Đà suy giảm chấm dứt và tình hình kinh doanh bắt đầu hồi phục.
Hãng thiết bị viễn thông Phần Lan Nokia vừa thông báo lợi nhuận hoạt động quý III tăng gần 10%, cải thiện so với mức giảm 30% quý trước đó. Đây được coi là dấu hiệu tích cực sau nhiều năm hãng hoạt động yếu kém, trước sự cạnh tranh quá lớn từ các đối thủ.
Cụ thể, Nokia cho biết thị trường Bắc Mỹ có dấu hiệu tăng trưởng sau nhiều năm yếu kém, qua đó giúp lợi nhuận hoạt động quý III của hãng đạt 454 triệu euro (492 triệu USD), tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Thị trường Bắc Mỹ bắt đầu phát tín hiệu tốt. Chúng tôi đã có quý III tăng trưởng mạnh về hạ tầng mạng”, CEO Pekka Lundmark nói.
Dẫu vậy, thị phần của Nokia tại khu vực này gần đây lại đi xuống do để mất hợp đồng với các nhà mạng Verizon và AT&T. “Chúng tôi trải qua thời gian cực kỳ tồi tệ, song hiện tại, đà suy giảm chấm dứt và tình hình kinh doanh bắt đầu hồi phục. Đây là việc tốt, nhưng viễn thông sẽ không bao giờ là thị trường có tốc độ tăng trưởng khổng lồ nữa”, Lundmark nói thêm.
Trước đó, trong quý II, lợi nhuận hoạt động của Nokia giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái, về 423 triệu euro (462 triệu USD). Doanh thu ròng cũng giảm 18% về 4,47 tỷ euro - thấp nhất kể từ năm 2015. Để thúc đẩy tăng trưởng, hãng tập trung vào mảng quốc phòng và trung tâm dữ liệu, đồng thời chi 2,3 tỷ USD mua hãng sản xuất thiết bị mạng Infinera (Mỹ) hồi tháng 6.
“Tăng trưởng sẽ đến từ đây”, Lundmark nói và dự báo lợi nhuận hoạt động năm nay sẽ đạt 2,3-2,9 tỷ euro.
Nhu cầu từ khách hàng Ấn Độ, vốn giảm mạnh, bắt đầu có dấu hiệu nhích lên sau khi Nokia giành hợp đồng lớn với Vodafone Idea tháng trước. Hãng được kỳ vọng sẽ có thêm hợp đồng nữa từ Bharti Airtel.
Trước đó, để cắt giảm chi phí mạnh mẽ, Nokia sa thải tới 14.000 lao động. Hãng khi ấy đặt mục tiêu giảm 800-1,2 tỷ euro chi phí từ nay đến 2026.
Nokia là thương hiệu điện thoại nổi tiếng của Phần Lan có lịch sử 155 năm, bắt đầu từ một xưởng sản xuất giấy vào năm 1865. Vào năm 2007, thị phần mảng điện thoại di động của hãng chiếm đến 40% thế giới cho đến khi iPhone của Apple ra đời. Việc chậm đổi mới trước sự xuất hiện của các đối thủ đã khiến hãng phải trả giá.
Giám đốc điều hành Nokia Pekka Lundmark trước đó nói với phóng viên hãng tin Reuters trong một cuộc phỏng vấn: “Tình hình thị trường thực sự đầy thách thức và điều đó được chứng minh bằng thực tế là tại thị trường quan trọng nhất của chúng tôi - thị trường Bắc Mỹ, doanh thu thuần của Nokia đã giảm 40% trong quý”.
Nokia cho biết sẽ chuyển sang một trung tâm doanh nghiệp tinh gọn để tăng cường tập trung chiến lược, đồng thời đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Các đơn vị kinh doanh cũng sẽ được trao quyền tự chủ hơn.
Trong thời gian tới, Nokia có kế hoạch xem xét lộ trình tăng trưởng của các mảng kinh doanh khác nhau và xem xét các giải pháp thay thế. Theo các chuyên gia công nghệ, việc Nokia hướng tới tự động hóa nhà máy và trung tâm dữ liệu cũng sẽ chứng kiến họ cạnh tranh với các công ty công nghệ lớn, chẳng hạn như Microsoft (MSFT.O) và Amazon (AMZN.O).
Theo Genk
Hãng thiết bị viễn thông Phần Lan Nokia vừa thông báo lợi nhuận hoạt động quý III tăng gần 10%, cải thiện so với mức giảm 30% quý trước đó. Đây được coi là dấu hiệu tích cực sau nhiều năm hãng hoạt động yếu kém, trước sự cạnh tranh quá lớn từ các đối thủ.
Cụ thể, Nokia cho biết thị trường Bắc Mỹ có dấu hiệu tăng trưởng sau nhiều năm yếu kém, qua đó giúp lợi nhuận hoạt động quý III của hãng đạt 454 triệu euro (492 triệu USD), tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Thị trường Bắc Mỹ bắt đầu phát tín hiệu tốt. Chúng tôi đã có quý III tăng trưởng mạnh về hạ tầng mạng”, CEO Pekka Lundmark nói.
Dẫu vậy, thị phần của Nokia tại khu vực này gần đây lại đi xuống do để mất hợp đồng với các nhà mạng Verizon và AT&T. “Chúng tôi trải qua thời gian cực kỳ tồi tệ, song hiện tại, đà suy giảm chấm dứt và tình hình kinh doanh bắt đầu hồi phục. Đây là việc tốt, nhưng viễn thông sẽ không bao giờ là thị trường có tốc độ tăng trưởng khổng lồ nữa”, Lundmark nói thêm.
Trước đó, trong quý II, lợi nhuận hoạt động của Nokia giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái, về 423 triệu euro (462 triệu USD). Doanh thu ròng cũng giảm 18% về 4,47 tỷ euro - thấp nhất kể từ năm 2015. Để thúc đẩy tăng trưởng, hãng tập trung vào mảng quốc phòng và trung tâm dữ liệu, đồng thời chi 2,3 tỷ USD mua hãng sản xuất thiết bị mạng Infinera (Mỹ) hồi tháng 6.
“Tăng trưởng sẽ đến từ đây”, Lundmark nói và dự báo lợi nhuận hoạt động năm nay sẽ đạt 2,3-2,9 tỷ euro.
Nhu cầu từ khách hàng Ấn Độ, vốn giảm mạnh, bắt đầu có dấu hiệu nhích lên sau khi Nokia giành hợp đồng lớn với Vodafone Idea tháng trước. Hãng được kỳ vọng sẽ có thêm hợp đồng nữa từ Bharti Airtel.
Trước đó, để cắt giảm chi phí mạnh mẽ, Nokia sa thải tới 14.000 lao động. Hãng khi ấy đặt mục tiêu giảm 800-1,2 tỷ euro chi phí từ nay đến 2026.
Nokia là thương hiệu điện thoại nổi tiếng của Phần Lan có lịch sử 155 năm, bắt đầu từ một xưởng sản xuất giấy vào năm 1865. Vào năm 2007, thị phần mảng điện thoại di động của hãng chiếm đến 40% thế giới cho đến khi iPhone của Apple ra đời. Việc chậm đổi mới trước sự xuất hiện của các đối thủ đã khiến hãng phải trả giá.
Giám đốc điều hành Nokia Pekka Lundmark trước đó nói với phóng viên hãng tin Reuters trong một cuộc phỏng vấn: “Tình hình thị trường thực sự đầy thách thức và điều đó được chứng minh bằng thực tế là tại thị trường quan trọng nhất của chúng tôi - thị trường Bắc Mỹ, doanh thu thuần của Nokia đã giảm 40% trong quý”.
Nokia cho biết sẽ chuyển sang một trung tâm doanh nghiệp tinh gọn để tăng cường tập trung chiến lược, đồng thời đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Các đơn vị kinh doanh cũng sẽ được trao quyền tự chủ hơn.
Trong thời gian tới, Nokia có kế hoạch xem xét lộ trình tăng trưởng của các mảng kinh doanh khác nhau và xem xét các giải pháp thay thế. Theo các chuyên gia công nghệ, việc Nokia hướng tới tự động hóa nhà máy và trung tâm dữ liệu cũng sẽ chứng kiến họ cạnh tranh với các công ty công nghệ lớn, chẳng hạn như Microsoft (MSFT.O) và Amazon (AMZN.O).
Theo Genk