clip. Công cụ này hỗ trợ nhiều định dạng file khác nhau và có sự hiểu biết sâu sắc về nội dung trong các clip.
Dữ liệu người dùng là mỏ vàng trong thời đại mới: với việc "Chat with RTX" có thể chạy offline ngay trên thiết bị, mà không cần đến kết nối internet, dữ liệu người dùng sẽ được lưu trữ ngay trên máy tính thay vì được chia sẻ với các nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Đây là điều mà ChatGPT không thể làm được.
Cá nhân hóa chatbot theo ý muốn của mình khi liên tục huấn luyện nó bằng các cập nhật của riêng mình
Hỗ trợ nhiều định dạng file khác nhau: đa dạng hơn ChatGPT, "Chat with RTX" hỗ trợ nhiều định dạng file khác nhau, bao gồm: .txt, .pdf, .doc, .docx, và .xml.
Tùy chỉnh chatbot: với phần mềm của NVIDIA, người dùng còn có thể tự tạo cho mình một chatbot tùy chỉnh riêng. Đây sẽ là tính năng rất cần thiết với các doanh nghiệp hoặc nhà phát triển khi họ có thể tự tạo một trợ lý ảo hữu dụng mà không phải lo lắng về việc rò rỉ dữ liệu ra bên ngoài.
Cho dù mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với ChatGPT, để sử dụng được "Chat with RTX", người dùng sẽ tốn khá nhiều chi phí cho việc sở hữu các GPU RTX đạt yêu cầu. Đây có thể là một rào cản đối với người dùng cá nhân hoặc các doanh nghiệp nhỏ. Bên cạnh đó, do hoạt động độc lập, chatbot của NVIDIA sẽ không được cập nhật dữ liệu và tính năng thường xuyên như ChatGPT.
Theo Genk