Có lẽ chưa khi nào người ta lại thấy Samsung phải "bối rối" trước các công nghệ màn hình như vậy. Hai đơn vị kinh doanh trong cùng tập đoàn đang đưa ra chiến lược mâu thuẫn lẫn nhau.
Tờ Business Korea cho biết, có một bầu tâm lý khủng hoảng đang lan rộng trong mảng kinh doanh màn hình hiển thị của Samsung Electronics. Đây là đơn vị chịu trách nhiệm chính cho sản phẩm truyền hình, ví dụ TV QLED đang dẫn đầu ở phân khúc cao cấp. Mặc dù đã vất vả thiết lập vị thế thống trị trên toàn cầu, nhưng các quan chức ở đây vẫn đang rất căng thẳng vì có thể họ sẽ mất quyền lèo lái hướng đi tương lai đối với sản phẩm truyền hình.
TV QLED sử dụng công nghệ QD-LCD của Samsung đang vượt OLED về doanh số
Thực vậy, tại thị trường này TV Samsung đang đi theo chiến lược kép: microLED và QD-LCD (triển khai trên dòng TV QLED cao cấp). Họ kỳ vọng sẽ xây dựng chỗ đứng cho QLED là tiêu chuẩn của ngành truyền hình, chống lại OLED được đối thủ LG ủng hộ. Trong khi TV QLED là dòng flagship hiện nay, công ty vẫn nỗ lực theo đuổi công nghệ mới microLED, đang trong quá trình phát triển.
Chiến lược này tỏ ra hiệu quả khi doanh số tích lũy của QLED vượt quá 5,4 triệu đơn vị kể từ 2017 đến nay. Công ty cũng vừa thông báo bán ra TV microLED, The Wall Luxury, cho các hộ gia đình vào tháng trước. Lộ trình mảng TV Samsung là đi từ QLED 4K/8K lên microLED. Loại TV mới có thể tùy chọn độ phân giải từ 2K đến 8K, kích thước từ 73 đến 292 inch, nhờ thiết kế module giống màn hình LED quảng cáo, hội trường.
Trong khi mảng TV thúc đẩy QLED và microLED, mảng màn hình lại đi theo OLED, gây nên mâu thuẫn chiến lược trong nội bộ Samsung
Tuy vậy, Samsung Display là nhánh riêng trong tập đoàn lại không có cùng suy nghĩ. Mảng TV tuyên bố bỏ qua công nghệ OLED để đi đến microLED, tin rằng QD-LCD trên TV QLED là công nghệ phù hợp với thời điểm hiện tại hơn vì không lo vấn đề burn-in. Nhưng mảng màn hình lại quyết định chọn OLED làm tương lai của mình. Tại sự kiện diễn ra ở nhà máy Asan, đầy đủ sự có mặt của tổng thống Hàn Quốc lẫn ‘thái tử Samsung,' Samsung Display chính thức công bố kế hoạch rót 11 tỷ USD cho công nghệ QD-OLED (Blue OLED kết hợp chấm lượng tử) đến 2025.
Công ty sẽ dừng sản xuất các dây chuyền LCD ở đây và bán thanh lý, sau đó lắp đặt loạt dây chuyền sản xuất màn hình OLED. Họ cũng sẽ đầu tư nhiều tiền để nghiên cứu vật liệu chấm lượng tử, cải thiện khả năng phát quang quang của chúng. Samsung Display sẽ chỉ còn duy trì một dây chuyền sản xuất LCD ở Trung Quốc, góp vốn với hãng CSoT thuộc tập đoàn TCL. Trong kế hoạch chuyển đổi từ LCD sang QD-OLED, họ sẽ giảm dần công suất tấm nền LCD dành cho TV. Thậm chí tiến đến mô hình kinh doanh thuần OLED tương tự LG Display đang hướng tới.
Quan chức chính phủ Hàn Quốc và tập đoàn Samsung gặp gỡ trong sự kiện của Samsung Display ngày hôm nay (10/10)
Với sự mâu thuẫn này, nhiều khả năng bộ phận màn hình sẽ chiếm ưu thế trong việc phát triển công nghệ TV tương lai của Samsung. Chính Phó chủ tịch Lee cũng tỏ ra ưu ái kế hoạch của Samsung Display. Một quan chức trong Samsung Display tự tin cho rằng cuối cùng, ảnh hưởng của mảng truyền hình sẽ giảm dần và TV Samsung sau này sẽ đi theo kế hoạch của họ. Bộ phận truyền hình sẽ chỉ còn phụ trách về công nghệ microLED trong tương lai.
Khi Samsung Display bạo chi cho công nghệ OLED, phía bộ phận kia vẫn khẳng định theo đuổi kinh doanh microLED. Trở ngại lớn nhất họ phải đối mặt là công nghệ này vẫn còn đang ở dạng sơ khai, chưa hoàn thiện quy trình sản xuất trên quy mô hàng loạt, chi phí vẫn còn rất cao và năng suất thấp. Mỗi đơn vị sản phẩm bây giờ bán ra có giá lên đến vài trăm ngàn USD, quá tầm với đại đa số người dùng. Cần một khoảng thời gian rất dài nữa nó mới trở nên khả thi, có lẽ không dưới 10 năm.
Màn hình microLED thiết kế module có thể tùy chỉnh kích thước và độ phân giải, Sony đã lắp đặt một hệ thống 16K gần 800 inch ở Nhật Bản trong năm nay
Những gì mà Samsung Display đang tiến hành có thể phá vỡ kế hoạch của mảng truyền hình, có khả năng họ sẽ giành được ủng hộ để tác động đến lộ trình ra mắt sản phẩm như vị quan chức kia nói. Có thể đầu năm 2022, chính Samsung sẽ lại ra mắt TV OLED sử dụng tấm nền QD-OLED tự sản xuất, hòng cạnh tranh lại LG. Bởi sẽ thật kỳ cục nếu TV cao cấp của Samsung vẫn kiên trì với QLED dựa trên QD-LCD, còn microLED thì chưa đủ trưởng thành. Trong khi tấm nền OLED do Samsung Display chế tạo lại xuất hiện trên TV một hãng khác.
Dù muốn hay không, Samsung Display cũng đã đặt cược lớn vào OLED. Đơn vị kinh doanh truyền hình khó có thể từ chối sử dụng các tấm nền này, dù nó không đi theo chiến lược của họ đã đề ra. Lúc đó, có thể họ sẽ đưa QLED xuống phân khúc tầm trung, còn OLED thế vào phân khúc cao cấp cạnh tranh trực tiếp với các TV OLED từ Sony, LG, Panasonic. Trong khi vẫn duy trì các TV microLED ở phân khúc cao hơn, giá lên đến hàng tỷ đồng so với OLED chỉ vài trăm triệu.
Tờ Business Korea cho biết, có một bầu tâm lý khủng hoảng đang lan rộng trong mảng kinh doanh màn hình hiển thị của Samsung Electronics. Đây là đơn vị chịu trách nhiệm chính cho sản phẩm truyền hình, ví dụ TV QLED đang dẫn đầu ở phân khúc cao cấp. Mặc dù đã vất vả thiết lập vị thế thống trị trên toàn cầu, nhưng các quan chức ở đây vẫn đang rất căng thẳng vì có thể họ sẽ mất quyền lèo lái hướng đi tương lai đối với sản phẩm truyền hình.
TV QLED sử dụng công nghệ QD-LCD của Samsung đang vượt OLED về doanh số
Thực vậy, tại thị trường này TV Samsung đang đi theo chiến lược kép: microLED và QD-LCD (triển khai trên dòng TV QLED cao cấp). Họ kỳ vọng sẽ xây dựng chỗ đứng cho QLED là tiêu chuẩn của ngành truyền hình, chống lại OLED được đối thủ LG ủng hộ. Trong khi TV QLED là dòng flagship hiện nay, công ty vẫn nỗ lực theo đuổi công nghệ mới microLED, đang trong quá trình phát triển.
Chiến lược này tỏ ra hiệu quả khi doanh số tích lũy của QLED vượt quá 5,4 triệu đơn vị kể từ 2017 đến nay. Công ty cũng vừa thông báo bán ra TV microLED, The Wall Luxury, cho các hộ gia đình vào tháng trước. Lộ trình mảng TV Samsung là đi từ QLED 4K/8K lên microLED. Loại TV mới có thể tùy chọn độ phân giải từ 2K đến 8K, kích thước từ 73 đến 292 inch, nhờ thiết kế module giống màn hình LED quảng cáo, hội trường.
Trong khi mảng TV thúc đẩy QLED và microLED, mảng màn hình lại đi theo OLED, gây nên mâu thuẫn chiến lược trong nội bộ Samsung
Tuy vậy, Samsung Display là nhánh riêng trong tập đoàn lại không có cùng suy nghĩ. Mảng TV tuyên bố bỏ qua công nghệ OLED để đi đến microLED, tin rằng QD-LCD trên TV QLED là công nghệ phù hợp với thời điểm hiện tại hơn vì không lo vấn đề burn-in. Nhưng mảng màn hình lại quyết định chọn OLED làm tương lai của mình. Tại sự kiện diễn ra ở nhà máy Asan, đầy đủ sự có mặt của tổng thống Hàn Quốc lẫn ‘thái tử Samsung,' Samsung Display chính thức công bố kế hoạch rót 11 tỷ USD cho công nghệ QD-OLED (Blue OLED kết hợp chấm lượng tử) đến 2025.
Công ty sẽ dừng sản xuất các dây chuyền LCD ở đây và bán thanh lý, sau đó lắp đặt loạt dây chuyền sản xuất màn hình OLED. Họ cũng sẽ đầu tư nhiều tiền để nghiên cứu vật liệu chấm lượng tử, cải thiện khả năng phát quang quang của chúng. Samsung Display sẽ chỉ còn duy trì một dây chuyền sản xuất LCD ở Trung Quốc, góp vốn với hãng CSoT thuộc tập đoàn TCL. Trong kế hoạch chuyển đổi từ LCD sang QD-OLED, họ sẽ giảm dần công suất tấm nền LCD dành cho TV. Thậm chí tiến đến mô hình kinh doanh thuần OLED tương tự LG Display đang hướng tới.
Quan chức chính phủ Hàn Quốc và tập đoàn Samsung gặp gỡ trong sự kiện của Samsung Display ngày hôm nay (10/10)
Với sự mâu thuẫn này, nhiều khả năng bộ phận màn hình sẽ chiếm ưu thế trong việc phát triển công nghệ TV tương lai của Samsung. Chính Phó chủ tịch Lee cũng tỏ ra ưu ái kế hoạch của Samsung Display. Một quan chức trong Samsung Display tự tin cho rằng cuối cùng, ảnh hưởng của mảng truyền hình sẽ giảm dần và TV Samsung sau này sẽ đi theo kế hoạch của họ. Bộ phận truyền hình sẽ chỉ còn phụ trách về công nghệ microLED trong tương lai.
Khi Samsung Display bạo chi cho công nghệ OLED, phía bộ phận kia vẫn khẳng định theo đuổi kinh doanh microLED. Trở ngại lớn nhất họ phải đối mặt là công nghệ này vẫn còn đang ở dạng sơ khai, chưa hoàn thiện quy trình sản xuất trên quy mô hàng loạt, chi phí vẫn còn rất cao và năng suất thấp. Mỗi đơn vị sản phẩm bây giờ bán ra có giá lên đến vài trăm ngàn USD, quá tầm với đại đa số người dùng. Cần một khoảng thời gian rất dài nữa nó mới trở nên khả thi, có lẽ không dưới 10 năm.
Màn hình microLED thiết kế module có thể tùy chỉnh kích thước và độ phân giải, Sony đã lắp đặt một hệ thống 16K gần 800 inch ở Nhật Bản trong năm nay
Những gì mà Samsung Display đang tiến hành có thể phá vỡ kế hoạch của mảng truyền hình, có khả năng họ sẽ giành được ủng hộ để tác động đến lộ trình ra mắt sản phẩm như vị quan chức kia nói. Có thể đầu năm 2022, chính Samsung sẽ lại ra mắt TV OLED sử dụng tấm nền QD-OLED tự sản xuất, hòng cạnh tranh lại LG. Bởi sẽ thật kỳ cục nếu TV cao cấp của Samsung vẫn kiên trì với QLED dựa trên QD-LCD, còn microLED thì chưa đủ trưởng thành. Trong khi tấm nền OLED do Samsung Display chế tạo lại xuất hiện trên TV một hãng khác.
Dù muốn hay không, Samsung Display cũng đã đặt cược lớn vào OLED. Đơn vị kinh doanh truyền hình khó có thể từ chối sử dụng các tấm nền này, dù nó không đi theo chiến lược của họ đã đề ra. Lúc đó, có thể họ sẽ đưa QLED xuống phân khúc tầm trung, còn OLED thế vào phân khúc cao cấp cạnh tranh trực tiếp với các TV OLED từ Sony, LG, Panasonic. Trong khi vẫn duy trì các TV microLED ở phân khúc cao hơn, giá lên đến hàng tỷ đồng so với OLED chỉ vài trăm triệu.
Theo Vn review