hahaharapid
Active Member
TTCT - Tôi là một người Việt xa quê hơn 10.000 cây số, đang sống tại Bruxelles, thủ đô nước Bỉ. Nhân kỷ niệm 65 năm thành lập nước, tôi xin kể cho độc giả TTCT câu chuyện của những công dân rất bình thường bộc lộ với một người Việt rất bình thường...
Một góc của Grande Place Bruxelles - căn nhà có hình con thiên nga ở mặt tiền là nơi Karl Marx đã viết Tuyên ngôn Đảng cộng sản, hoàn thành vào tháng 1-1848. Căn nhà nằm ngay Grande Place Bruxelles này là nơi hầu hết nguyên thủ và du khách thế giới đều ghé qua khi tới thủ đô nước Bỉ - Ảnh: ggpht.com
1. Sau khi các lực lượng nước ngoài đã thắng chế độ Taliban ở Afghanistan (năm 2001) và ở Iraq (2003), nhiều người Hồi giáo và Ả Rập gặp ở nơi công cộng hỏi tôi có phải là người Việt. Họ nói tiếp ngay: “Người Việt các ông đáng kính phục. Vì chỉ có các ông thắng nổi người Mỹ. Taliban và Saddam không chịu nổi một tháng”. Tôi chỉ biết cười và cảm ơn lời khen tặng.
2. Năm 2004, tôi không nhớ ngày tháng, có một người da trắng lạc đường giữa Bruxelles. Sau khi được tôi chỉ đường, ông ta hỏi tôi có phải người Việt không. Tôi đáp xong, người này ôm tôi và nói:
- Nước Mỹ nợ người Việt rất nhiều. Tôi là cựu chiến binh, có tham gia cuộc chiến tranh. Nhưng các chính phủ Mỹ không muốn thừa nhận món nợ quá lớn như vậy.
- Tôi đã nhiều lần thoát chết dưới bom đạn đến từ nước của ông. Nhưng đa số người Việt không thù oán gì người Mỹ cả, tôi cũng vậy.
- Thật kỳ lạ cho một dân tộc như các ông. Không thù hằn lâu năm. Nhiều đồng đội và tôi vẫn không thể nào quên những điều đã phải và lỡ làm ở nơi mà tôi thấy rất đẹp.
Sau vài phút suy nghĩ, tôi trả lời:
- Người Trung Quốc, người Nhật, người Pháp, người Mỹ, người Thái, người Hàn... đều có đến Việt Nam để gây chiến hoặc tham chiến, nếu thù hằn mãi thì nhìn cả thế giới là kẻ thù, cuối cùng thì sống với ai?
Người này đã rơi nước mắt.
3. Khoảng tháng 8-2007, có ba thanh niên nói tiếng Ý hỏi một con đường cách chỗ tôi 3km. Tôi vẽ đường trên giấy, vì ở trung tâm Bruxelles đường sá rất nhiều và khó định hướng. Hơn ba giờ sau, trên đường trở lại họ gặp tôi và nói:
- Ông đúng là người Việt.
- Tại sao?
- Vì chúng tôi là sử gia. Ngày nay, thế giới biết Pháp và Mỹ thua ở Việt Nam. Nhưng ít người biết rằng chỉ có người Việt đã thắng Mông Cổ và thắng ba lần. Chúng tôi đã hỏi hàng chục người trước khi đến ông nhưng chẳng có ai chỉ đúng đường. Tại sao ông lại tận tình với chúng tôi như vậy?
- Người dân chúng tôi đã được dạy từ thế kỷ 15 trong một bài gọi là Bài dạy xử thế do một người tạm gọi là thủ tướng (tôi muốn nói Gia huấn ca của Nguyễn Trãi vì rất khó dịch nguyên chữ tác phẩm và chức vụ của danh nhân này). Ông dạy phải chỉ đường cho người đi lạc. Hơn nữa có thể ông hỏi nhầm khách du lịch thì họ cũng không giúp được...
Mỗi ngày tôi có điều kiện được đọc khoảng 50 tờ báo đến từ trên mười nước khác nhau. Bắt đầu khoảng năm 1992, báo quốc tế đã đưa tin về thành tựu của chính sách “đổi mới” về kinh tế Việt Nam. Trong những năm 1990, mỗi khi báo chí thế giới nhắc đến Campuchia đều có chung một kiểu nói cho rằng năm 1979, Việt Nam đã xâm lấn láng giềng do quá mạnh về quân sự sau năm 1975.
Từ năm 2009 đến nay, có vẻ từ khi chuẩn bị phiên tòa quốc tế ở Campuchia để xử một số lãnh đạo còn lại của chế độ Pol Pot, nhiều báo từ Mỹ và châu Âu đã thay đổi cách nhìn và viết về vai trò của Việt Nam trong việc kết thúc “nạn diệt chủng” ở Campuchia.
Chỉ xin trích dịch một đoạn:
“Cách đây bốn mươi năm, trước khi Khmer Đỏ ra đời ở Campuchia, Đông Dương ngập trong máu lửa. Sau thất bại ở Điện Biên Phủ và kéo theo sự thất vọng tiếp tục thống trị Đông Dương, năm 1954 Pháp phải ký hiệp định Genève có nội dung sẽ tổng tuyển cử tự do ở Việt Nam nhằm thống nhất đất nước. Các thỏa hiệp này hoàn toàn bị phá vỡ khi người Mỹ thiết lập chế độ độc tài ở miền Nam Việt Nam. Chế độ ở miền Nam chỉ tồn tại được dựa vào sự can thiệp ngày càng gia tăng của người Mỹ.
Năm 1965, sau sự kiện được tưởng tượng và gọi là “Vụ vịnh Bắc bộ”, Mỹ đã mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Sự kiện này là một sự tấn công không hề xảy ra trong thực tế mà người Mỹ cho rằng miền Bắc Việt Nam đã vô cớ bắn vào tàu chiến Mỹ.
Sự tàn nhẫn của các cuộc giội bom hóa học và bom lửa napalm đã khiến sử gia quân sự Bemard Fall, ngay từ năm 1967, nghĩ rằng miền Nam sẽ không còn sự sống và rồi đất nước Việt Nam, như là một dân tộc có một lịch sử và một nền văn hóa có thể sẽ biến mất. Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ sau đó mở rộng chiến tranh trong khắp Đông Dương. Ở Campuchia, họ đã lật đổ chế độ ôn hòa nhưng có phần chuộng phương Tây của hoàng thân Sihanouk để đưa tay sai của họ là Lon Nol nắm quyền cai trị rất thô bạo từ năm 1970-1975.
Với sự giội bom ồ ạt và bắn phá, theo lời của Henry Kissinger, vào tất cả những gì bay trên trời và những gì động đậy dưới đất, người Mỹ đã nghiền nát các tế bào xã hội của nước Campuchia. Mọi tầng lớp nông dân bị dồn về Phnom Penh và các nông dân này trở nên cực đoan khi người Mỹ bắt buộc phải rời bỏ Đông Dương vào tháng 4-1975 và Khmer Đỏ nắm chính quyền ở Phnom Penh. Thế giới đều biết phần tiếp theo đau thương mà người Campuchia phải chịu từ 1975-1979. Nhưng người ta ít khi nhắc lại, lúc đó chính người Việt đã lật đổ chế độ giết người Khmer Đỏ. Nhưng người Việt đã không được ca ngợi sự “can thiệp nhân đạo” mà còn bị thêm nhiều thù oán từ phía Mỹ. Chỉ vì Mỹ áp dựng suy nghĩ lỗi thời: Kẻ thù của kẻ thù là bạn ta”.
(Trích bài báo “Khmer Đỏ, xa hơn sự ăn năn” trên nhật báo lớn nhất nước Bỉ Le Solr (Buổi Chiều) ngày 2-4-2010 của hai GS: Jean Bricmont, Đại học Công giáo Louvain và Anne Morelli, Đại học Tự do Bruxelles)
Tôi là một người học sử. Tôi cho rằng trong tất cả sự kiện lịch sử đã xảy ra, chỉ có một thực tế duy nhất. Nhưng tùy chỗ đứng của người làm sử học, sự thật duy nhất lắm khi bị bóp méo hoặc bôi đen, hoặc hóa trang...
Tôi chỉ muốn nói lên rằng 65 năm sau ngày 2-9, thế giới đã tự tìm hiểu và phát biểu sự thật về những cuộc chiến tranh mà người Việt chúng ta không lựa chọn nhưng lại biết cách kết thúc. Lắm khi người nước ngoài nói về sự thật của Việt Nam hay hơn người Việt nói.
Bruxelles, tháng 8-2010
PHAN VĨNH (Bruxelles)
http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/397643/Nuoc-Viet-nguoi-Viet-nhin-tu-Bruxelles.html
Một góc của Grande Place Bruxelles - căn nhà có hình con thiên nga ở mặt tiền là nơi Karl Marx đã viết Tuyên ngôn Đảng cộng sản, hoàn thành vào tháng 1-1848. Căn nhà nằm ngay Grande Place Bruxelles này là nơi hầu hết nguyên thủ và du khách thế giới đều ghé qua khi tới thủ đô nước Bỉ - Ảnh: ggpht.com
1. Sau khi các lực lượng nước ngoài đã thắng chế độ Taliban ở Afghanistan (năm 2001) và ở Iraq (2003), nhiều người Hồi giáo và Ả Rập gặp ở nơi công cộng hỏi tôi có phải là người Việt. Họ nói tiếp ngay: “Người Việt các ông đáng kính phục. Vì chỉ có các ông thắng nổi người Mỹ. Taliban và Saddam không chịu nổi một tháng”. Tôi chỉ biết cười và cảm ơn lời khen tặng.
2. Năm 2004, tôi không nhớ ngày tháng, có một người da trắng lạc đường giữa Bruxelles. Sau khi được tôi chỉ đường, ông ta hỏi tôi có phải người Việt không. Tôi đáp xong, người này ôm tôi và nói:
- Nước Mỹ nợ người Việt rất nhiều. Tôi là cựu chiến binh, có tham gia cuộc chiến tranh. Nhưng các chính phủ Mỹ không muốn thừa nhận món nợ quá lớn như vậy.
- Tôi đã nhiều lần thoát chết dưới bom đạn đến từ nước của ông. Nhưng đa số người Việt không thù oán gì người Mỹ cả, tôi cũng vậy.
- Thật kỳ lạ cho một dân tộc như các ông. Không thù hằn lâu năm. Nhiều đồng đội và tôi vẫn không thể nào quên những điều đã phải và lỡ làm ở nơi mà tôi thấy rất đẹp.
Sau vài phút suy nghĩ, tôi trả lời:
- Người Trung Quốc, người Nhật, người Pháp, người Mỹ, người Thái, người Hàn... đều có đến Việt Nam để gây chiến hoặc tham chiến, nếu thù hằn mãi thì nhìn cả thế giới là kẻ thù, cuối cùng thì sống với ai?
Người này đã rơi nước mắt.
3. Khoảng tháng 8-2007, có ba thanh niên nói tiếng Ý hỏi một con đường cách chỗ tôi 3km. Tôi vẽ đường trên giấy, vì ở trung tâm Bruxelles đường sá rất nhiều và khó định hướng. Hơn ba giờ sau, trên đường trở lại họ gặp tôi và nói:
- Ông đúng là người Việt.
- Tại sao?
- Vì chúng tôi là sử gia. Ngày nay, thế giới biết Pháp và Mỹ thua ở Việt Nam. Nhưng ít người biết rằng chỉ có người Việt đã thắng Mông Cổ và thắng ba lần. Chúng tôi đã hỏi hàng chục người trước khi đến ông nhưng chẳng có ai chỉ đúng đường. Tại sao ông lại tận tình với chúng tôi như vậy?
- Người dân chúng tôi đã được dạy từ thế kỷ 15 trong một bài gọi là Bài dạy xử thế do một người tạm gọi là thủ tướng (tôi muốn nói Gia huấn ca của Nguyễn Trãi vì rất khó dịch nguyên chữ tác phẩm và chức vụ của danh nhân này). Ông dạy phải chỉ đường cho người đi lạc. Hơn nữa có thể ông hỏi nhầm khách du lịch thì họ cũng không giúp được...
Mỗi ngày tôi có điều kiện được đọc khoảng 50 tờ báo đến từ trên mười nước khác nhau. Bắt đầu khoảng năm 1992, báo quốc tế đã đưa tin về thành tựu của chính sách “đổi mới” về kinh tế Việt Nam. Trong những năm 1990, mỗi khi báo chí thế giới nhắc đến Campuchia đều có chung một kiểu nói cho rằng năm 1979, Việt Nam đã xâm lấn láng giềng do quá mạnh về quân sự sau năm 1975.
Từ năm 2009 đến nay, có vẻ từ khi chuẩn bị phiên tòa quốc tế ở Campuchia để xử một số lãnh đạo còn lại của chế độ Pol Pot, nhiều báo từ Mỹ và châu Âu đã thay đổi cách nhìn và viết về vai trò của Việt Nam trong việc kết thúc “nạn diệt chủng” ở Campuchia.
Chỉ xin trích dịch một đoạn:
“Cách đây bốn mươi năm, trước khi Khmer Đỏ ra đời ở Campuchia, Đông Dương ngập trong máu lửa. Sau thất bại ở Điện Biên Phủ và kéo theo sự thất vọng tiếp tục thống trị Đông Dương, năm 1954 Pháp phải ký hiệp định Genève có nội dung sẽ tổng tuyển cử tự do ở Việt Nam nhằm thống nhất đất nước. Các thỏa hiệp này hoàn toàn bị phá vỡ khi người Mỹ thiết lập chế độ độc tài ở miền Nam Việt Nam. Chế độ ở miền Nam chỉ tồn tại được dựa vào sự can thiệp ngày càng gia tăng của người Mỹ.
Năm 1965, sau sự kiện được tưởng tượng và gọi là “Vụ vịnh Bắc bộ”, Mỹ đã mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Sự kiện này là một sự tấn công không hề xảy ra trong thực tế mà người Mỹ cho rằng miền Bắc Việt Nam đã vô cớ bắn vào tàu chiến Mỹ.
Sự tàn nhẫn của các cuộc giội bom hóa học và bom lửa napalm đã khiến sử gia quân sự Bemard Fall, ngay từ năm 1967, nghĩ rằng miền Nam sẽ không còn sự sống và rồi đất nước Việt Nam, như là một dân tộc có một lịch sử và một nền văn hóa có thể sẽ biến mất. Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ sau đó mở rộng chiến tranh trong khắp Đông Dương. Ở Campuchia, họ đã lật đổ chế độ ôn hòa nhưng có phần chuộng phương Tây của hoàng thân Sihanouk để đưa tay sai của họ là Lon Nol nắm quyền cai trị rất thô bạo từ năm 1970-1975.
Với sự giội bom ồ ạt và bắn phá, theo lời của Henry Kissinger, vào tất cả những gì bay trên trời và những gì động đậy dưới đất, người Mỹ đã nghiền nát các tế bào xã hội của nước Campuchia. Mọi tầng lớp nông dân bị dồn về Phnom Penh và các nông dân này trở nên cực đoan khi người Mỹ bắt buộc phải rời bỏ Đông Dương vào tháng 4-1975 và Khmer Đỏ nắm chính quyền ở Phnom Penh. Thế giới đều biết phần tiếp theo đau thương mà người Campuchia phải chịu từ 1975-1979. Nhưng người ta ít khi nhắc lại, lúc đó chính người Việt đã lật đổ chế độ giết người Khmer Đỏ. Nhưng người Việt đã không được ca ngợi sự “can thiệp nhân đạo” mà còn bị thêm nhiều thù oán từ phía Mỹ. Chỉ vì Mỹ áp dựng suy nghĩ lỗi thời: Kẻ thù của kẻ thù là bạn ta”.
(Trích bài báo “Khmer Đỏ, xa hơn sự ăn năn” trên nhật báo lớn nhất nước Bỉ Le Solr (Buổi Chiều) ngày 2-4-2010 của hai GS: Jean Bricmont, Đại học Công giáo Louvain và Anne Morelli, Đại học Tự do Bruxelles)
Tôi là một người học sử. Tôi cho rằng trong tất cả sự kiện lịch sử đã xảy ra, chỉ có một thực tế duy nhất. Nhưng tùy chỗ đứng của người làm sử học, sự thật duy nhất lắm khi bị bóp méo hoặc bôi đen, hoặc hóa trang...
Tôi chỉ muốn nói lên rằng 65 năm sau ngày 2-9, thế giới đã tự tìm hiểu và phát biểu sự thật về những cuộc chiến tranh mà người Việt chúng ta không lựa chọn nhưng lại biết cách kết thúc. Lắm khi người nước ngoài nói về sự thật của Việt Nam hay hơn người Việt nói.
Bruxelles, tháng 8-2010
PHAN VĨNH (Bruxelles)
http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/397643/Nuoc-Viet-nguoi-Viet-nhin-tu-Bruxelles.html