anmobile86
Banned
(Dân trí) - “Nói H1N1 là dịch lớn nhưng ở nước mình có thấy ai chết đâu. Khỏi phải tốn tiền mua khẩu trang, có thuốc chữa cả rồi”, đó là thái độ thờ ơ của một vị khách uống cà phê trên đường Cống Quỳnh, Quận 1, dù biết TPHCM đang là điểm nóng dịch cúm A/H1N1.
Công sở cảnh giác
Một ngày làm việc của các nhân viên Công ty Mai Thư (quận Phú Nhuận, TPHCM) bắt đầu từ việc đeo khẩu trang ngay ngắn để chống dịch cúm A/H1N1 - một thói quen hình thành khoảng một tuần nay và được đưa vào nội quy công ty.
Chị Mai Thư, Giám đốc công ty Mai Thư cho biết, mỗi ngày công ty đều cắt cử người phát khẩu trang cho nhân viên. Kể cả những anh chị em làm ở xí nghiệp thì con số này lên đến trên 20 người có sử dụng khẩu trang y tế trong khi làm việc.
Làm việc vẫn mang khẩu trang cho an toàn (Ảnh: Lê Phương)
Trong khi đó, các khách hàng của Phòng kinh doanh nhà, Công ty Phú Mỹ Hưng (quận 7, TPHCM) cũng đã quen dần với việc phải đeo khẩu trang ngay khi mở tấm cửa kính bước vào phòng liên hệ công việc.
Vừa đẩy cửa bước vào, ngay lập tức khách hàng sẽ được xịt thuốc lên hai lòng bàn tay để diệt khuẩn, tiếp theo đó là lời đề nghị nhã nhặn hãy mang khẩu trang vào. Trong sáng ngày 24/7/2009, chúng tôi quan sát thấy hầu như tất cả mọi khách hàng và nhân viên của phòng kinh doanh này đều mang khẩu trang y tế khi giao dịch với nhau.
Chưa quen mang khẩu trang nên có phần “lúng túng” (Ảnh: Lê Phương)
Theo lời một nhân viên thì quy định mang khẩu trang tại đây đã thực hiện được gần một tháng, khi mà có những ca nhiễm virus cúm A/H1N1 đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam và việc đeo khẩu trang này áp dụng cho bất kể ai khi bước vào phòng kinh doanh nhà.
Lí do được đưa ra là vì Phòng kinh doanh hàng ngày tiếp rất nhiều khách hàng mà đa số là người nước ngoài - đối tượng có khả năng mang mầm bệnh cao. Theo lời một nữ nhân viên thì lúc đầu khách hàng cũng hơi ngạc nhiên, nhưng sau quen dần và họ đều cảm thấy yên tâm hơn.
TPHCM hiện là điểm nóng của dịch cúm H1N1 bởi chỉ trong thời gian ngắn Sở Y tế đã phát hiện ra 4 ổ dịch tại các trường Ngô Thời Nhiệm, Nguyễn Khuyến, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc tế RMIT. Để đối phó với dịch bệnh các bệnh viện dã chiến đã được lập ra. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại nhiều học sinh, sinh viên đã rời các trường nói trên để về quê, mang theo mầm bệnh đến khắp các tỉnh thành lân cận.
Ngoài đường thờ ơ
Là điểm nóng của dịch cúm, nhưng nhiều người dân TPHCM tỏ ra khá thờ ơ với việc phòng chống cũng như tiếp nhận thông tin. Tất cả mọi sinh hoạt, ăn ở đi lại dường như không có sự biến đổi. Những chiếc khẩu trang y tế có tác dụng phòng tránh dịch lác đác mới thấy xuất hiện trên đường phố. Đa số mọi người đều dùng loại khẩu trang chống bụi bình thường, nhiều người chẳng cần đến cả khẩu trang chống bụi, vẫn điềm nhiên giao tiếp nơi công cộng.
Không ít người còn tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhắc đến cúm H1N1 đã lan rộng ra cộng đồng. Đa phần họ là những người lao động nghèo trình độ văn hóa thấp nên thiếu thông tin cũng như sự hiểu biết về đại dịch này.
Chủng loại đa dạng, phong phú, không khan hàng... nhưng các cửa hàng kinh doanh vẫn rất vắng khách (Ảnh: Vân Sơn)
Khi hỏi lý do tại sao không đeo khẩu trang phòng dịch, một bác xe ôm trên đường Nguyễn Thông, quận 3 cho biết: “Tôi ngồi bên lề đường đã gần 10 năm nay, suốt ngày bụi bặm mà có thấy bệnh dịch gì đâu… Đeo khẩu trang vào vướng lắm, nhưng nếu phải đeo khẩu trang y tế thì tiền đâu mà mua, nghe đâu đến cả mấy chục ngàn một cái đó”.
Anh Huỳnh Quốc Dũng, một vị khách đang ngồi uống cà phê trên đường Cống Quỳnh, quận 1, chia sẻ: “Mang khẩu trang chống cúm là một biện pháp rất tốt, nhưng làm sao để lúc nào cũng mang nó thì lại là chuyện khác. Khi nói chuyện có thể dùng khẩu trang nhưng khi ăn uống thì sao?”.
Anh Dũng hào hứng nói tiếp: “Nói H1N1 là dịch lớn nhưng ở nước mình có thấy ai chết đâu. Khỏi phải tốn tiền mua khẩu trang, có thuốc chữa cả rồi”.
Dường như đeo khẩu trang y tế vẫn là một việc rất lạ lẫm đối với nhiều người dân (Ảnh: Vân Sơn)
Rõ ràng thái độ và ý thức của người dân trong việc phòng chống dịch bệnh cho mình và cho mọi người như trên sẽ là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh thêm hoành hành.
Khẩu trang y tế chỉ bán cho trường học và doanh nghiệp
Khẩu trang y tế đang được bày bán rất phổ biến tại các nhà thuốc, cửa hàng dụng cụ y tế. Mẫu mã, chủng loại và giá cả cũng khá đa dạng, nhưng sức mua của thị trường trong thời gian bùng phát dịch vừa qua không có nhiều sự đột biến.
Tìm hiểu tại một số quầy thuốc trước các cổng bệnh viện Ung Bướu, Từ Dũ, Bệnh viện Huyết học và truyền máu, phần lớn khẩu trang y tế đã bán ra từ ngày xuất hiện dịch cúm H1N1 đều là do các công ty, doanh nghiệp, trường học… đặt mua.
Trao đổi với Dân trí, Dược sỹ Nguyễn Thị Ảnh, chủ cửa hàng Dụng cụ y khoa và Thẩm mỹ trên đường Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Chinh quận 1, cho biết: “Những ngày gần đây khi có tin dịch cúm lan rộng ra cộng đồng thì sức mua khẩu trang y tế tại cửa hàng tôi có nhỉnh lên đôi chút so với ngày thường. Người đến mua chủ yếu đều dùng để trang bị cho việc phòng dịch của các Công ty, trường học… thi thoảng mới có một vài người dân có con đi học hoặc người thân xuất ngoại tới mua”.
Cũng theo bà Ánh, loại khẩu trang y tế bán chạy nhất tại cửa hàng của bà là khẩu trang giấy bình thường dùng một ngày rồi bỏ, với giá 800 đồng/chiếc. Ngoài khẩu trang thì các dụng cụ y tế khác như nhiệt kế, nước sát trùng và găng tay bán khá chạy.
Giá một số mặt hàng khẩu trang y tế phổ biến hiện nay: Loại khẩu trang giấy bình thường sử dụng mỗi ngày một cái có giá bán lẻ từ 800-1.000 đồng/ 1 cái. Loại khẩu trang than giấy hoạt tính có giá từ 4.000-5.000 đồng. Loại than vải hoạt tính có giá từ 25.000-30.000 đồng. Loại than vải hoạt tính có mẫu mã, chất liệu thời trang có giá từ 30.000-45.000 đồng.
Hiếu Hiền - Lê Phương - Vân Sơn(http://dantri.com.vn/c20/s20-339410/nuoc-minh-da-co-ai-chet-dau.htm)
Công sở cảnh giác
Một ngày làm việc của các nhân viên Công ty Mai Thư (quận Phú Nhuận, TPHCM) bắt đầu từ việc đeo khẩu trang ngay ngắn để chống dịch cúm A/H1N1 - một thói quen hình thành khoảng một tuần nay và được đưa vào nội quy công ty.
Chị Mai Thư, Giám đốc công ty Mai Thư cho biết, mỗi ngày công ty đều cắt cử người phát khẩu trang cho nhân viên. Kể cả những anh chị em làm ở xí nghiệp thì con số này lên đến trên 20 người có sử dụng khẩu trang y tế trong khi làm việc.
Làm việc vẫn mang khẩu trang cho an toàn (Ảnh: Lê Phương)
Trong khi đó, các khách hàng của Phòng kinh doanh nhà, Công ty Phú Mỹ Hưng (quận 7, TPHCM) cũng đã quen dần với việc phải đeo khẩu trang ngay khi mở tấm cửa kính bước vào phòng liên hệ công việc.
Vừa đẩy cửa bước vào, ngay lập tức khách hàng sẽ được xịt thuốc lên hai lòng bàn tay để diệt khuẩn, tiếp theo đó là lời đề nghị nhã nhặn hãy mang khẩu trang vào. Trong sáng ngày 24/7/2009, chúng tôi quan sát thấy hầu như tất cả mọi khách hàng và nhân viên của phòng kinh doanh này đều mang khẩu trang y tế khi giao dịch với nhau.
Chưa quen mang khẩu trang nên có phần “lúng túng” (Ảnh: Lê Phương)
Theo lời một nhân viên thì quy định mang khẩu trang tại đây đã thực hiện được gần một tháng, khi mà có những ca nhiễm virus cúm A/H1N1 đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam và việc đeo khẩu trang này áp dụng cho bất kể ai khi bước vào phòng kinh doanh nhà.
Lí do được đưa ra là vì Phòng kinh doanh hàng ngày tiếp rất nhiều khách hàng mà đa số là người nước ngoài - đối tượng có khả năng mang mầm bệnh cao. Theo lời một nữ nhân viên thì lúc đầu khách hàng cũng hơi ngạc nhiên, nhưng sau quen dần và họ đều cảm thấy yên tâm hơn.
TPHCM hiện là điểm nóng của dịch cúm H1N1 bởi chỉ trong thời gian ngắn Sở Y tế đã phát hiện ra 4 ổ dịch tại các trường Ngô Thời Nhiệm, Nguyễn Khuyến, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc tế RMIT. Để đối phó với dịch bệnh các bệnh viện dã chiến đã được lập ra. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại nhiều học sinh, sinh viên đã rời các trường nói trên để về quê, mang theo mầm bệnh đến khắp các tỉnh thành lân cận.
Ngoài đường thờ ơ
Là điểm nóng của dịch cúm, nhưng nhiều người dân TPHCM tỏ ra khá thờ ơ với việc phòng chống cũng như tiếp nhận thông tin. Tất cả mọi sinh hoạt, ăn ở đi lại dường như không có sự biến đổi. Những chiếc khẩu trang y tế có tác dụng phòng tránh dịch lác đác mới thấy xuất hiện trên đường phố. Đa số mọi người đều dùng loại khẩu trang chống bụi bình thường, nhiều người chẳng cần đến cả khẩu trang chống bụi, vẫn điềm nhiên giao tiếp nơi công cộng.
Không ít người còn tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhắc đến cúm H1N1 đã lan rộng ra cộng đồng. Đa phần họ là những người lao động nghèo trình độ văn hóa thấp nên thiếu thông tin cũng như sự hiểu biết về đại dịch này.
Chủng loại đa dạng, phong phú, không khan hàng... nhưng các cửa hàng kinh doanh vẫn rất vắng khách (Ảnh: Vân Sơn)
Khi hỏi lý do tại sao không đeo khẩu trang phòng dịch, một bác xe ôm trên đường Nguyễn Thông, quận 3 cho biết: “Tôi ngồi bên lề đường đã gần 10 năm nay, suốt ngày bụi bặm mà có thấy bệnh dịch gì đâu… Đeo khẩu trang vào vướng lắm, nhưng nếu phải đeo khẩu trang y tế thì tiền đâu mà mua, nghe đâu đến cả mấy chục ngàn một cái đó”.
Anh Huỳnh Quốc Dũng, một vị khách đang ngồi uống cà phê trên đường Cống Quỳnh, quận 1, chia sẻ: “Mang khẩu trang chống cúm là một biện pháp rất tốt, nhưng làm sao để lúc nào cũng mang nó thì lại là chuyện khác. Khi nói chuyện có thể dùng khẩu trang nhưng khi ăn uống thì sao?”.
Anh Dũng hào hứng nói tiếp: “Nói H1N1 là dịch lớn nhưng ở nước mình có thấy ai chết đâu. Khỏi phải tốn tiền mua khẩu trang, có thuốc chữa cả rồi”.
Dường như đeo khẩu trang y tế vẫn là một việc rất lạ lẫm đối với nhiều người dân (Ảnh: Vân Sơn)
Rõ ràng thái độ và ý thức của người dân trong việc phòng chống dịch bệnh cho mình và cho mọi người như trên sẽ là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh thêm hoành hành.
Khẩu trang y tế chỉ bán cho trường học và doanh nghiệp
Khẩu trang y tế đang được bày bán rất phổ biến tại các nhà thuốc, cửa hàng dụng cụ y tế. Mẫu mã, chủng loại và giá cả cũng khá đa dạng, nhưng sức mua của thị trường trong thời gian bùng phát dịch vừa qua không có nhiều sự đột biến.
Tìm hiểu tại một số quầy thuốc trước các cổng bệnh viện Ung Bướu, Từ Dũ, Bệnh viện Huyết học và truyền máu, phần lớn khẩu trang y tế đã bán ra từ ngày xuất hiện dịch cúm H1N1 đều là do các công ty, doanh nghiệp, trường học… đặt mua.
Trao đổi với Dân trí, Dược sỹ Nguyễn Thị Ảnh, chủ cửa hàng Dụng cụ y khoa và Thẩm mỹ trên đường Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Chinh quận 1, cho biết: “Những ngày gần đây khi có tin dịch cúm lan rộng ra cộng đồng thì sức mua khẩu trang y tế tại cửa hàng tôi có nhỉnh lên đôi chút so với ngày thường. Người đến mua chủ yếu đều dùng để trang bị cho việc phòng dịch của các Công ty, trường học… thi thoảng mới có một vài người dân có con đi học hoặc người thân xuất ngoại tới mua”.
Cũng theo bà Ánh, loại khẩu trang y tế bán chạy nhất tại cửa hàng của bà là khẩu trang giấy bình thường dùng một ngày rồi bỏ, với giá 800 đồng/chiếc. Ngoài khẩu trang thì các dụng cụ y tế khác như nhiệt kế, nước sát trùng và găng tay bán khá chạy.
Giá một số mặt hàng khẩu trang y tế phổ biến hiện nay: Loại khẩu trang giấy bình thường sử dụng mỗi ngày một cái có giá bán lẻ từ 800-1.000 đồng/ 1 cái. Loại khẩu trang than giấy hoạt tính có giá từ 4.000-5.000 đồng. Loại than vải hoạt tính có giá từ 25.000-30.000 đồng. Loại than vải hoạt tính có mẫu mã, chất liệu thời trang có giá từ 30.000-45.000 đồng.
Hiếu Hiền - Lê Phương - Vân Sơn(http://dantri.com.vn/c20/s20-339410/nuoc-minh-da-co-ai-chet-dau.htm)